Giữa vòng vây ô tô giá rẻ, dân Việt đừng tưởng bở
Hiện các nhà sản xuất đã quyết định xong việc đặt nhà máy tại những quốc gia có lợi nhất cho họ. Việt Nam được đánh giá là điểm đến không hấp dẫn, chính vì vậy, nhiều nhà sản xuất ô tô không đầu tư vào, thậm chí còn tính đến việc rời bỏ Việt Nam sang các quốc gia khác.
Phát triển dựa trên mẫu Daihatsu Ayla bán tại Indonesia, Perodua Axia sử dụng động cơ 1.0L với hộp số sàn 5 cấp hoặc tự động 4 cấp. Xe được bán ra thị trường Malaysia với 4 phiên bản, mức giá từ 7.700 đến 13.000 USD.
Xe giá rẻ bủa vây
Việt Nam đang nằm trong vòng vây của các công xưởng sản xuất ô tô giá rẻ. Từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia, hàng chục mẫu xe giá rẻ đang chờ cơ hội thâm nhập thị trường Việt Nam. Các nhà sản xuất ô tô Malaysia đã bắt đầu nhảy vào cuộc đua phân khúc xe giá rẻ, với sự ra mắt liên tiếp hai mẫu ô tô có giá bán từ 7.700 USD và 13.000 USD trong vòng một tháng qua.
Cụ thể, hãng sản xuất ô tô Proton vừa chính thức giới thiệu mẫu Iriz hatchback ra thị trường Malaysia. Tham gia vào phân khúc xe hạng B, Proton Iriz được trang bị công nghệ động cơ VVT thế hệ mới với 2 phiên bản 1.3L và 1.6L. Hiện công ty này đã bắt đầu nhận đơn đặt hàng cho Iriz, với giá từ 13.000 USD (bản tiêu chuẩn) cho đến 19.300 USD (bản cao cấp).
Trước đó 1 tháng, hãng Perodua cũng giới thiệu mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu (EEV) Axia tại thị trường Malaysia, có mức giá từ 7.700 USD (tương đương khoảng 162 triệu đồng), con số mơ ước với người tiêu dùng Việt Nam.
Tại Indonesia, các nhà sản xuất đã tung ra hàng loạt mẫu xe giá rẻ. Daihatsu đã sớm trình làng mẫu xe cỡ nhỏ Ayla động cơ 1.2L, có giá bán khá rẻ, phiên bản tiêu chuẩn chỉ 6.600 USD tương đương 120 triệu đồng. Ngay sau đó, Toyota cũng ra mắt mẫu xe nhỏ Agya, tương đương kích thước các mẫu xe Chevrolet Spark, Hyundai i10 và Kia Morning. Toyota Agya dùng động cơ 3 xy-lanh dung tích 1.0L, kết hợp với hộp số sàn 5 cấp hoặc số tự động 4 cấp. Giá bán Toyota Agya từ 7.900-11.000 USD (tương đương từ 160-240 triệu đồng).
Cuối năm 2013, Nissan cũng chọn Indonesia làm nơi ra mắt mẫu xe March 2014 với động cơ 1.5L. Đây là đối thủ cạnh tranh với các mẫu xe nhỏ giá rẻ như Honda Jazz, Toyota Yaris và Ford Fiesta tại thị trường Đông Nam Á. March 2014 có giá khởi điểm 13.537 USD, tương đương khoảng 270 triệu đồng.
Tại Thái Lan thời gian qua đã có một loạt mẫu xe giá rẻ được ra mắt. Suzuki tung ra chiếc Swift động cơ 1.4L, có giá bán 15.000 USD. Mitsubishi ra mắt mẫu Mirage động cơ 1.2L, với giá bán từ 11.000-13.000 USD. Mới đây nhất, Honda ra mắt mẫu Brio động cơ 1.2L, công suất 90 mã lực với giá 13.000 USD. Không chỉ giá rẻ, Honda Brio còn gây ấn tượng với các trang thiết bị tiêu chuẩn an toàn đầy đủ như túi khí, phanh ABS và EBD.
Khó được hưởng giá rẻ
Chắc chắn việc tung ra sản phẩm giá rẻ không chỉ nhằm tiêu thụ tại thị trường Thái Lan, Malaysia hay Indonesia mà các nhà sản xuất đều hướng tới thị trường Đông Nam Á nói chung, trong đó có Việt Nam. Theo lộ trình gia nhập AFTA, đến 2018 thuế suất thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN sẽ giảm về 0% khi đó nhiều mẫu xe ô tô sẽ tràn vào Việt Nam.
Các nước trong khối ASEAN ồ ạt sản xuất xe giá rẻ, nhưng khi về đến Việt Nam giá xe có thể đắt gấp đôi.
Việt Nam được cho là thị trường ô tô tiềm năng của khu vực Đông Nam Á, với dân số gần 100 triệu người và đời sống kinh tế ngày càng phát triển. Dự báo sau năm 2020, khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên 3.000 USD thì thị trường ô tô sẽ bùng nổ. Chính vì vậy các nhà sản xuất không bao giờ bỏ qua cơ hội này.
Hiện các nhà sản xuất đã quyết định xong việc đặt nhà máy tại những quốc gia có lợi nhất cho họ. Việt Nam được đánh giá là điểm đến không hấp dẫn, chính vì vậy, nhiều nhà sản xuất ô tô không đầu tư vào, thậm chí còn tính đến việc rời bỏ Việt Nam sang các quốc gia khác.
Ông Sukurada Yoichi, nghiên cứu viên cấp cao của Viện nghiên cứu Mitsubishi (Nhật Bản) mới đây, cho hay, một số doanh nghiệp Nhật Bản đang cân nhắc chuyển từ Việt Nam sang Thái Lan khi thuế suất thuế nhập khẩu ô tô trong khối ASEAN giảm xuống 0%. Khi đó, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ xe từ các nước ASEAN.
Tuy vậy thì xe nhập khẩu về Việt Nam sẽ khó có giá rẻ. Ngoài các khoản thuế, phí cao, thì các nhà hoạch định chính đang đề xuất xây dựng hàng rào phi thuế quan như siết đăng kiểm, hạn chế cảng biển được nhập khẩu ô tô, đòi hỏi tiêu chuẩn ngặt nghèo cho các đại lý phân phối, nâng giá tính thuế... Nếu áp dụng các biện pháp này thì khó hy vọng giá ô tô giảm.
Không những thế, nhiều DN cũng sẽ không muốn giảm giá để hưởng lợi. Lấy ví dụ như mẫu xe Suzuki Swift, tại Thái Lan có giá bán 15.000 USD, tương đương với 300 triệu đồng, nhưng về Việt Nam theo dạng nhập khẩu nguyên chiếc, giá lên tới 560 triệu đồng.
Khi Suzuki lắp ráp mẫu xe này tại Việt Nam, cho dù thuế suất thuế nhập khẩu bộ linh kiện chỉ có 25% bằng một nửa so với thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc thì giá bán của nó chỉ giảm có 10 triệu đồng so với xe nhập khẩu. Không những thế, một số các chi tiết còn bị cắt giảm so với bản nhập khẩu như túi khí, ghế bọc nỉ thay vì bọc da, phanh sau tang trống.
Chắc chắn, ô tô từ các nước ASEAN sẽ tràn vào Việt Nam, nhưng giá rẻ như mong đợi thì chưa hẳn.
Theo Vietnamnet
Phát triển dựa trên mẫu Daihatsu Ayla bán tại Indonesia, Perodua Axia sử dụng động cơ 1.0L với hộp số sàn 5 cấp hoặc tự động 4 cấp. Xe được bán ra thị trường Malaysia với 4 phiên bản, mức giá từ 7.700 đến 13.000 USD.
Xe giá rẻ bủa vây
Việt Nam đang nằm trong vòng vây của các công xưởng sản xuất ô tô giá rẻ. Từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia, hàng chục mẫu xe giá rẻ đang chờ cơ hội thâm nhập thị trường Việt Nam. Các nhà sản xuất ô tô Malaysia đã bắt đầu nhảy vào cuộc đua phân khúc xe giá rẻ, với sự ra mắt liên tiếp hai mẫu ô tô có giá bán từ 7.700 USD và 13.000 USD trong vòng một tháng qua.
Cụ thể, hãng sản xuất ô tô Proton vừa chính thức giới thiệu mẫu Iriz hatchback ra thị trường Malaysia. Tham gia vào phân khúc xe hạng B, Proton Iriz được trang bị công nghệ động cơ VVT thế hệ mới với 2 phiên bản 1.3L và 1.6L. Hiện công ty này đã bắt đầu nhận đơn đặt hàng cho Iriz, với giá từ 13.000 USD (bản tiêu chuẩn) cho đến 19.300 USD (bản cao cấp).
Trước đó 1 tháng, hãng Perodua cũng giới thiệu mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu (EEV) Axia tại thị trường Malaysia, có mức giá từ 7.700 USD (tương đương khoảng 162 triệu đồng), con số mơ ước với người tiêu dùng Việt Nam.
Tại Indonesia, các nhà sản xuất đã tung ra hàng loạt mẫu xe giá rẻ. Daihatsu đã sớm trình làng mẫu xe cỡ nhỏ Ayla động cơ 1.2L, có giá bán khá rẻ, phiên bản tiêu chuẩn chỉ 6.600 USD tương đương 120 triệu đồng. Ngay sau đó, Toyota cũng ra mắt mẫu xe nhỏ Agya, tương đương kích thước các mẫu xe Chevrolet Spark, Hyundai i10 và Kia Morning. Toyota Agya dùng động cơ 3 xy-lanh dung tích 1.0L, kết hợp với hộp số sàn 5 cấp hoặc số tự động 4 cấp. Giá bán Toyota Agya từ 7.900-11.000 USD (tương đương từ 160-240 triệu đồng).
Cuối năm 2013, Nissan cũng chọn Indonesia làm nơi ra mắt mẫu xe March 2014 với động cơ 1.5L. Đây là đối thủ cạnh tranh với các mẫu xe nhỏ giá rẻ như Honda Jazz, Toyota Yaris và Ford Fiesta tại thị trường Đông Nam Á. March 2014 có giá khởi điểm 13.537 USD, tương đương khoảng 270 triệu đồng.
Tại Thái Lan thời gian qua đã có một loạt mẫu xe giá rẻ được ra mắt. Suzuki tung ra chiếc Swift động cơ 1.4L, có giá bán 15.000 USD. Mitsubishi ra mắt mẫu Mirage động cơ 1.2L, với giá bán từ 11.000-13.000 USD. Mới đây nhất, Honda ra mắt mẫu Brio động cơ 1.2L, công suất 90 mã lực với giá 13.000 USD. Không chỉ giá rẻ, Honda Brio còn gây ấn tượng với các trang thiết bị tiêu chuẩn an toàn đầy đủ như túi khí, phanh ABS và EBD.
Khó được hưởng giá rẻ
Chắc chắn việc tung ra sản phẩm giá rẻ không chỉ nhằm tiêu thụ tại thị trường Thái Lan, Malaysia hay Indonesia mà các nhà sản xuất đều hướng tới thị trường Đông Nam Á nói chung, trong đó có Việt Nam. Theo lộ trình gia nhập AFTA, đến 2018 thuế suất thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN sẽ giảm về 0% khi đó nhiều mẫu xe ô tô sẽ tràn vào Việt Nam.
Việt Nam được cho là thị trường ô tô tiềm năng của khu vực Đông Nam Á, với dân số gần 100 triệu người và đời sống kinh tế ngày càng phát triển. Dự báo sau năm 2020, khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên 3.000 USD thì thị trường ô tô sẽ bùng nổ. Chính vì vậy các nhà sản xuất không bao giờ bỏ qua cơ hội này.
Hiện các nhà sản xuất đã quyết định xong việc đặt nhà máy tại những quốc gia có lợi nhất cho họ. Việt Nam được đánh giá là điểm đến không hấp dẫn, chính vì vậy, nhiều nhà sản xuất ô tô không đầu tư vào, thậm chí còn tính đến việc rời bỏ Việt Nam sang các quốc gia khác.
Ông Sukurada Yoichi, nghiên cứu viên cấp cao của Viện nghiên cứu Mitsubishi (Nhật Bản) mới đây, cho hay, một số doanh nghiệp Nhật Bản đang cân nhắc chuyển từ Việt Nam sang Thái Lan khi thuế suất thuế nhập khẩu ô tô trong khối ASEAN giảm xuống 0%. Khi đó, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ xe từ các nước ASEAN.
Tuy vậy thì xe nhập khẩu về Việt Nam sẽ khó có giá rẻ. Ngoài các khoản thuế, phí cao, thì các nhà hoạch định chính đang đề xuất xây dựng hàng rào phi thuế quan như siết đăng kiểm, hạn chế cảng biển được nhập khẩu ô tô, đòi hỏi tiêu chuẩn ngặt nghèo cho các đại lý phân phối, nâng giá tính thuế... Nếu áp dụng các biện pháp này thì khó hy vọng giá ô tô giảm.
Không những thế, nhiều DN cũng sẽ không muốn giảm giá để hưởng lợi. Lấy ví dụ như mẫu xe Suzuki Swift, tại Thái Lan có giá bán 15.000 USD, tương đương với 300 triệu đồng, nhưng về Việt Nam theo dạng nhập khẩu nguyên chiếc, giá lên tới 560 triệu đồng.
Khi Suzuki lắp ráp mẫu xe này tại Việt Nam, cho dù thuế suất thuế nhập khẩu bộ linh kiện chỉ có 25% bằng một nửa so với thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc thì giá bán của nó chỉ giảm có 10 triệu đồng so với xe nhập khẩu. Không những thế, một số các chi tiết còn bị cắt giảm so với bản nhập khẩu như túi khí, ghế bọc nỉ thay vì bọc da, phanh sau tang trống.
Chắc chắn, ô tô từ các nước ASEAN sẽ tràn vào Việt Nam, nhưng giá rẻ như mong đợi thì chưa hẳn.
Theo Vietnamnet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét