Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2022

Hoan hô Hoa Kỳ tiếp tục bác bỏ yêu sách của TQ ở Biển Đông

Hoa Kỳ tiếp tục bác bỏ yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông
Hoan hô
Hoa Kỳ tiếp tục bác bỏ yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông
Được biết Cục Đại dương và Môi trường Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố báo cáo về các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, theo đó bác bỏ các yêu sách này. 
Đáng tiếc là một nước lớn, đóng vai trò quyết định về an ninh và ổn định thế giới và đã từng chủ trì phân chia lại lãnh thể thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2, nhưng Hoa Kỳ vẫn kiên quyết không xác định các lãnh thổ ở biển Đông thuộc nước nào và nên phân chia các lãnh thổ đó theo những nguyên tắc nào. Vì thế mâu thuẫn giữa các quốc gia liên quan sẽ còn kéo dài chưa biết đến khi nào mới chấm dứt.

Theo quan điểm của tôi, VN không nên hy vọng đấu tranh để có thể giành lại tất cả các đảo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thay vào đó nên có cái nhìn thực tiễn hơn là tích cực đàm phán đa phương với Mỹ và các nước phương Tây dẫn đầu và làm trọng tài để phân chia lại vùng biển đảo này, theo hướng mỗi nước có một số phần căn cứ vào lịch sử và các công ước, luật biển quốc tế. Chỉ khi đó chủ quyền của VN tại Biển Đông mới được xác lập chính thức, tức là được đông đảo dư luận quốc tế công nhận, ủng hộ. Đồng thời khi đó yêu sách đường lưỡi bò mới chính thức bị toàn thế giới bác bỏ.

Bốn loại yêu sách

Tin trên báo chí cho biết tài liệu dài 47 trang của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xem xét các luận cứ mà Bắc Kinh sử dụng để biện minh cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với lãnh thổ ở Biển Đông, biểu thị bằng tuyến đường chín đoạn.

Loại yêu sách đầu tiên liên quan đến chủ quyền đối với các thực thể hàng hải. Đó là hơn 100 thực thể chìm dưới nước khi triều cường. Theo chuẩn mực pháp lý quốc tế, những thực thể như vậy không thuộc chủ quyền của bất kỳ ai.

Điều thứ hai mà các đại diện Trung Quốc làm là vẽ ra cái gọi là đường cơ sở trực tiếp từ bờ biển của họ. Nhưng họ làm điều đó trái với mọi tiêu chí địa lý.

Thứ ba, Bắc Kinh xem xét tổng thể các nhóm đảo, định tính là vùng biển. Điều này cũng trái với luật biển.

Loại yêu sách thứ tư - cái gọi là «quyền lịch sử». Trong trường hợp này, nhà chức trách Trung Quốc viện dẫn những sự kiện không cụ thể, nhắc đến những thông tin rời rạc từ biên niên sử và nhật ký của những nhà du hành về các thực thể mà đôi khi khó gắn với bản đồ hiện đại.

Điểm yếu trong quan điểm Mỹ đối với Biển Đông hiện nay là gì "

Thứ nhất, kết luận chính được các chuyên gia Mỹ và chính quyền Mỹ công bố là: "Lỗ hổng lớn và tổng thể của các yêu sách hàng hải của TQ là tính phi pháp trong tuyên bố của CHND Trung Hoa về chủ quyền hoặc dạng thức quyền tài phán đặc biệt nào đối với phần lớn Biển Đông" - tài liệu viết.

Kết luận này dựa trên cơ sở các văn bản hiện hành của pháp lý quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Nhưng nghịch lý là ở chỗ cho đến nay Hoa Kỳ vẫn chưa phê chuẩn nhiều văn kiện này và do đó việc viện dẫn nó dù bằng cách nào cũng là thiếu thuyết phục.

Điểm yếu thứ hai trong quan điểm của phía Hoa Kỳ là khi phủ nhận quyền của Trung Quốc đối với các đảo, các tác giả của báo cáo cũng không công nhận các đảo này thuộc về quốc gia nào trong khu vực. Nhưng đây là dạng quan điểm truyền thống của Nhà Trắng - không công nhận chủ quyền của bất kỳ nước nào đối với các đảo này (kể cả các đối tác của Hoa Kỳ như Philippines, Indonesia, Việt Nam).

Các quyết định của Hội nghị Quốc tế tại San Francisco năm 1951 cũng bộc lộ nhược điểm tương tự. Các phán quyết của hội nghị do phái đoàn Hoa Kỳ chuẩn bị, phân định rằng Nhật Bản cần trả lại tất cả các đảo bị chiếm trong Thế chiến II, còn cụ thể trả lại cho ai thì không nói. Người Nhật đã rời khỏi quần đảo, mà tranh chấp về quyền sở hữu các đảo này thì vẫn tiếp nối cho đến tận hôm nay và chưa thể dự báo đến bao giờ mới tới hồi kết.
----------------------

Việt Nam nói ghi nhận báo cáo của Mỹ về tranh chấp ở Biển Đông
RFA 2022.01.14

Hình minh hoạ: Hình chụp vệ tinh đá Vành Khăn (quần đảo Trường Sa) nơi xuất hiện nhiều tàu nạo vét của Trung Quốc vào tháng 5/2015   Reuters

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng vào ngày 14/1 nói với báo giới rằng Hà Nội ghi nhận việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo số 150 về các ranh giới biển.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn phát biểu của Bà Lê Thị Thu Hằng như vừa nêu nhân dịp phía Hoa Kỳ có báo cáo liên quan tranh chấp tại Biển Đông. Bà Hằng nói Việt Nam một lần nữa đề nghị các bên liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông. Bên cạnh đó các bên cần tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, có đóng góp tích cực và thực chất nhằm duy trì hòa bình, ổn định, bảo vệ an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, tính toàn vẹn của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Hôm 12/1 Cục Đại dương, Môi trường Quốc tế và Các vấn đề khoa học thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báo cáo mới bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông bao gồm cả đòi hỏi về vùng nước lịch sử mà Bắc Kinh vẫn áp dụng đối với đường đứt khúc chín đoạn chiếm đến gần 90% diện tích Biển Đông.

Báo cáo có tên gọi “Limits of the Seas”, tạm dịch là “Các giới hạn trên biển”, dài 47 trang bao gồm cả bản tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng Trung Quốc.

Báo cáo xem xét bốn loại yêu sách hàng hải ở Biển Đông của Trung Quốc bao gồm yêu sách chủ quyền đối với các thực thể trên biển, đường cơ sở thẳng, các vùng biển và các quyền lịch sử.

Về yêu sách chủ quyền đối với các thực thể trên biển, Trung Quốc hiện có yêu sách chủ quyền đối với hơn một trăm thực thể ở Biển Đông bao gồm cả những thực thể chìm dưới mặt biển và năm ngoài giới hạn hợp pháp của lãnh hải của bất kỳ quốc gia nào.

Báo cáo kết luận: “Những yêu sách như vậy không phù hợp với luật pháp quốc tế, theo đó các thực thể chìm không phải là đối tượng của một yêu sách chủ quyền hợp pháp hoặc không có khả năng tạo ra các vùng biển như lãnh hải.”

Về đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc áp dụng đối với bốn nhóm đảo mà Bắc Kinh đòi chủ quyền gồm Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa, báo cáo kết luận không có nhóm đảo nào trong số này đáp ứng các tiêu chí địa lý cho việc sử dụng các đường cơ sở thẳng theo Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS).

Trung Quốc đơn phương vạch ra đường đứt khúc chín đoạn tại Biển Đông và tuyên bố gần 90% vùng nước trong đường đó. Tòa Trọng tại Thường trực PCA vào tháng 7/2016 ra phán quyết đường đứt khúc chín đoạn đó không có giá trị cả về pháp lý lẫn lịch sử.

Bắc Kinh tuyên bố không chấp nhận phán quyết của PCA và ngày càng có nhiều hành động lấn lướt tại Biển Đông. Hoa Kỳ và các nước như Nhật, Pháp, Anh, Đức, Úc, Ấn Độ … cùng có những phản ứng đối với sự quyết đoán bành trướng của Trung Quốc tại khu vực này.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-responds-to-us-s-report-about-scs-claims-by-china-01142022142140.html.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét