Những chiếc ô 25 năm trước
Năm nay nước Đức kỉ niệm tròn 25 năm Bức tường Berlin sụp đổ. Cách nhà tôi bây giờ mấy chục bước là Bornholmer Brücke, cây cầu nối liền quận Prenzlauer Berg phía Đông và quận Wedding phía Tây, nơi Chiến tranh Lạnh kết thúc bằng một quyết định tự phát của một sĩ quan an ninh Đông Đức.
Trung tá Harald Jäger, phó trưởng đồn biên phòng Bornholmer Straße, cũng theo dõi cuộc họp báo định mệnh trong chương trình thời sự trên truyền hình lúc tám giờ tối ngày 9/11/1989, khi người phát ngôn của chính phủ, ông Günter Schabowski, lập cập nhìn vào một mảnh giấy ghi sơ sài quyết định của cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng SED mà ông đến muộn và không nắm hết tình hình, rồi xướng lên trước ống kính toàn thế giới rằng theo chỗ ông biết thì quyền tự do xuất cảnh của người dân Đông Đức được thực hiện ngay lập tức. Không lâu sau đó dân Đông Berlin kéo đến cửa khẩu Bornholmer Straße đòi sang phía Tây. Harald Jäger báo động và xin chỉ thị. Cấp trên hạ lệnh chỉ cho những kẻ cầm đầu bọn nổi loạn xuất cảnh và nhớ đóng dấu cấm nhập cảnh trở lại. Song ba mươi phút trước nửa đêm, trước áp lực ngày một tăng của đám đông, viên trung tá bất chấp lệnh trên, cho lính mở toang cửa khẩu. Trong vòng hai tiếng đồng hồ, 20.000 người Đông Berlin tràn sang phía Tây. Bây giờ chỉ còn những bảng ghi dấu vết của bức tường ở chỗ ấy.
Trung tá Harald Jäger, phó trưởng đồn biên phòng Bornholmer Straße, cũng theo dõi cuộc họp báo định mệnh trong chương trình thời sự trên truyền hình lúc tám giờ tối ngày 9/11/1989, khi người phát ngôn của chính phủ, ông Günter Schabowski, lập cập nhìn vào một mảnh giấy ghi sơ sài quyết định của cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng SED mà ông đến muộn và không nắm hết tình hình, rồi xướng lên trước ống kính toàn thế giới rằng theo chỗ ông biết thì quyền tự do xuất cảnh của người dân Đông Đức được thực hiện ngay lập tức. Không lâu sau đó dân Đông Berlin kéo đến cửa khẩu Bornholmer Straße đòi sang phía Tây. Harald Jäger báo động và xin chỉ thị. Cấp trên hạ lệnh chỉ cho những kẻ cầm đầu bọn nổi loạn xuất cảnh và nhớ đóng dấu cấm nhập cảnh trở lại. Song ba mươi phút trước nửa đêm, trước áp lực ngày một tăng của đám đông, viên trung tá bất chấp lệnh trên, cho lính mở toang cửa khẩu. Trong vòng hai tiếng đồng hồ, 20.000 người Đông Berlin tràn sang phía Tây. Bây giờ chỉ còn những bảng ghi dấu vết của bức tường ở chỗ ấy.
Ngồi xem lại những bức hình năm đó, biểu tình nối tiếp biểu tình tại trên dưới 50 thành phố và trị trấn khắp Đông Đức, nửa triệu người ở Leipzig, một triệu người ở Berlin, Rostock, Plauen, Weimar, Dresden, Magdeburg…, thậm chí ở một thị trấn vắng hoe như Suhl với dân số chưa đầy ba vạn rưỡi cũng có hai vạn người biểu tình, tôi bắt gặp một bức hình về một cuộc biểu tình của 10.000 sinh viên ở Berlin. Và một cuộc biểu tình chỉ thấy những chiếc ô: cuối mùa Thu ở Đức trời thường mưa dai dẳng. Tôi gửi bức hình cho một người bạn. Bạn hỏi: Hồng Kông? Không, Leipzig 1989.
Tháng 10 3, 2014
Phạm Thị Hoài
© 2014 pro&contra
Phạm Thị Hoài
© 2014 pro&contra
Dung la con me Hoai -ngu ve chinh tri ma noi leo ,tot nhat (Neu co chong ,con ,chau) thi nen cham chut com chao ,don nha cua cho gon gang sach se---con chuyen CT khong biet thi im lang----chan khong muon giai thich cho mu hieu----mu chi nen nho buc tuong Berlin va nha nuoc CHDCD sup do khong phai la cong hay loi cua vien trung ta don truong nay.
Trả lờiXóaƠ hay chẳng phải cnxh là tốt đẹp nhất sao?
Trả lờiXóa