Thứ Hai, 3 tháng 1, 2022

'Chặng bay phục hồi' đầy bất ổn của Vietnam Airlines

Rất may Vietnam Airlines (VNA) vừa được Air Lease Corporation (ALC) ký kết thỏa thuận tái cơ cấu toàn diện liên quan đến việc thuê 18 máy bay cũng như xem xét lại các điều khoản thuê máy bay dựa trên diễn biến phục hồi kinh tế và hàng không ở Việt Nam và Đông Nam Á theo hướng giảm giá trực tiếp tiền thuê máy bay trong toàn bộ thời hạn còn lại của hợp đồng hiện tại (khoảng 420 triệu USD) và cắt giảm nghĩa vụ thanh toán tiền thuê thông qua việc hủy, lùi lịch nhận các máy bay mới (hơn 600 triệu USD) cho Vietnam Airlines. ALC là một trong những công ty cho thuê máy bay lớn nhất thế giới với hơn 450 máy bay cho thuê trên toàn cầu. ALC hiện là đối tác cho thuê máy bay lớn nhất của VNA. Tuy may mắn được nước ngoài hỗ trợ, nhưng VNA vẫn đang phải đối phó với rất nhiều khó khăn tài chính khác, và chắc chắn người dân sẽ phải đóng thêm tiền thuế để nuôi doanh nghiệp nhà nước kinh doanh độc quyền nhưng thường xuyên thua lỗ này.
'Chặng bay phục hồi' đầy bất ổn của Vietnam Airlines
31/12/2021 - Việc Vietnam Airlines có thể sẽ tiếp tục lỗ trong các năm 2022 và 2023 sẽ khiến cổ phiếu không đủ tiêu chuẩn niêm yết trên sàn HOSE và phải chuyển giao dịch sang sàn UPCom.

Trong báo cáo mới đây về ngành hàng không, Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) kỳ vọng ngành hàng không sẽ phục hồi tích cực trong giai đoạn 2022-2026, khi các hạn chế di chuyển giảm dần trong phân khúc vận tải hành khách bằng đường hàng không và triển vọng các hạn chế vận tải hàng không trên toàn cầu giảm dần.

Tại Việt Nam, mảng vận tải hàng không quốc tế có khả năng phục hồi ổn định từ năm 2022 do Chính phủ đã phê duyệt việc nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ và du lịch hàng không có khả năng phục hồi khi nguồn khách chính của Việt Nam có tỷ lệ tiêm chủng cao.

Mặc dù được ra nhận định lạc quan cho ngành hàng không, song VCSC dự báo chặng đường phục hồi của Vietnam Airlines, hãng bay lớn nhất của Việt Nam sẽ còn dài và có khá nhiều bất ổn.

Làn sóng Covid-19 thứ 4 tại Việt Nam tiếp tục ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines trong nửa cuối năm 2021, do bùng phát dịch mạnh ở TP.HCM, được coi là trung tâm giao thông lớn của Việt Nam.

Theo số liệu từ Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam (CAAV), số lượng các chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines trong quý 3/2021 đã giảm 78% so với cùng kỳ. Mặc dù các chuyến bay nội địa đã được nối lại từ tháng 10/2021, tuy nhiên số lượng chuyến bay của Vietnam Airlines vẫn phục hồi chậm trong tháng 10 và tháng 11.

Báo cáo phân tích của VCSC dự báo Vietnam Airlines sẽ lỗ 707 tỷ đồng trong quý 4 và khoảng 12.500 tỷ đồng trong năm 2021, tương đương 115% mức lỗ của năm 2020 nhưng thấp hơn 33% so với dự báo trước đó, nhờ những tiến bộ tích cực trong việc cắt giảm chi phí cho thuê và bán máy bay để tiết giảm chi phí.

Trong năm 2022 và 2023, VCSC dự báo Vietnam Airlines sẽ tiếp tục thua lỗ lần lượt là 7.500 tỷ đồng và 1.400 tỷ đồng do mảng vận tải quốc tế chưa hồi phục hoàn toàn và hãng hàng không có tỷ lệ đòn bẩy hoạt động cao. Cổ đông của Vietnam Airlines cũng sẽ đối mặt với rủi ro pha loãng cổ phiếu do hãng hàng không có kế hoạch tăng vốn bổ sung.

Việc Vietnam Airlines có thể sẽ tiếp tục lỗ trong các năm 2022 và 2023 sẽ khiến cổ phiếu không còn đủ tiêu chuẩn niêm yết trên sàn HOSE do lỗ trong 3 năm liên tiếp. Mặc dù Vietnam Airlines đã đề xuất Chính phủ đưa ra một ngoại lệ đối với hãng hàng không nhưng vẫn chưa có sự chấp thuận chính thức nào. Do đó, VCSC vẫn nhận thấy rủi ro HVN sẽ phải chuyển giao dịch sang sàn UPCom vào năm 2023.

Về triển vọng của Vietnam Airlines trong thời gian tới, các phân tích của VCSC cho rằng con đường phục hồi của hãng bay này dự kiến sẽ vẫn còn dài. Với đòn bẩy hoạt động cao và khả năng định giá thấp do nhu cầu từ khách du lịch ưa chuộng vé máy bay giá rẻ dự kiến sẽ phục hồi nhanh hơn nhu cầu di chuyển cho công việc trong giai đoạn phục hồi ban đầu. Dựa trên kịch bản đó, Vietnam Airlines sẽ chỉ phục hồi lợi nhuận ở mức thấp bắt đầu từ năm 2024.

Tín hiệu tích cực nhất là gần đây, Vietnam Airlines và Air Lease Corporation (ALC) vừa ký thỏa thuận tái cơ cấu toàn diện liên quan đến việc thuê 18 tàu bay, gồm 12 tàu Airbus A321neo và 6 tàu Boeing B787-10 trong toàn bộ thời hạn còn lại của hợp đồng, cũng như xem xét lại các điều khoản thuê tàu bay.

Ước tính, ALC sẽ giảm giá trực tiếp tiền thuê tàu bay trong toàn bộ thời hạn còn lại của hợp đồng hiện tại (khoảng 420 triệu USD) và cắt giảm nghĩa vụ thanh toán tiền thuê thông qua việc hủy, lùi lịch nhận các tàu bay mới (hơn 600 triệu USD) cho Vietnam Airlines.

Với đội tàu bay lớn nhất Việt Nam gồm hơn 100 chiếc, Vietnam Airlines có chi phí tàu bay chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tổng chi phí. Đội tàu bay quy mô lớn, trong khi nhiều đường bay đều bị tạm dừng vì Covid-19, đã gây ra áp lực chi phí không nhỏ lên Vietnam Airlines. Do đó, tái cơ cấu đội tàu bay, cắt giảm chi phí là một trong mục tiêu chiến lược để hãng hàng không Quốc gia sớm vượt qua khủng hoảng Covid-19.

https://theleader.vn/chang-bay-phuc-hoi-day-bat-on-cua-vietnam-airlines-1640924216989.htm

Thỏa thuận 1 tỷ USD giúp Vietnam Airlines vượt qua đại dịch

Trần Anh -  16/12/2021 Với đội tàu bay lớn nhất Việt Nam gồm hơn 100 chiếc, Vietnam Airlines có chi phí tàu bay chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tổng chi phí. Việc tái cơ cấu đội tàu bay, cắt giảm chi phí là mục tiêu chiến lược để Vietnam Airlines sớm vượt qua khủng hoảng Covid-19.

Vietnam Airlines và Air Lease Corporation (ALC) vừa ký thỏa thuận tái cơ cấu toàn diện liên quan đến việc thuê 18 tàu bay, gồm 12 tàu Airbus A321neo và 6 tàu Boeing B787-10 trong toàn bộ thời hạn còn lại của hợp đồng, cũng như xem xét lại các điều khoản thuê tàu bay dựa trên diễn biến phục hồi kinh tế và hàng không ở Việt Nam và Đông Nam Á.

Với đội tàu bay lớn nhất Việt Nam gồm hơn 100 chiếc, Vietnam Airlines có chi phí tàu bay chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tổng chi phí. Đội tàu bay quy mô lớn, trong khi nhiều đường bay đều bị tạm dừng vì Covid-19, đã gây ra áp lực chi phí không nhỏ lên Vietnam Airlines. Do đó, tái cơ cấu đội tàu bay, cắt giảm chi phí là mục tiêu chiến lược để hãng Hàng không Quốc gia sớm vượt qua khủng hoảng Covid-19.


Báo điện tử Chính phủ cho biết, theo đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ALC sẽ giảm giá trực tiếp tiền thuê tàu bay trong toàn bộ thời hạn còn lại của hợp đồng hiện tại (khoảng 420 triệu USD) và cắt giảm nghĩa vụ thanh toán tiền thuê thông qua việc hủy, lùi lịch nhận các tàu bay mới (hơn 600 triệu USD) cho Vietnam Airlines.

Trong giai đoạn đại dịch, Vietnam Airlines đẩy mạnh các giải pháp tự thân với trọng điểm là gia tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu mức lỗ và các thiệt hại do đại dịch, hướng đến việc tối ưu hóa cấu trúc chi phí để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Chẳng hạn, hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã cho tháo toàn bộ ghế 7 máy bay là A350 và 787 và 6 máy bay A321 để vận chuyển hàng hóa thay vì hành khách. Hiện hãng đã khai thác hàng hóa đến hơn 30 điểm đến mới.


Bên cạnh đó, Vietnam Airlines cũng tìm kiếm cơ hội gia tăng doanh thu thông qua thực hiện các chuyến bay hồi hương, chờ chuyên gia…tiết kiệm chi phí, giảm thiểu mức lỗ và các thiệt hại do đại dịch. Tổng công ty cũng đẩy mạnh nhiều giải pháp tự thân khác như đàm phán giảm giá, giãn, hoãn các khoản thanh toán, tái cơ cấu các khoản vay...

Năm 2020, Vietnam Airlines đã cắt giảm được 5.129 tỷ đồng từ những nỗ lực tự thân, trong đó chi phí nhân công là 1.775 tỷ đồng. Năm nay, công ty dự kiến cắt giảm, tiết kiệm khoảng 6.000 tỷ đồng.

Với những giải pháp tự thân cũng như gói hỗ trợ từ Chính phủ, đại diện Vietnam Airlines cho biết mức lỗ cả năm nay sẽ thấp hơn kế hoạch đề ra tại đại hội thường niên là 12.907 tỷ đồng. Tổng công ty cũng hướng đến mục tiêu vốn chủ sở hữu dương trong năm 2021.

Tại ĐHCĐ mới đây, Ban lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết kế hoạch tái cơ cấu tổng thể do ảnh hưởng của dịch Covid-19 giai đoạn 2021-2025. Trong đó tái cơ cấu đội bay bao gồm giãn thời hạn thanh toán, lùi lịch nhận tàu bay mới và hủy một số hợp đông mua tàu bay chưa nhận. Hãng cũng có kế hoạch bán tàu bay cũ, bán và thuê lại máy bay thân hẹp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Vietnam Airlines sẽ tiếp tục tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu, đồng thời huy động từ các tổ chức tín dụng. Bên cạnh việc tái cơ cấu các khoản nợ hiện hữu để giảm áp lực tài chính. Đồng thời, chuyển nhượng, cổ phần hóa, bán bớt một số khoản đầu tư để tập trung vào lĩnh vực vận tải hàng không.

https://theleader.vn/thoa-thuan-1-ty-usd-giup-vietnam-airlines-vuot-qua-dai-dich-1639575264794.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét