Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020

WHO thừa nhận rằng Trump đã đúng

WHO thừa nhận rằng Trump đã đúng
WHO thừa nhận rằng Trump đã đúng, việc phong tỏa đang giết chết các quốc gia trên toàn thế giới. Hôm 12/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tweet về việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thừa nhận rằng "phong tỏa mang lại những tai hại nghiêm trọng".
WHO vốn đề xướng toàn cầu bắt chước cách “phong tỏa thành phố” của Đảng Cộng sản Trung Quốc để kiểm soát virus Corona Vũ Hán. Tuy nhiên gần đây họ đột ngột thay đổi quan điểm, kêu gọi ngừng phong tỏa vì điều này sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế và gia tăng nghèo đói.

Về vấn đề này, Tổng thống Trump, người luôn bày tỏ mong muốn đánh bại virus, đã nhanh chóng hồi đáp trên Twitter: “WHO vừa thừa nhận rằng tôi đã đúng” và kêu gọi chính quyền các bang nới lỏng hoặc dỡ bỏ các hạn chế phong tỏa chống dịch để tạo điều kiện cho Hoa Kỳ mở cửa nền kinh tế trở lại.

"Tổ chức Y tế Thế giới vừa thừa nhận rằng tôi đã đúng. Việc phong tỏa đang giết chết các quốc gia trên toàn thế giới. Cách điều trị không thể tồi tệ hơn chính bản thân vấn đề. Các Thống đốc Đảng Dân chủ, hãy mở cửa bang của các vị! Hãy mở cửa New York. Đây thực sự là một trận chiến dài hơi, nhưng cuối cùng họ đã làm điều đúng đắn!”, Tổng thống Trump viết trong một tweet hôm 12/10.

Trong vài tháng qua, Tổng thống Trump đã nhiều lần nhắc lại rằng, Hoa Kỳ sẽ không vì dịch bệnh bùng phát trở lại mà phong tỏa nền kinh tế một lần nữa, bởi vì điều này sẽ gây hại nhiều hơn là có lợi.

Sau khi phục hồi từ COVID-19, ông Trump không hề bị hù dọa hay tìm kiếm các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt hơn mà thay vào đó, ông đã tweet rằng ông "cảm thấy tốt", thậm chí còn tốt hơn 20 năm trước. Ông nói với công chúng rằng đừng sợ virus Corona Vũ Hán, đừng để nó thống trị cuộc sống của bạn.

WHO thừa nhận rằng "phong tỏa mang lại những tai hại nghiêm trọng"

Thời kỳ đại dịch mới bùng phát, hầu như ai ai cũng sợ hãi khi nhắc đến bệnh dịch, và hầu hết các quốc gia đều làm theo Trung Quốc - phong tỏa hoặc cách ly để kiểm soát dịch. Đặc biệt là Tổng giám đốc WHO Tedros đã rất ca ngợi các biện pháp phong tỏa của Trung Quốc.

Vào tháng Ba năm nay, khi nói về việc ‘phong tỏa thành phố’, ông Tedros cho biết: "Những biện pháp này là giải pháp tốt nhất để kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan. Đợi đến khi hạn chế được dỡ bỏ, dịch bệnh sẽ không quay trở lại nữa".

Ông Michael Ryan, Giám đốc Điều hành Kế hoạch Khẩn cấp Y tế Công cộng của WHO, cũng tuyên bố vào tháng Bảy rằng: "Chúng tôi đều hy vọng rằng các quốc gia tránh được tình trạng phong tỏa toàn quốc. Không ai muốn điều này xảy ra. Nhưng trong một số trường hợp, đây có thể là lựa chọn duy nhất".

Tuy nhiên, gần đây thái độ của WHO đã thay đổi 180 độ. Vào ngày 8/10, ông David Nabarro, Đặc phái viên của WHO về COVID-19, đã được tuần báo The Spectator của Anh phỏng vấn. Ông cho biết WHO không chủ trương coi việc phong tỏa là biện pháp chính để chống lại sự lây lan của virus Corona Vũ Hán.

"Các biện pháp phong tỏa sẽ chỉ gây ra một hậu quả, đó là làm cho người nghèo trở nên nghèo hơn. Bạn không bao giờ có thể đánh giá thấp hậu quả này". Ông nói rằng các biện pháp phong tỏa đã ảnh hưởng nặng nề đến tầng lớp nghèo khổ: "Chúng ta có thể sẽ phải chứng kiến cảnh số người nghèo khổ trên thế giới tăng gấp đôi vào năm tới, và cũng có thể phải chứng kiến số trẻ em suy dinh dưỡng tăng gấp đôi".

Ông David Nabarro, Đặc phái viên của WHO về COVID-19, nêu ví dụ nói rằng, các quốc gia phụ thuộc vào ngành du lịch bị ảnh hưởng rất nặng bởi các hạn chế và phong tỏa nghiêm ngặt. Các thiên đường tham quan du lịch như vùng biển Caribe và Đông Nam Á, bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng khi không có khách du lịch nghỉ dưỡng.

Ông cho rằng phương pháp phong tỏa thành phố chỉ nên thực hiện khi không còn giải pháp thay thế: "Chỉ trong trường hợp cần có thêm thời gian để sắp xếp, tổ chức lại, cân bằng lại nguồn lực và bảo vệ những nhân viên y tế đang kiệt sức, chúng tôi mới cho rằng việc phong tỏa là hợp lý. Nhưng nói chung, chúng tôi không muốn làm điều đó".

Ông Nabarro nói thêm: "Đây thực sự là một thảm họa toàn cầu khủng khiếp và đáng sợ. Vì vậy, chúng tôi đích thực là đang kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới: Ngừng sử dụng phong tỏa làm phương pháp kiểm soát (dịch bệnh) chủ yếu của các vị và phát triển một hệ thống kiểm soát tốt hơn nữa, cùng nhau hợp tác và học hỏi lẫn nhau, xin hãy nhớ rằng, phong tỏa chỉ có một hệ quả duy nhất nhưng bạn không được đánh giá thấp nó, đó là làm cho người nghèo càng thêm nghèo".

Nhiều nhà khoa học phản đối việc phong tỏa để phòng dịch

Khi virus Corona Vũ Hán lây lan thành đại dịch toàn cầu, hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều áp dụng chính sách phong tỏa, với hy vọng ngăn chặn sự lây lan của virus bằng cách hạn chế tiếp xúc cộng đồng, nhưng họ đã phải trả một cái giá rất đắt cho việc này.

Hiện nay, một số nhà khoa học và bác sĩ trên thế giới đã nhận ra rằng chính sách phong tỏa đang có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng trong cả thời gian ngắn hạn và dài hạn.

Các giáo sư y khoa và nhà thống kê sinh vật học đến từ một số trường đại học hàng đầu đã ký “Tuyên ngôn Great Barrington” (Great Barrington Declaration), ủng hộ việc bảo vệ nhóm người có nguy cơ nhiễm virus cao và khôi phục cuộc sống bình thường cho những người có nguy cơ nhiễm thấp.

Thụy Điển đã không áp dụng biện pháp phong tỏa toàn diện khi dịch bùng phát trở lại ở nhiều nước châu Âu, tuy nhiên số ca mắc mới và tử vong ở Thụy Điển lại có xu hướng giảm. Ông Anders Tegnell, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu của nước này, cho biết sở dĩ họ có thể ngăn chặn đại dịch bùng phát trở lại là vì Thụy Điển đã áp dụng chính sách chống dịch bền vững hơn, thay vì sao chép phương pháp cực đoan phong tỏa thành phố của Trung Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét