Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2022

Đại lạm phát 1970 sẽ sớm tái diễn ở Mỹ?

Những gì hiện nay trên thê giới và ở nước Mỹ cũng như ở VN cho thấy có đầy đủ dấu hiệu của một thời kỳ lạm phát mới kéo dài khoảng 10 năm. Cụ thể nhất là các chính sách tài chính và tiền tệ siêu rộng đã và đang được áp tràn lan, sự đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu, tình trạng khan hiếm năng lượng và lao động do ảnh hưởng của những chính sách kiểm soát khi sống chung với Covid, nhu cầu cải thiện môi trường và chống biến đổi khí hậu. Tất cả đều cho thấy nguy cơ lạm phát cao và kéo dài là có thật. Đó là chưa tính tới xung đột quân sự lớn trên thế giới có thể xảy ra bất cứ lúc nào, như xung đột Nga- Ukraine, Trung Quốc - Đài Loan, Iran - Israel... Chúng là những xúc tác giống đổ dầu vào ngọn lửa lạm phát đang dâng cao.
Đại lạm phát 1970 sẽ sớm tái diễn ở Mỹ?
Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 12 tại Mỹ đã đạt ngưỡng 7%. Khủng hoảng chuỗi cung ứng tiếp tục đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Chính sách tiền tệ được nới lỏng trong thời gian dài, chính sách tài khóa mất kiểm soát. Tất cả đều tương đồng với thời kỳ Đại lạm phát những năm 1970 tại Mỹ. Liệu tới đây nước Mỹ có phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng lạm phát mới?

1) Mức lạm phát đáng lo ngại của Mỹ
Cục Thống kê Lao động, cơ quan quản lý tất cả những dữ liệu quan trọng về việc làm và giá cả của Mỹ, đã công bố mức lạm phát theo CPI tại Mỹ trong tháng 12/2021 là 7%. Đó là tháng thứ 3 liên tiếp chỉ số này đạt trên 6%. Và là tháng thứ 8 liên tiếp đạt từ 5% trở lên.

Bạn có nhận ra xu hướng trong đó?

Chúng ta vẫn chưa nhìn thấy con số 2% lạm phát mục tiêu của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) kể từ khi giá cả hàng hóa tăng vọt khi nền kinh tế Mỹ bắt đầu phục hồi sau đại dịch.

Chúng ta rõ ràng là đang chứng kiến một điều gì đó mới.

Fed vẫn tin rằng các vấn đề về chuỗi cung ứng sẽ dịu bớt, từ đó giá cả hàng hóa và sản phẩm sẽ giảm xuống. Nhưng sự thật là, mức lạm phát này có thể là mức bình thường mới.

Mức lạm phát mục tiêu 2% của Fed đã tồn tại khá lâu. Vì Fed đã giữ lạm phát của Mỹ ở dưới mức mục tiêu đó trong một khoảng thời gian tương đối dài nên Fed giải thích rằng, giờ đây mức lạm phát có thể cao hơn trong một thời gian để cân bằng mọi thứ.

Đây là “suy nghĩ của Fed” dành cho quý vị: “Bạn đã có một đồng USD mạnh trong một thời gian dài, còn bây giờ giá cả sẽ cao hơn một chút. Đừng lo lắng, bạn sẽ ổn thôi".

Sự thật là chúng ta có thể đang phải đối mặt với một loại lạm phát khác hẳn và nó sẽ có tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tế.

2) Lạm phát kéo dài - Đại lạm phát 1970 tại Mỹ

Trong 40 năm qua, nước Mỹ đã đối mặt với cái được gọi là lạm phát "theo chu kỳ".

Đây là loại lạm phát xảy ra trong quá trình mở rộng và thu nhỏ của chu kỳ kinh doanh - một điều hoàn toàn bình thường và nằm trong dự tính trước. Phần lớn thời gian, lạm phát dao động đều đặn quanh mức 2% của Fed.

Nhưng có một loại lạm phát khác mà người tiêu dùng và nhà sản xuất đều không muốn đương đầu: Loại lạm phát kéo dài, xảy ra khi xuất hiện nhiều sự cố trong hệ thống kinh tế và tài chính.

Một ví dụ là vào những năm 1970. Tình hình khi đó tồi tệ đến mức được gọi là cuộc “Đại lạm phát”. Trên thực tế, Đại lạm phát thực sự bắt đầu vào giữa những năm 1960 và kéo dài cho đến giữa những năm 1980. Điều gì đã châm ngòi cho Đại lạm phát?

Điều đầu tiên phải kể đến là chính sách tài khóa tồi tệ của chính phủ. Khoản chi tiêu thâm hụt lớn của Tổng thống Johnson cho chương trình Xã hội vĩ đại (Great Society) và chiến tranh Việt Nam (với những khoản chi kéo dài đến những năm 1970) của ông đã khiến nước Mỹ rơi vào khủng hoảng lớn.

Theo sau đó là chính sách tiền tệ yếu kém. Bước vào cuộc bầu cử Tổng thống năm 1972, Tổng thống Nixon đã ra lệnh cho Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - người được ông lựa chọn rất cẩn thận - ông Arthur Burns, hạ thấp mức lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Tổng thống Nixon được cho là đã tuyên bố rằng: "Chúng ta có thể chấp nhận lạm phát nếu cần, nhưng chúng ta không thể chấp nhận tình trạng thất nghiệp".

Thị trường đã bị thao túng nhằm cố gắng kiểm soát tình hình kinh tế chung. Ông Nixon cũng áp đặt các biện pháp kiểm soát tiền lương và giá cả, và điều này đã đẩy giá cả tăng phi mã khi các biện pháp kể trên được gỡ bỏ.

Cuối cùng, 2 gián đoạn lớn trong chuỗi cung ứng dầu (lệnh cấm vận của Ảrập Xêút năm 1973 và sự lật đổ vua Shah của Iran vào năm 1979) dẫn đến việc hạn chế nguồn cung và tăng giá năng lượng.

Những tình huống trên không nằm trong chu kỳ kinh doanh thông thường.

Giá cả đã biến động dữ dội với việc lạm phát đạt tới hai con số trong nhiều năm; và tình hình hiện nay tại Mỹ có vẻ rất giống với những năm 70.

3) Liệu nước Mỹ tới đây có phải đối mặt với khủng hoảng lạm phát?

Nếu nhìn vào tình hình hiện tại ở Mỹ, bạn sẽ thấy rất nhiều điều tương đồng với những năm 70.

Chính sách tiền tệ đã không còn lành mạnh. Fed đã hạ lãi suất về gần mức ZERO (lãi suất ở mức 0) và duy trì mức lãi suất đó trong 12 năm qua nhằm kiểm soát nền kinh tế.

Chính sách tài khóa của Mỹ đang trong tình trạng mất kiểm soát, theo đúng nghĩa đen. Các chương trình của chính phủ hiện có trị giá lên đến hàng nghìn tỷ USD — và điều này cũng không được quan tâm đúng mức. Chúng ta hãy thử nghĩ một chút. Vào năm 2008, ông Hank Paulson đã yêu cầu Quốc hội Mỹ duyệt chi 750 tỷ USD để cứu hệ thống tài chính toàn cầu đang sụp đổ và đó là một con số được coi là không thể tưởng tượng được!

​​Chuỗi cung ứng đang rối loạn, trong khi tình hình thực ra còn tệ hơn thế. Tình trạng khan hiếm một số sản phẩm đang khiến giá cả tăng cao ở khắp mọi nơi.

Và thị trường lao động đang tiếp tục vật lộn để trở lại được mức trước đại dịch. Điều này đã buộc người sử dụng lao động phải đưa ra mức lương cao hơn cùng với các biện pháp khuyến khích khác để thu hút người lao động — tất cả cuối cùng sẽ phản ánh lên mức giá mà người tiêu dùng phải trả cho sản phẩm.

Nền kinh tế hiện nay không còn trong trạng thái bình thường. Và điều đó có nghĩa là tình trạng lạm phát mà chúng ta đang phải đối mặt cũng không phải là bình thường.

Nói một cách khác, lạm phát là một vấn đề thực sự nghiêm trọng.

Tuy nhiên, khi lạm phát ở mức cao và có thể tăng cao hơn nữa, có một số lĩnh vực mà bạn vẫn có thể đặt hy vọng. Một trong số đó là lĩnh vực hàng tiêu dùng thiết yếu — đây là những thứ chúng ta phải mua hàng tuần. Và doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm này có xu hướng hoạt động tốt bất kể sự lên xuống của nền kinh tế. Ngoài ra, nguyên liệu thô cũng là một ngành an toàn để đầu tư.

Tác giả Bob Byrne được biết đến rộng rãi với tư cách là người viết bài thường xuyên cho TheStreet.com. Ông có kinh nghiệm giao dịch hàng tỷ USD trong hơn hai thập kỷ trên thị trường tài chính. Ông Byrne hiện là đồng tác giả bản tin đầu tư Bí mật Streetlight, một chương trình tập trung vào các công ty ít được chú ý và các cơ hội đầu tư thường bị phố Wall bỏ qua.

https://www.theepochtimes.com/a-whole-new-kind-of-inflation-is-coming-to-town_4226386.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét