Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

“VN lạm phát đối tác CL”: Mỹ cũng phải mỉa mai

Quả báo “lạm phát đối tác chiến lược”: Đến người Mỹ cũng phải mỉa mai

Cho tới lúc này, có thể không quá hồ đồ để sơ kết rằng Nhà nước Việt Nam còn chưa thật sự hiểu họ muốn gì trong phong trào thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Đặc biệt nhất, đối tác chiến lược toàn diện tưởng như lớn lao và bền vững nhất với Trung Quốc lại đã bị đáp trả bằng hình ảnh Bắc thuộc Biển Đông của giàn khoan HD981, trong lúc hầu hết các “đối tác chiến lược” khác đều thờ ơ hoặc quay lưng với Hà Nội. 
Bình luận thật sự chua chát và đáng thất vọng hơn của Đô đốc Locklear là “việc này phần lớn phụ thuộc vào Việt Nam muốn gì vì họ có nhiều đối tác, nhiều láng giềng, cũng như nhiều mối quan ngại về an ninh”. Kết quả hơn 10 năm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” cùng hàng chục đối tác chiến lược của quốc gia này đã chỉ được đúc rút thành lời mỉa mai không thèm che đậy của chính giới quốc tế.
Tuần trước, phản hồi trước dư luận về khả năng “cuối năm Mỹ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam”, Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear, khẳng định các cuộc đối thoại về việc nới lỏng cấm vận võ khí sát thương cho Việt Nam đang tiếp diễn, chưa có quyết định chung cuộc.

Lạm phát!


Theo tổng kết của giới học giả về quan hệ quốc tế, từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Liên bang Nga (2001), Nhật Bản (2006), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Hàn Quốc, Tây Ban Nha (2009), Vương quốc Anh (2010), Đức (2011) và Ý (2013). Trong số này, một số mối quan hệ như với Trung Quốc và LB Nga đã được nâng lên tầm “đối tác chiến lược toàn diện”. Ngoài ra, từ năm 2009, Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ “đối tác toàn diện” với Australia.


Chưa dừng lại ở đó, trong chuyến thăm năm 2013 tới Pháp của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, phía Việt Nam cũng mong ngóng hai nước “sẽ sớm nâng quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược”. Một số tin tức khác cho biết Việt Nam cũng có ý định tương tự với Mỹ và một vài quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Cũng theo đánh giá của giới học giả quốc tế, mặc dù đã có tới 10 mối quan hệ đối tác chiến lược được thành lập trong vòng hơn 10 năm qua, nhưng cho tới lúc này dường như các nhà hoạch định chính sách đối ngoại Việt Nam vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa rõ ràng cho khái niệm này, đặc biệt là nội hàm của nó.

Nếu nhìn vào danh sách các đối tác chiến lược mà Việt Nam đã thiết lập, có thể thấy có một số quốc gia mà tầm ảnh hưởng của họ đối với an ninh, thịnh vượng và vị thế quốc tế của Việt Nam chưa đạt đến mức quan trọng, chưa nói đến mức “quan trọng chiến lược”.

Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến Tây Ban Nha. Việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với nước này hết sức thiếu thuyết phục. Tây Ban Nha hầu như không có ảnh hưởng gì tới an ninh, quốc phòng của Việt Nam, vị thế quốc tế của Tây Ban Nha cũng hạn chế hơn rất nhiều so với nhiều quốc gia khác và ít có khả năng giúp đỡ Việt Nam nâng cao vị thế của mình.

Quả báo!

Một học giả nhận định, việc xác lập các mối quan hệ đối tác chiến lược tràn lan có thể gây ra một số hệ quả tiêu cực chính như sau:

Thứ nhất, khi có quá nhiều các mối quan hệ đối tác chiến lược thì bản thân các mối quan hệ đó không còn thực sự là “chiến lược” nữa. Việc đưa ra khái niệm “đối tác chiến lược” như là một từ khóa quan trọng trong tư duy đối ngoại Việt Nam hiện nay cũng vì vậy mà không còn ý nghĩa.

Thứ hai, khi đánh đồng các mối quan hệ thực sự là “chiến lược” với các mối quan hệ dưới chuẩn sẽ khiến các quốc gia thực sự quan trọng đối với Việt Nam không còn mặn mà với ý tưởng trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam, hoặc nếu đã trở thành thì sẽ giảm hứng thú trong việc duy trì sự phát triển thường xuyên mối quan hệ đó bởi họ nhận ra rằng Việt Nam không thực sự coi trọng họ như họ từng nghĩ.

Thứ ba, khi có quá nhiều mối quan hệ đối tác chiến lược, Việt Nam sẽ bị phân tán nguồn lực và khó có thể tập trung đầu tư thúc đẩy những mối quan hệ thực sự quan trọng nhất đối với mình.

Thứ tư, việc không có một định hướng, chính sách rõ ràng cho việc thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược cho thấy điểm yếu trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam, gây ảnh hưởng tới định hướng đối ngoại lâu dài của đất nước.

Động cơ thỏa hiệp vô cùng tận về bạn bè rút cục sẽ chẳng mang lại một người bạn thực sự nào.

Cho tới lúc này, có thể không quá hồ đồ để sơ kết rằng Nhà nước Việt Nam còn chưa thật sự hiểu họ muốn gì trong phong trào thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Đặc biệt nhất, đối tác chiến lược toàn diện tưởng như lớn lao và bền vững nhất với Trung Quốc lại đã bị đáp trả bằng hình ảnh Bắc thuộc Biển Đông của giàn khoan HD981, trong lúc hầu hết các “đối tác chiến lược” khác đều thờ ơ hoặc quay lưng với Hà Nội.

Viết Lê Quân
(Việt Nam Thời Báo)


Đối tác chiến lược, đối tác toàn diện là cụm từ chỉ quan hệ ngoại giao giữa 2 nước với nhau. Quan hệ từ đối tác song phương, đối tác khu vực tới đối tác toàn diện, đối tác chiến lược. Đối tác toàn diện và chiến lược là 2 quốc gia hợp tác mọi mặt hoặc gần mọi mặt về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục.
Việt Nam hiện tại có 13 nước là đối tác chiến lược trong đó có 2 đối tác chiến lược toàn diện, 11 đối tác toàn diện và 1 đối tác chiến lược lĩnh vực.

Đối tác chiến lược toàn diện[sửa | sửa mã nguồn]

Đối tác chiến lược toàn diện hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược.
2 nước đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam là Nga và Trung Quốc.

Liên Bang Nga[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Quan hệ Việt - Nga
Ngày 1/3/2001, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Liên bang Nga Putin – chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của người đứng đầu nhà nước Nga, hai bên ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược. Đây được coi là nền tảng sự hợp tác của Việt Nam và Nga trong thế kỷ 21.[1]
Ngày 20/11/2006, trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Tổng thống Liên bang Nga Putin, hai bên ra tuyên bố về "quan hệ đối tác chiến lược và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước".
Ngày 27/7/2012, trong chuyến đi thăm Liên Bang Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ Việt Nga ghi nhận hai nước "quan hệ đối tác chiến lược toàn diện".

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa[sửa | sửa mã nguồn]

Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc tháng 5 năm 2008 của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí xây dựng "Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện" trong thế kỷ 21 trên cơ sở phương châm 16 chữ "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần 4 tốt "Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".

Đối tác chiến lược[sửa | sửa mã nguồn]

Đối tác chiến lược là đối tác chiến lược trong một lĩnh vực hẹp hoặc vì một mục tiêu cụ thể nào đó ví dụ như đối tác chiến lược vì hòa bình hay đối tác vì hợp tác và phát triển. Số lượng đối tác chiến lược loại này đang gia tăng nhanh chóng.
Đối tác chiến lược trên thế giới
  • Trung Quốc: là nước có nhiều quan hệ đối tác chiến lược nhất thế giới với hơn 50 đối tác, trong đó có cả những nước nhỏ như LàoCampuchiaKazakhstanAfghanistan và ba đối tác là các tổ chức quốc tế gồm EUASEAN và Liên minh châu Phi.
  • Nga: hơn 30 đối tác chiến lược và tương đương
  • Mỹ: 9 đối tác chiến lược, 3 đối tác toàn diện, 2 quan hệ đặc biệt với Anh và Israel, 2 quan hệ đồng minh ngoài NATO, 8 quan hệ đồng minh khác. Tổng cộng 24 đối tác chiến lược hoặc tương đương trở lên.
  • Pháp: 13 đối tác chiến lược
  • AnhẤn Độ: mỗi nước có 12 quan hệ đồng minh và đối tác chiến lược;
Hiện nay Việt Nam có 13 nước là đối tác chiến lược.

Nhật Bản[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 10/2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Nhật Bản mở ra một giai đoạn mới "hướng tới đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở châu Á"[2]

Cộng hòa Ấn Độ[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 7 năm 2007,Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Ấn Độ và lãnh đạo 2 nước đã chính thức nâng quan hệ lên tầm quan hệ đối tác chiến lược với việc tăng cường hợp tác về chính trị theo hướng ngày càng gắn bó và tin cậy [3]

Đại Hàn Dân Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 10/2009, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Ly Myung- Bak, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Lee Myung –Bak đã tuyên bố nâng cấp quan hệ hai nước lên thành "Đối tác hợp tác chiến lược".

Vương Quốc Tây Ban Nha[sửa | sửa mã nguồn]

Trong chuyến thăm Tây Ban Nha của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 12 năm 2009, hai bên đã thiết lập quan hệ "Đối tác chiến lược hướng tới tương lai", khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian tới.[4]

Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland[sửa | sửa mã nguồn]

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen từ ngày 8-12/9/2010, chiều 8/9 (rạng sáng giờ Hà Nội), tại thủ đô Luân Đôn, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Anh William Hague. Ngay sau hội đàm, hai bên đã ký Tuyên bố chung chính thức nâng cấp quan hệ Việt Nam - Anh lên đối tác chiến lược, tạo khuôn khổ phát triển quan hệ song phương một cách toàn diện.

Liên Bang Đức[sửa | sửa mã nguồn]

Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Đức Angela Merkel (tháng 10/2011), Thủ tướng hai nước đã ký Tuyên bố chung Hà Nội về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, trong đó đề ra các mục tiêu và biện pháp cụ thể tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên.

Cộng hòa Italy[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Quan hệ Việt Nam - Italy
Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Italy từ ngày 20-22/1/2013 của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Italy.

Cộng hòa Indonesia[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 6 năm 2013,Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Indonesia theo lời mời của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono.Sau hội đàm 2 bên đã nhất trí nâng cấp trở thành quan hệ Đối tác Chiến lược.

Vương quốc Thái Lan[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 6 năm 2013,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Thái Lan.Họp báo sau Hội đàm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Yingluck Shinawatra nhất trí thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam -Thái Lan, Thái Lan-Việt Nam với 5 trụ cột chính.

Cộng hòa Singapore[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9 năm 2013,Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thăm chính thức Việt Nam.Hội đàm ngày 11 tháng 9 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lý Hiển Long tuyên bố nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược. Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược đề cập 5 trụ cột hợp tác.

Cộng hòa Pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Quan hệ Việt Nam - Pháp
Nhân chuyến thăm chính thức Pháp (24-26/9/2013), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Jean-Marc Ayrault đã ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp.

Đối tác toàn diện[sửa | sửa mã nguồn]

Đối tác toàn diện là quan hệ thông thường giữa các chủ thể đã có một hoặc một vài mặt nào đó đạt đến mức chiến lược, nhưng chưa có sự đồng đều giữa các mặt hợp tác. Do sự tin cậy lẫn nhau chưa đủ hoặc thời điểm chưa chín muồi, nên các chủ thể chọn cách xây dựng một khuôn khổ đối tác toàn diện với hàm ý nhấn mạnh mặt hợp tác, tiếp tục củng cố lòng tin và cùng hướng tới tương lai.

Liên bang Malaysia[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2004, nhân chuyến thăm Malaysia của Thủ tướng Phan Văn Khải, hai nước ra "Tuyên bố chung về khuôn khổ Đối tác toàn diện trong thế kỷ 21".

Cộng hòa Nam Phi[sửa | sửa mã nguồn]

Từ ngày 22-25 tháng 11 năm 2004 Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức Nam Phi trong chuyến thăm 3 nước Ma-rốc, An-giê-ri, Nam Phi. Nhân dịp này, hai bên đã ký "Tuyên bố chung về Đối tác vì hợp tác và phát triển", "Hiệp định thành lập Diễn đàn Đối tác Liên Chính phủ hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá, KHKT", Thoả thuận thành lập UB thương mại hỗn hợp" và "Thoả thuận hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp".

Cộng hòa Chile[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 5 năm 2007 Trong chuyến thăm Chile của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh,2 bên đã ra Tuyên bố chung cấp cao xác định khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện.

Cộng hoà Liên bang Brazil[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân chuyến thăm Nam Mỹ tháng 5 năm 2007,Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã đến Brazil theo lời mời của Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva,sau đó lãnh đạo 2 bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ thành đối tác toàn diện.

Cộng hòa Bolivar Venezuela[sửa | sửa mã nguồn]

Trong chuyến thăm Venezuela của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5 năm 2007,2 bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ thành đối tác toàn diện

Thịnh vượng chung Australia[sửa | sửa mã nguồn]

Trong chuyến thăm Canberra của Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh vào tháng 9/2009,Phó thủ tướng Úc Julia Gillard và Phó thủ tướng Việt Nam Phạm Gia Khiêm đã ký kết tuyên bố chung về mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Tuyên bố chung đặt ra 6 lĩnh vực hợp tác tương lai lớn bao gồm: quan hệ chính trị và trao đổi chính sách công; tăng trưởng kinh tế và thương mại; hỗ trợ phát triển và hợp tác kỹ thuật; quan hệ quốc phòng và an ninh; kết nối nhân dân hai nước; chương trình nghị sự toàn cầu và khu vực.

New Zealand[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9 năm 2009,Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức New Zealand.Lãnh đạo cấp cao 2 nước đã nhất trí thiết lập Quan hệ đối tác toàn diện.

Cộng hoà Argentina[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 16 tháng 4 năm 2010, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Cung Tổng thống La Rosada ở Thủ đô Buenos Aires, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Tổng thống Argentina Cristina Fernandez de Kirchner.Họp báo sau hội đàm 2 bên đã nhất trí nâng cấp lên thành đối tác toàn diện

Ukraina[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 3 năm 2011 Tổng thống Ucraina Viktor Yanukovych thăm cấp nhà nước Việt Nam,trong chuyến thăm hai bên nhất trí về triển vọng to lớn phát triển quan hệ hợp tác và đối tác toàn diện Việt Nam – Ukraine

Hợp chúng quốc Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 25 tháng 7 năm 2013 tại Nhà Trắng đã diễn ra cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.Hai nhà Lãnh đạo đã quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ dựa trên các nguyên tắc tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Vương Quốc Đan Mạch[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 19 tháng 9 năm 2013 tại Copenhagen,Đan Mạch.Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt. Hai nhà lãnh đạo đã thống nhất nâng quan hệ hai nước từ Đối tác chiến lược trong một số lĩnh vực thành quan hệ Đối tác toàn diện.

Đối tác đối tác chiến lược lĩnh vực[sửa | sửa mã nguồn]

Đối tác đối tác chiến lược lĩnh vựclà sự hợp tác trong một lĩnh vực nào đó mà cả 2 nước đều có sự tinh cậy lẫn nhau.Nhưng sự hợp tác ấy chỉ trong lĩnh vực ấy không sang các ngành và chuyên môn khác.

Vương Quốc Hà Lan[sửa | sửa mã nguồn]

Bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu lần thứ 8 tại BrusselsBỉ, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hà Lan Balkenende ngày 4 tháng 10 năm 2010 đã ký Thỏa thuận Đối tác Chiến lược trong Quản lý Nước và Ứng phó với Biến đổi khí hậu, đưa quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực này lên tầm cao nhất.
Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Mark Rutte ngày 16 tháng 6 năm 2014,Việt Nam và Hà Lan chính thức thiết lập thêm cơ chế Đối tác chiến lược về Nông nghiệp và An ninh lương thực.

Quan hệ đặc biệt[sửa | sửa mã nguồn]

Quan hệ đặc biệt là mối quan hệ mật thiết với Việt Nam,gắn bó với quá trình lịch sử lâu dài.

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Quan hệ Việt Nam - Lào

Vương Quốc Campuchia[sửa | sửa mã nguồn]

Cộng hòa Cuba[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Quan hệ Việt Nam - Cuba

http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%91i_t%C3%A1c_chi%E1%BA%BFn_l%C6%B0%E1%BB%A3c,_%C4%91%E1%BB%91i_t%C3%A1c_to%C3%A0n_di%E1%BB%87n_(Vi%E1%BB%87t_Nam)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét