Lan man từ Thành Đô
Tạp bút Nguyễn Thị Hậu
Những ngày tôi ở Thành Đô có nghe ở nhà lùm xùm về chuyện đạo Thơ. Chỉ là một bài thơ mà còn cần sự thật, một việc đạo chữ còn cần xin lỗi, huống gì… Bỗng tự hỏi, bao giờ và bao nhiêu người quan tâm đến sự kiện “hội nghị Thành Đô 1990” mà nội dung của nó chưa được công bố? Một sự kiện nhằm “bình thường hóa” quan hệ giữa hai nước Việt – Trung nhưng đã 25 năm nay rất ít người biết đến. Cũng từ đó cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979, trận hải chiến Trường Sa 1988 hầu như không được nhắc tới cho đến khi xảy ra những sự kiện trên biển Đông gần đây.
Giao thông ở Thành Đô
1. Một thoáng Thành Đô.Có công việc nên tôi đến Thành Đô vào tháng 10 chớm thu – mùa đẹp nhất của Tứ Xuyên, nơi có những thắng cảnh nổi tiếng như Cửu Trại Câu, Lạc Sơn, Nga Mi… Ngay cả Thành Đô cũng nhiều di tích nổi tiếng và có Bảo tàng Tứ Xuyên rất thú vị. Thành Đô còn là trạm dừng quan trọng cho những người đi lên Tây Tạng hay từ đó về, trước khi đi nơi khác. Đi trên đường phố Thành Đô gặp nhiều khách du lịch, khách đoàn hầu hết là người Trung quốc, ít hơn là người Hàn, người Việt, còn khách Âu, Mỹ phần lớn đi du lịch ba lô.
Thành Đô là thành phố của tỉnh Tứ Xuyên, hình thành và phát triển từ hơn hai ngàn năm trước nhưng thực sự hiện đại “trẻ hóa” khoảng hai mươi lăm năm nay. Đến năm 2013 Thành Đô có khoảng 14 triệu dân và là trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Tây Nam Trung quốc. Cũng giống như nhiều thành phố khác Thành Đô xây dựng hạ tầng khá bài bản: đường xá rộng rãi mỗi bên có ba, bốn làn xe, có làn đường riêng cho xe bus, vỉa hè rộng rãi nhưng trừ những đoạn có bến xe bus hay ga metro dành toàn bộ cho người đi bộ, còn lại nhiều đoạn vỉa hè cho xe máy điện, xe đạp được chạy lên, là nơi đậu xe hơi (dừng lâu thì phải mất phí), do vậy tránh đường kẹt đường vào giờ cao điểm và cũng nâng cao hiệu quả của việc đầu tư lát vỉa hè bằng đá rất bền và sạch đẹp.
Đường xá ở Thành Đô có cả hầm chui và cầu vượt, tàu lửa cao tốc và rất nhiều xe hơi do Trung Quốc sản xuất gồm xe cá nhân và xe công cộng, ngoài ra trên đường còn có xe máy điện, xe đạp… đi theo làn dành riêng. Phát triển xe hơi cá nhân và phương tiện công cộng đã trở thành quy luật của nhiều thành phố lớn. Khác TP.HCM những giao lộ ở đây rộng thênh thang không hề có “bùng binh” (đảo giao thông) chiếm diện tích đường đi thêm kẹt xe mà điều tiết bằng vạch kẻ và nhiều tín hiệu đèn khác nhau cho xe chạy thẳng, rẽ phải, trái, người đi bộ…
Đèn đường thường khá lâu, trung bình 45 giây đến 90 giây, hàng xe dài kiên nhẫn chờ đợi, luôn có cảnh sát giao thông kịp thời phân luồng xe chạy. Không kể metro thì riêng xe bus đã có hơn 300 tuyến “phủ sóng” khắp thành phố và ngoại ô, nối liền các khu đô thị mới, giá rẻ, cứ 5,10 phút có một chuyến, dù cách trạm 5m phải dừng thì cũng không mở cửa lên xuống mà đợi vào đúng bến, nhờ vậy người chờ đứng đứng chỗ và tránh cảnh người lên xuống lòng đường lộn xộn.
Khắp thành phố chỗ nào cũng rợp cây xanh kể cả những khu đô thị mới, con đường mới. Phố xá sạch sẽ dù rất đông người qua lại, thùng rác đặt khắp nơi, ở trạm dừng, cả trên xe bus, xe đò… Nhà vệ sinh công cộng cũng vậy, có nơi thu phí nơi không nhưng đều có người trực dọn dẹp. Giáo dục ý thức thị dân đi cùng với việc tạo điều kiện cho họ thực hiện nếp sống đô thị, đồng thời phạt nghiêm những ai vi phạm (chặt một cành cây, xả rác hay vi phạm giao thông…), giải pháp đó luôn có tác dụng tích cực trong sinh hoạt ở đô thị, mang lại sự nền nếp trong giao thông đến giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
Ngoài đường phố có khá nhiều người đứng tuổi. Những công viên và di tích, danh thắng trong thành phố đều miễn phí cho người hưu trí, nơi nào cũng thấy người lớn tuổi ngồi từng nhóm trò chuyện, chơi cờ, tập thể dục hay múa theo nhạc loa vang vang… Xe bus cũng miễn phí cho người trên 60 tuổi. Gia đình ở thành phố thì ít người, con cái hầu như không sống cùng cha mẹ, các cháu đi học… nên ông bà rảnh rỗi đi chơi, lại không mất tiền, lại gặp bạn bè vui vẻ, thế nên người già chẳng cần quan tâm gì nhiều.
Khắp thành phố chỗ nào cũng rợp cây xanh kể cả những khu đô thị mới, con đường mới. Phố xá sạch sẽ dù rất đông người qua lại, thùng rác đặt khắp nơi, ở trạm dừng, cả trên xe bus, xe đò… Nhà vệ sinh công cộng cũng vậy, có nơi thu phí nơi không nhưng đều có người trực dọn dẹp. Giáo dục ý thức thị dân đi cùng với việc tạo điều kiện cho họ thực hiện nếp sống đô thị, đồng thời phạt nghiêm những ai vi phạm (chặt một cành cây, xả rác hay vi phạm giao thông…), giải pháp đó luôn có tác dụng tích cực trong sinh hoạt ở đô thị, mang lại sự nền nếp trong giao thông đến giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
Ngoài đường phố có khá nhiều người đứng tuổi. Những công viên và di tích, danh thắng trong thành phố đều miễn phí cho người hưu trí, nơi nào cũng thấy người lớn tuổi ngồi từng nhóm trò chuyện, chơi cờ, tập thể dục hay múa theo nhạc loa vang vang… Xe bus cũng miễn phí cho người trên 60 tuổi. Gia đình ở thành phố thì ít người, con cái hầu như không sống cùng cha mẹ, các cháu đi học… nên ông bà rảnh rỗi đi chơi, lại không mất tiền, lại gặp bạn bè vui vẻ, thế nên người già chẳng cần quan tâm gì nhiều.
Buổi tối tại các quảng trường, giao lộ lớn đều có màn hình phát thời sự của đài truyền hình, vậy nên không có internet cũng không sao… giới trẻ chỉ cần mạng của Trung Quốc là có thể nghe xem tìm kiếm nhiều thứ… Tất cả mang lại cho người dân thành phố cảm giác “đầy đủ” những nhu cầu vật chất thiết yếu, mà nhu cầu tinh thần thì đã có múa hát ngoài công viên, đi chùa chiền, đi tham quan, có nhạc C (China) pop, truyện ngôn tình… “Đất nước ta rộng lớn đi cả đời không hết”, ngày còn nhỏ tôi đọc câu này ở đâu đó trong một cuốn truyện của Trung quốc, có lẽ bây giờ người dân của họ vẫn nghĩ vậy, chỉ cần biết chuyện của mình sức đâu quan tâm đến chuyện nước khác! Những ngày ở đây có lẽ chỉ khách du lịch là “khổ sở” vì không vô được internet. May quá tôi có cậu học trò ở bên này lâu năm nên rành chuyện “trèo tường”, nhờ vậy còn vào mạng được.
Trung quốc nói chung và Thành Đô nói riêng rất biết khai thác văn hóa cho du lịch. Bất cứ gì họ cũng biến thành sản phẩm du lịch không chỉ là di sản văn hóa hay danh lam thắng cảnh. Trên đường đi từ Thành Đô đến Cửu Trại Câu, do dường chính bị tắc nên xe đò đi đường nhỏ qua làng quê của Thi tiên Lý Bạch (thời Đường). Từ trên đường cao nhìn xuống cánh đồng thấy nổi lên dòng chữ Hán rất lớn “Nơi sinh của Lý Bạch” trồng bằng cây cải hoa vàng trên nền cỏ xanh. Chỉ có vậy mà người ta ùn ùn đổ về chụp hình với dòng chữ này, rất nhiều đôi trẻ đến đây chụp hình đám cưới, cả làng thành khu du lịch.
Trung quốc nói chung và Thành Đô nói riêng rất biết khai thác văn hóa cho du lịch. Bất cứ gì họ cũng biến thành sản phẩm du lịch không chỉ là di sản văn hóa hay danh lam thắng cảnh. Trên đường đi từ Thành Đô đến Cửu Trại Câu, do dường chính bị tắc nên xe đò đi đường nhỏ qua làng quê của Thi tiên Lý Bạch (thời Đường). Từ trên đường cao nhìn xuống cánh đồng thấy nổi lên dòng chữ Hán rất lớn “Nơi sinh của Lý Bạch” trồng bằng cây cải hoa vàng trên nền cỏ xanh. Chỉ có vậy mà người ta ùn ùn đổ về chụp hình với dòng chữ này, rất nhiều đôi trẻ đến đây chụp hình đám cưới, cả làng thành khu du lịch.
Tại Thành Đô có một khu phố nhỏ được bảo tồn (và trùng tu khá nhiều), nơi này trước đây là khu buôn bán chính của thành phố, đầu đường có bức tượng đồng mấy người lái buôn cùng con ngựa thồ hàng, tấm biển ghi rõ “điểm đầu phía Nam của con đường tơ lụa”, bức tượng có nhiều chỗ bóng loáng do ai đi qua cũng xoa lên cầu mua may bán đắt. Một ngôi chùa cổ rộng mênh mông bên cạnh con đường làm phố đi bộ và ẩm thực vào chiều tối.
Vỉa hè và lòng đường được lát đá đôi chỗ xen vào những viên chạm hoa văn rất đẹp, các nắp cống đúc nhiều loại hoa văn, có dòng chữ thông tin về thành phố hay đoạn phố. Đoạn vỉa hè dọc con đường dẫn đến khu nhà của thi hào Đỗ Phủ (thời Đường) còn có những viên gạch lát chạm khắc những bài thơ của ông (ở nước mình chắc không có ai dám đưa sáng kiến khắc thơ Nguyễn Du để trên đường đi, sẽ bị “ném đá” ngay vì tội coi thường thi hào và thơ nói chung!).
Ở khu du lịch nào cũng đông nghìn nghịt những người, nhưng có lẽ chủ yếu là người Trung quốc nên không có nơi đổi tiền, ai không biết tiếng Trung thì thua vì ít người mua bán biết tiếng Anh. Thấy rõ một điều, du lịch Trung quốc phổ biến và đầu tiên là để phục vụ khách nội địa – điều mà Việt Nam chưa coi trọng. Không trách khách Việt Nam đổ sang du lịch Trung quốc, vừa nhiều nơi chốn tham quan, giá cả vừa phải, hàng hóa nhiều, lại được coi như “thượng đế”, chưa kể sở thích thói quen của phần đông người dân Việt cũng giống như người Trung, thường thích những nơi vui chơi giải trí và mua sắm, bây giờ có thêm sở thích chụp hình “tự sướng” nữa, đến đâu cũng thấy những chiếc gậy selfie giơ lên, chẳng ngắm nhìn cảnh đẹp mà ai cũng chỉ lo ngắm chính mình.
Thức ăn bình dân ở đây dễ ăn vì khẩu vị khá giống thức ăn Việt, trừ vài đặc sản Tứ Xuyên nhiều ớt khô, ớt bột – như món lẩu Tứ Xuyên nổi tiếng. Bình dân là món trứng xào cà chua, canh củ cải trắng, dưa leo xào thịt heo, ít có món cá. Bánh bao “màn thầu” to hơn nắm tay, ăn một cái no từ sáng tới tối. Ngay cạnh ngôi chùa ở phố đi bộ có quán ăn chay lớn như một thiền viện, trang trí nhã nhặn, món ăn cũng không đắt lắm. Buổi chiều cuối cùng ở Thành Đô trời trở gió lạnh, chúng tôi ghé vào quán chay gọi vài món nóng. Thức ăn trông ngon mắt được bày trong đĩa sứ rất đẹp, nhưng vừa thử một miếng thì ho sặc sụa: trời ơi món chay gì mà cay hết biết!
Đi trên đường phố Thành Đô thấy nhang nhác Hà Nội, có lẽ vì đa số dân chúng ở hai thành phố này nam phụ lão ấu ăn mặc giống nhau, nhất là vào ngày tiết trời trở lạnh? Một báo cáo về kinh tế cho biết hàng Trung Quốc nhập siêu, nhập lậu nhiều nhất vào Việt Nam ngoài thức ăn là quần áo, giày dép đồ dùng gia đình. Tại mấy trung tâm thương mại ở Thành Đô nhìn những cô cậu “thượng lưu” đang dùng “hàng hiệu” cũng có cái vẻ thỏa mãn như nhiều “đại gia” Việt. Chỉ có điều hàng TQ ở đây không quá rẻ vì chất lượng khá tốt, mẫu mã nhiều, “trăm hoa đua nở” nên dân chúng cũng chẳng cần gì hơn.
Cứ lẩn thẩn nghĩ ngợi, muốn “thoát Trung” kiểu gì thì cũng phải sản xuất đủ hàng tiêu dùng cho dân ta, hàng hóa nội địa cũng phải tốt chứ không chỉ hàng xuất khẩu. Thị trường hơn 90 triệu dân có phải là thị trường nhỏ không? Nếu dân mình còn chưa biết đến vẻ đẹp nước mình mà chỉ biết cảnh đẹp Trung quốc, hàng ngày còn phải dùng hàng Trung quốc từ cây tăm đến quần áo đến thức ăn thì “thoát” cách nào?!
2. Đường đi Cửu Trại Câu
Đây là một thắng cảnh nổi tiếng được mệnh danh là “thiên đường nơi hạ giới” - cách Thành Đô hơn 500km, phần lớn là đường đèo núi cheo leo. Từ bến xe trung tâm Thành Đô và từ Cửu Trại Câu từ 6g đến 9.30 sáng xe khách liên tục 5 phút một chuyến, đầy khách hay không cũng chạy đúng giờ. Xe sạch sẽ, tiện nghi, có wifi, chạy liên tục khoảng 12g thì đến nơi, dọc đường nghỉ hai lần 10 phút và một lần ăn trưa 20 phút. Tuy nhiên rất ít trạm dừng đàng hoàng rộng rãi như đường miền Tây Nam bộ ở Việt Nam. Chỉ ghé vào trạm xăng hay quán ăn cho khách đi vệ sinh miễn phí, nhưng khách thì đông mà nhà vệ sinh chỉ có 1,2 cái nam nữ chung nhau nên dân quanh đấy có “sáng kiến” tận dụng nhà vệ sinh trong nhà phục vụ khách, đó là một ngăn hẹp cạnh chuồng gia súc và kho trong gian nhà phụ, ngồi đó nghe heo bò kêu ngay bên cạnh, cầu tiêu không nước dội… Còn mấy nhà trọ hay khách sạn thì cho khách đi vệ sinh trong những phòng không có khách ở, sạch sẽ hơn chút, tất cả đều “thống nhất” thu phí 1 tệ/người. Dân du lịch phần lớn là người Trung quốc nên họ cũng khá tiết kiệm, nhiều người không muốn mất tiền nếu đã có nơi “miễn phí” nên cứ xếp hàng rồng rắn.
Quãng đường 12 giờ xe chạy bớt dài nhờ phong cảnh hai bên rất đẹp. Đường độc đạo men theo một bên là những ngọn núi một bên là con sông khi ẩn khi hiện khi nước chảy như thác khi lặng lẽ như hồ trên núi. Đường chỉ có hai làn xe chạy mà gần như xe nối nhau, xe khách xe hàng, thỉnh thoảng có xe máy điện, xe công nông… vậy mà không va quệt, cũng không thấy các bác tài bấm còi cáu gắt lấn đường, tốc độ xe luôn khoảng 50km/h chỉ khi gần về đến Thành Đô mới chạy tám, chín chục km. Hơn ngàn cây số đi về xe luôn chạy giữa những hàng cây được trồng ngay ngắn và rừng núi xanh rì đang ngả sang màu vàng mùa thu, không hề thấy những ngọn “núi trọc” như ở Tây Bắc hay Tây Nguyên nước ta. Sắc màu rừng núi luôn thay đổi, xa xa đỉnh núi tuyết trắng sáng rực, trời mùa thu xanh thắm, xanh rì rừng cây cuối hè, vàng lấp lánh lá cây chuyển mùa, nổi bật những cây lá đỏ chạy sớm về cuối thu. Dưới kia con sông nước xanh lục có khi trắng xóa sóng bọt thác ghềnh. Khoảng vài km lại có một cây cầu bắc qua, khi là cây cầu đá cũ kỹ chắc cũng gần trăm tuổi, nhiều hơn là cầu treo, đơn giản nhỏ bé nối liền làng nhỏ bên kia sông với đường quốc lộ bên này.
Đường núi hai ba tầng ngoằn nghèo liên tục có biển báo cua “tay áo”, người không quen dễ say xe. Trong xe luôn có tiếng khạc nhổ (nhưng là nhổ vào mấy cái túi xốp bác tài cẩn thận phát cho mọi người), thói quen khạc nhổ linh tinh không từ bỏ được nhưng có “điều chỉnh”. Tuy vậy luôn phải nhìn nghe khạc nhổ trên xe cũng như ngoài đường, trong quán… cũng bị “ức chế” lắm, đành coi như không thấy không nghe vậy, cũng như phải quen với tiếng nói chuyện như… cãi lộn của người ở đây. Sao âm nhạc truyền thống của họ thì êm dịu nhẹ nhàng mà tiếng nói thì ầm ào gay gắt thế không biết.
Quãng đường dài vậy nhưng không thấy công an đứng chốt hay trạm công an giao thông, thi thoảng có nơi gắn camera, chỉ có mấy trạm cân xe và trạm thu phí gần cửa ngõ các thành phố lớn. Việc chia làn đường, kẻ vạch, các biển báo đèn tín hiệu trên đường quốc lộ giống nhiều nước hiện đại khác. Có những đoạn đường đang sửa chữa, làm cầu mới thì sử dụng máy móc là chính, và làm đến đâu xong đến đấy không kéo dài đoạn đường sửa chữa, tránh kẹt xe và tai nạn, nói chung trên đường đi thấy các bác tài xe khách cũng rất tuân thủ luật lệ và biết nhường đường.
Nhiều lần đi Trung quốc đến cả các thành phố lớn và qua nhiều vùng nông thôn, tôi nhận thấy những vấn đề xã hội ở tầm vĩ mô, nhất là vấn đề “tam nông” thì cả họ và ta đều giống nhau, cũng chưa giải quyết được và có lẽ đây là mâu thuẫn lớn nhất trong xã hội. Vấn đề xã hội ở nhiều đô thị nước ta cũng như Trung quốc là quá trình nhập cư cùng với việc mở rộng đô thị hóa, cả hạ tầng cơ sở và tâm lý văn hóa người dân cùng lúc phải thay đổi nhanh chóng. Nhưng ở những thành phố Trung quốc từ nhiều năm nay thì việc quy hoạch xây dựng, đô thị hóa, điều hành xã hội có sự trật tự và nền nếp hơn. Tôi không nghĩ rằng ý thức người dân của họ tốt hơn, mà có lẽ cách quản lý đô thị của họ có khác chúng ta?
Những ngày tôi ở Thành Đô có nghe ở nhà lùm xùm về chuyện đạo Thơ. Thiên hạ ném đá “bị cáo” ghê quá, thậm chí còn moi móc cả lời xin lỗi khiến “bị cáo” phải hai lần xin lỗi. Chỉ là một bài thơ mà còn cần sự thật, một việc đạo chữ còn cần xin lỗi, huống gì… Bỗng tự hỏi, bao giờ và bao nhiêu người quan tâm đến sự kiện “hội nghị Thành Đô 1990” mà nội dung của nó chưa được công bố? Một sự kiện nhằm “bình thường hóa” quan hệ giữa hai nước Việt – Trung nhưng đã 25 năm nay rất ít người biết đến. Cũng từ đó cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979, trận hải chiến Trường Sa 1988 hầu như không được nhắc tới cho đến khi xảy ra những sự kiện trên biển Đông gần đây.
Lại lẩn thẩn nhớ tới “Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể” mới đây của Bộ Giáo dục, nếu nó được thực hiện thì môn lịch sử khó mà tồn tại! Và như vậy có thể thấy trước, tương lai liệu còn ai quan tâm tìm hiểu những sự kiện lịch sử mà vì một lý do nào đó đã không hiện diện trong “chính sử”?
Tác giả gửi từ Thành Đô cho viet-studies ngày 22-10-15
Ở khu du lịch nào cũng đông nghìn nghịt những người, nhưng có lẽ chủ yếu là người Trung quốc nên không có nơi đổi tiền, ai không biết tiếng Trung thì thua vì ít người mua bán biết tiếng Anh. Thấy rõ một điều, du lịch Trung quốc phổ biến và đầu tiên là để phục vụ khách nội địa – điều mà Việt Nam chưa coi trọng. Không trách khách Việt Nam đổ sang du lịch Trung quốc, vừa nhiều nơi chốn tham quan, giá cả vừa phải, hàng hóa nhiều, lại được coi như “thượng đế”, chưa kể sở thích thói quen của phần đông người dân Việt cũng giống như người Trung, thường thích những nơi vui chơi giải trí và mua sắm, bây giờ có thêm sở thích chụp hình “tự sướng” nữa, đến đâu cũng thấy những chiếc gậy selfie giơ lên, chẳng ngắm nhìn cảnh đẹp mà ai cũng chỉ lo ngắm chính mình.
Thức ăn bình dân ở đây dễ ăn vì khẩu vị khá giống thức ăn Việt, trừ vài đặc sản Tứ Xuyên nhiều ớt khô, ớt bột – như món lẩu Tứ Xuyên nổi tiếng. Bình dân là món trứng xào cà chua, canh củ cải trắng, dưa leo xào thịt heo, ít có món cá. Bánh bao “màn thầu” to hơn nắm tay, ăn một cái no từ sáng tới tối. Ngay cạnh ngôi chùa ở phố đi bộ có quán ăn chay lớn như một thiền viện, trang trí nhã nhặn, món ăn cũng không đắt lắm. Buổi chiều cuối cùng ở Thành Đô trời trở gió lạnh, chúng tôi ghé vào quán chay gọi vài món nóng. Thức ăn trông ngon mắt được bày trong đĩa sứ rất đẹp, nhưng vừa thử một miếng thì ho sặc sụa: trời ơi món chay gì mà cay hết biết!
Đi trên đường phố Thành Đô thấy nhang nhác Hà Nội, có lẽ vì đa số dân chúng ở hai thành phố này nam phụ lão ấu ăn mặc giống nhau, nhất là vào ngày tiết trời trở lạnh? Một báo cáo về kinh tế cho biết hàng Trung Quốc nhập siêu, nhập lậu nhiều nhất vào Việt Nam ngoài thức ăn là quần áo, giày dép đồ dùng gia đình. Tại mấy trung tâm thương mại ở Thành Đô nhìn những cô cậu “thượng lưu” đang dùng “hàng hiệu” cũng có cái vẻ thỏa mãn như nhiều “đại gia” Việt. Chỉ có điều hàng TQ ở đây không quá rẻ vì chất lượng khá tốt, mẫu mã nhiều, “trăm hoa đua nở” nên dân chúng cũng chẳng cần gì hơn.
Cứ lẩn thẩn nghĩ ngợi, muốn “thoát Trung” kiểu gì thì cũng phải sản xuất đủ hàng tiêu dùng cho dân ta, hàng hóa nội địa cũng phải tốt chứ không chỉ hàng xuất khẩu. Thị trường hơn 90 triệu dân có phải là thị trường nhỏ không? Nếu dân mình còn chưa biết đến vẻ đẹp nước mình mà chỉ biết cảnh đẹp Trung quốc, hàng ngày còn phải dùng hàng Trung quốc từ cây tăm đến quần áo đến thức ăn thì “thoát” cách nào?!
2. Đường đi Cửu Trại Câu
Đây là một thắng cảnh nổi tiếng được mệnh danh là “thiên đường nơi hạ giới” - cách Thành Đô hơn 500km, phần lớn là đường đèo núi cheo leo. Từ bến xe trung tâm Thành Đô và từ Cửu Trại Câu từ 6g đến 9.30 sáng xe khách liên tục 5 phút một chuyến, đầy khách hay không cũng chạy đúng giờ. Xe sạch sẽ, tiện nghi, có wifi, chạy liên tục khoảng 12g thì đến nơi, dọc đường nghỉ hai lần 10 phút và một lần ăn trưa 20 phút. Tuy nhiên rất ít trạm dừng đàng hoàng rộng rãi như đường miền Tây Nam bộ ở Việt Nam. Chỉ ghé vào trạm xăng hay quán ăn cho khách đi vệ sinh miễn phí, nhưng khách thì đông mà nhà vệ sinh chỉ có 1,2 cái nam nữ chung nhau nên dân quanh đấy có “sáng kiến” tận dụng nhà vệ sinh trong nhà phục vụ khách, đó là một ngăn hẹp cạnh chuồng gia súc và kho trong gian nhà phụ, ngồi đó nghe heo bò kêu ngay bên cạnh, cầu tiêu không nước dội… Còn mấy nhà trọ hay khách sạn thì cho khách đi vệ sinh trong những phòng không có khách ở, sạch sẽ hơn chút, tất cả đều “thống nhất” thu phí 1 tệ/người. Dân du lịch phần lớn là người Trung quốc nên họ cũng khá tiết kiệm, nhiều người không muốn mất tiền nếu đã có nơi “miễn phí” nên cứ xếp hàng rồng rắn.
Quãng đường 12 giờ xe chạy bớt dài nhờ phong cảnh hai bên rất đẹp. Đường độc đạo men theo một bên là những ngọn núi một bên là con sông khi ẩn khi hiện khi nước chảy như thác khi lặng lẽ như hồ trên núi. Đường chỉ có hai làn xe chạy mà gần như xe nối nhau, xe khách xe hàng, thỉnh thoảng có xe máy điện, xe công nông… vậy mà không va quệt, cũng không thấy các bác tài bấm còi cáu gắt lấn đường, tốc độ xe luôn khoảng 50km/h chỉ khi gần về đến Thành Đô mới chạy tám, chín chục km. Hơn ngàn cây số đi về xe luôn chạy giữa những hàng cây được trồng ngay ngắn và rừng núi xanh rì đang ngả sang màu vàng mùa thu, không hề thấy những ngọn “núi trọc” như ở Tây Bắc hay Tây Nguyên nước ta. Sắc màu rừng núi luôn thay đổi, xa xa đỉnh núi tuyết trắng sáng rực, trời mùa thu xanh thắm, xanh rì rừng cây cuối hè, vàng lấp lánh lá cây chuyển mùa, nổi bật những cây lá đỏ chạy sớm về cuối thu. Dưới kia con sông nước xanh lục có khi trắng xóa sóng bọt thác ghềnh. Khoảng vài km lại có một cây cầu bắc qua, khi là cây cầu đá cũ kỹ chắc cũng gần trăm tuổi, nhiều hơn là cầu treo, đơn giản nhỏ bé nối liền làng nhỏ bên kia sông với đường quốc lộ bên này.
Đường núi hai ba tầng ngoằn nghèo liên tục có biển báo cua “tay áo”, người không quen dễ say xe. Trong xe luôn có tiếng khạc nhổ (nhưng là nhổ vào mấy cái túi xốp bác tài cẩn thận phát cho mọi người), thói quen khạc nhổ linh tinh không từ bỏ được nhưng có “điều chỉnh”. Tuy vậy luôn phải nhìn nghe khạc nhổ trên xe cũng như ngoài đường, trong quán… cũng bị “ức chế” lắm, đành coi như không thấy không nghe vậy, cũng như phải quen với tiếng nói chuyện như… cãi lộn của người ở đây. Sao âm nhạc truyền thống của họ thì êm dịu nhẹ nhàng mà tiếng nói thì ầm ào gay gắt thế không biết.
Quãng đường dài vậy nhưng không thấy công an đứng chốt hay trạm công an giao thông, thi thoảng có nơi gắn camera, chỉ có mấy trạm cân xe và trạm thu phí gần cửa ngõ các thành phố lớn. Việc chia làn đường, kẻ vạch, các biển báo đèn tín hiệu trên đường quốc lộ giống nhiều nước hiện đại khác. Có những đoạn đường đang sửa chữa, làm cầu mới thì sử dụng máy móc là chính, và làm đến đâu xong đến đấy không kéo dài đoạn đường sửa chữa, tránh kẹt xe và tai nạn, nói chung trên đường đi thấy các bác tài xe khách cũng rất tuân thủ luật lệ và biết nhường đường.
Nhiều lần đi Trung quốc đến cả các thành phố lớn và qua nhiều vùng nông thôn, tôi nhận thấy những vấn đề xã hội ở tầm vĩ mô, nhất là vấn đề “tam nông” thì cả họ và ta đều giống nhau, cũng chưa giải quyết được và có lẽ đây là mâu thuẫn lớn nhất trong xã hội. Vấn đề xã hội ở nhiều đô thị nước ta cũng như Trung quốc là quá trình nhập cư cùng với việc mở rộng đô thị hóa, cả hạ tầng cơ sở và tâm lý văn hóa người dân cùng lúc phải thay đổi nhanh chóng. Nhưng ở những thành phố Trung quốc từ nhiều năm nay thì việc quy hoạch xây dựng, đô thị hóa, điều hành xã hội có sự trật tự và nền nếp hơn. Tôi không nghĩ rằng ý thức người dân của họ tốt hơn, mà có lẽ cách quản lý đô thị của họ có khác chúng ta?
Thành đô nằm gần giữa tỉnh Tứ Xuyên (chấm đen trong ô màu trắng)
Những ngày tôi ở Thành Đô có nghe ở nhà lùm xùm về chuyện đạo Thơ. Thiên hạ ném đá “bị cáo” ghê quá, thậm chí còn moi móc cả lời xin lỗi khiến “bị cáo” phải hai lần xin lỗi. Chỉ là một bài thơ mà còn cần sự thật, một việc đạo chữ còn cần xin lỗi, huống gì… Bỗng tự hỏi, bao giờ và bao nhiêu người quan tâm đến sự kiện “hội nghị Thành Đô 1990” mà nội dung của nó chưa được công bố? Một sự kiện nhằm “bình thường hóa” quan hệ giữa hai nước Việt – Trung nhưng đã 25 năm nay rất ít người biết đến. Cũng từ đó cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979, trận hải chiến Trường Sa 1988 hầu như không được nhắc tới cho đến khi xảy ra những sự kiện trên biển Đông gần đây.
Lại lẩn thẩn nhớ tới “Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể” mới đây của Bộ Giáo dục, nếu nó được thực hiện thì môn lịch sử khó mà tồn tại! Và như vậy có thể thấy trước, tương lai liệu còn ai quan tâm tìm hiểu những sự kiện lịch sử mà vì một lý do nào đó đã không hiện diện trong “chính sử”?
Tác giả gửi từ Thành Đô cho viet-studies ngày 22-10-15
http://www.viet-studies.info/NguyenThiHau_ThanhDo.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét