Dự án Sân bay Long Thành: Đầu tư lớn +Trách nhiệm, quản lý kém= Phá sản
Là công dân không ai không ước mơ đất nước mình cất cánh, phát triển. Trong tình hình giao thông nội địa khó khăn, chật hẹp, đường xá bị tắc nghẽn, ngập nước thường xuyên, không ai không ước mơ được ngồi trong một sân bay sạch đẹp, rộng rãi, tiện nghi… Dự án sân bay Long Thành đang ra đời trong bối cảnh đó mang theo nhiều mục tiêu hoài vọng, không chỉ là dự án giao thông đơn thuần mà còn là cú hích góp phần phát triển kinh tế quốc gia với những hứa hẹn trở thành trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế khu vực, kéo theo việc phát triển những ngành kinh tế có liên quan.
Dù mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, dự án Sân Bay Long Thành đang đứng trước nhiều ý kiến phản biện ở nhiều góc độ khác nhau. Trong khi giới chức của ngành giao thông phấn khởi đánh giá dự án này là cơ hội cho quốc gia thì những nhà kinh tế, chuyên gia giao thông độc lập lại cảnh báo về số vốn đầu tư quá lớn trong khi nợ công quốc gia đang ở mức kịch trần, khả năng tận dụng phát triển sân bay Tân Sơn Nhất là còn rất lớn, bỏ tiền đầu tư cho sân bay Long Thành là lãng phí….
Những vấn đề nêu trên rất quan trọng và là chuyện vĩ mô chuyên sâu xin dành cho các nhà chuyên môn. Nhưng đứng ở góc độ dư luận xã hội xem xét sự kiện này, chúng tôi có mấy băn khoăn về tính khả thi về hiệu quả của dự án ở tinh thần trách nhiệm và năng lực quản lý điều hành của những người tham gia dự án và của cả bộ máy điều hành ngành giao thông nói chung.
Nhầm lẫn ngay từ bước khởi đầu, ngay vấn đề quan trọng thiết yếu nhất
Sự kiện đáng tiếc mà tuần qua dư luận hết sức băn khoăn là sự nhầm lẫn của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phạm Quý Tiêu khi trả lời trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ về nguồn vốn hai tỉ đô la mà chính phủ Nhật đầu tư cho dự án sân bay Long Thành buộc Đại sứ quán Nhật phải có thông tin đính chính. Dù Thứ trưởng Tiêu đã kịp thời có thư xin lỗi Đại sứ Nhật tại Việt Nam về sự nhầm lẫn của mình nhưng qua đó đã bộc lộ hai điều quan trọng.
Yếu kém về quản lý điều hành ngay ở các sân bay hiện hữu
Một sự kiện khách quan là ngay khi dự án Sân bay Long Thành sắp đệ trình quốc hội xem xét thì dư luận lại vỡ ra như một quả bom vì một trang mạng độc lập nhưng có uy tín với các tổ chức du lịch và các hãng tin quốc tế là Sleepinginairport đã xếp hạng hai sân bay xịn nhất Việt Nam là Nội Bài và Tân Sơn Nhất nằm trong danh sách mười sân bay tệ nhất châu Á.
Ông Lương Hoài Nam nguyên Tổng Giám Đốc hãng hàng không Jestar thì thừa nhận những đánh giá này là đúng nhưng giải thích nguyên nhân là do sân bay bị chật hẹp quá tải.
Phải cạnh tranh với những người điều hành chuyên nghiệp
Điều này lại liên quan hết sức thiết yếu đến một mục tiêu quan trọng là ước mơ xây dựng sân bay Long Thành thành “cảng trung chuyển quốc tế khu vực”. Không thể bỏ nhiều tiền, xây được một sân bay to là đương nhiên thu hút khách và trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế.
Lâu nay, vai trò cảng trung chuyển khu vực đã thuộc về các sân bay Chek Lap Kok (Hong Kong), Changi (Singapore), Suvamabhumi (Thái Lan) KLIA 1 và KLIA 2 (Malaysia). Họ không chỉ đã có khách hàng thường xuyên mà còn có những hãng hàng không rất mạnh, hệ thống dịch vụ tiếp nhận du khách rất tốt. Đặc biệt là khả năng tổ chức điều hành và phương pháp quản lý phục vụ hành khách tuyệt vời.
Ai cũng có ước mơ, ai cũng có hoài bão làm ra những điều kỳ vĩ, nhưng ước mơ, hoài bão ấy phải tạo dựng có cơ sở và phải thực hiện bằng nỗ lực hết mình, nếu không chỉ sẽ vun tiền trên cát. Bộ Trưởng Đinh La Thăng tự hào, tự tin tuyên bố là các công trình giao thông không bị đội vốn, thậm chí còn tiết kiệm thấp hơn vốn dự kiến ban đầu nhưng ông quên rằng có nhiều dự án đầu tư hoành tráng cũng mang bao ước mơ kỳ vĩ, mang những trọng trách phát triển vực dậy kinh tế cho đất nước đã sụp đổ để lại những món nợ khổng lồ, đó là những Cảng trung chuyển Vân Phong, đó là những Vinashine với ước mơ xây dựng công nghiệp đóng tàu hàng đầu thế giới, Vinaline hệ thống vận tải biển tầm cỡ.… Những người khổng lồ chân đất sét này đều sụp đổ do lý do chủ quan là yếu kém trong trách nhiệm, năng lực quản lý và không thể không nói tới căn bệnh tất yếu là tham nhũng.
Những vấn đề nêu trên rất quan trọng và là chuyện vĩ mô chuyên sâu xin dành cho các nhà chuyên môn. Nhưng đứng ở góc độ dư luận xã hội xem xét sự kiện này, chúng tôi có mấy băn khoăn về tính khả thi về hiệu quả của dự án ở tinh thần trách nhiệm và năng lực quản lý điều hành của những người tham gia dự án và của cả bộ máy điều hành ngành giao thông nói chung.
Nhầm lẫn ngay từ bước khởi đầu, ngay vấn đề quan trọng thiết yếu nhất
Sự kiện đáng tiếc mà tuần qua dư luận hết sức băn khoăn là sự nhầm lẫn của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phạm Quý Tiêu khi trả lời trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ về nguồn vốn hai tỉ đô la mà chính phủ Nhật đầu tư cho dự án sân bay Long Thành buộc Đại sứ quán Nhật phải có thông tin đính chính. Dù Thứ trưởng Tiêu đã kịp thời có thư xin lỗi Đại sứ Nhật tại Việt Nam về sự nhầm lẫn của mình nhưng qua đó đã bộc lộ hai điều quan trọng.
Một là, dù vì bất cứ lý do gì đi nữa, đối với dự án mang tầm cỡ quốc gia, chủ động phát biểu trên diễn đàn chính thống của quốc gia chứ không phải là phát biểu thụ động trong cuộc gặp bất ngờ, với vai trò là thứ trưởng bộ chủ quản của dự án, sự nhầm lẫn chết người của Thứ trưởng Tiêu đã cho thấy các quan chức có trách nhiệm của Việt Nam đã chưa làm đúng trách nhiệm trong dự án quan trọng này.
Thứ hai, việc Thứ trưởng Tiêu chỉ viết thư xin lỗi Đại Sứ quán Nhật mà không hề có lời xin lỗi nào với 90 triệu người dân Việt Nam càng cho thấy sự chưa đầy đủ về trách nhiệm của nhà quản lý đối với những người dân, những người có nguy cơ sẽ phải đóng thuế để trả nợ cho khoản đầu tư lớn lao này.
Yếu kém về quản lý điều hành ngay ở các sân bay hiện hữu
Một sự kiện khách quan là ngay khi dự án Sân bay Long Thành sắp đệ trình quốc hội xem xét thì dư luận lại vỡ ra như một quả bom vì một trang mạng độc lập nhưng có uy tín với các tổ chức du lịch và các hãng tin quốc tế là Sleepinginairport đã xếp hạng hai sân bay xịn nhất Việt Nam là Nội Bài và Tân Sơn Nhất nằm trong danh sách mười sân bay tệ nhất châu Á.
Trang mạng Sleepingiairports sắp hạng các sân bay dựa vào tiêu chí cụ thể là “4 C” gồm: Comfor - thoải mái, Convenience - tiện nghi, Cleanlines - sạch sẽ, Custumae services - dịch vụ khách hàng. Nhận xét của trang này về những điểm kém của hai sân bay Việt Nam cũng rất rõ ràng là với Nội Bài quá hỗn loạn và bẩn thỉu. Hệ thống điều hòa cũng là một vấn đề đáng lo ngại, khi khí hậu vốn đã nóng cộng thêm đám đông ồn ào khiến nơi đây càng thêm nóng bức. Hệ thống thông tin chuyến bay và biển báo hiệu quá nghèo nàn.
Sân bay bị nhận xét thiếu quầy đổi ngoại tệ và ghế ngồi quá ít, quá hỗn loạn và bẩn thỉu. Sân bay Tân Sơn Nhất tại TP.HCM chỉ được xếp vào hạng trung bình khá với mức độ tiện nghi tạm chấp nhận được; tuy nhiên, mức độ sạch sẽ vẫn còn chưa ổn định.
Tiếp nhận thông tin này, ông Lại Xuân Thanh Cục Trưởng Cục Hàng không phản biện cho rằng nói sân bay Việt Nam tệ nhất châu Á là không khách quan. Ông Thanh liệt kê ra các công trình đầu tư nâng cấp sân bay để chứng minh. Người đọc đã không tán đồng những phản biện và lý giải này vì đánh giá của trang mạng Sleepingiairports là so sánh các tiêu chí phục vụ sân bay Việt Nam so với sân bay quốc tế châu Á, không phải bảo là Việt Nam tiến bộ hay thụt lùi, những thông tin “khoe của” của ông Thanh không giải đáp được những kém cỏi khách quan đang thể hiện đồng thời cho thấy thái độ cầu thị phục vụ khách hàng chưa cao.
Ông Lương Hoài Nam nguyên Tổng Giám Đốc hãng hàng không Jestar thì thừa nhận những đánh giá này là đúng nhưng giải thích nguyên nhân là do sân bay bị chật hẹp quá tải.
Với góc độ một hành khách, chúng tôi hoàn toàn tán đồng đánh giá của trang mạng Sleepingiairports và còn có thể bổ sung thêm những nhược điểm khác là chi phí dịch vụ ở các sân bay Việt Nam quá cao so với các sân bay quốc tế khác, từ nước uống, thức ăn. Đánh giá của trang mạng Sleepingiairports không kêu ca sân bay của ta chật hẹp mà khẳng định rõ vệ sinh kém, mất trật tự, … cách khắc phục các khuyết điểm này hoàn toàn có thể là biện pháp quản lý, tinh thần thái độ phục vụ chứ không nhất thiết phải xây dựng mở rộng.
Có một so sánh nhỏ, ở sân bay Donmuang Bangkok khá cũ kỹ, diện tích không lớn lắm, lưu lượng hành khách rõ ràng đông đúc hơn Tân Sơn Nhất hay Nội Bài nhưng không hề bị phê phán là mất trật tự hay nóng bức. Ông bà xưa có nói “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” rõ là những khuyết nhược điểm ở sân bay Việt Nam bị đánh giá thấp phát xuất từ trình độ quản lý, tinh thần trách nhiệm.
Phải cạnh tranh với những người điều hành chuyên nghiệp
Điều này lại liên quan hết sức thiết yếu đến một mục tiêu quan trọng là ước mơ xây dựng sân bay Long Thành thành “cảng trung chuyển quốc tế khu vực”. Không thể bỏ nhiều tiền, xây được một sân bay to là đương nhiên thu hút khách và trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế.
Lâu nay, vai trò cảng trung chuyển khu vực đã thuộc về các sân bay Chek Lap Kok (Hong Kong), Changi (Singapore), Suvamabhumi (Thái Lan) KLIA 1 và KLIA 2 (Malaysia). Họ không chỉ đã có khách hàng thường xuyên mà còn có những hãng hàng không rất mạnh, hệ thống dịch vụ tiếp nhận du khách rất tốt. Đặc biệt là khả năng tổ chức điều hành và phương pháp quản lý phục vụ hành khách tuyệt vời.
Muốn trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế là phải cạnh tranh gay gắt và thu hút thật tốt về du lịch tranh giành thị phần với những đại gia lão luyện này. Muốn làm được điều đó, phải có con người, phải có chiến lược cạnh tranh về năng lực quản lý điều hành và chất lượng phục vụ với những sân bay tiên tiến của khu vực. Liệu việc đó có khả thi khi ngay tại các sân bay hiện hữu, chúng ta đã thua sút họ quá xa và hoàn toàn hài lòng với sự thua sút ấy mà không có dấu hiệu cầu thị sửa đổi?
Ai cũng có ước mơ, ai cũng có hoài bão làm ra những điều kỳ vĩ, nhưng ước mơ, hoài bão ấy phải tạo dựng có cơ sở và phải thực hiện bằng nỗ lực hết mình, nếu không chỉ sẽ vun tiền trên cát. Bộ Trưởng Đinh La Thăng tự hào, tự tin tuyên bố là các công trình giao thông không bị đội vốn, thậm chí còn tiết kiệm thấp hơn vốn dự kiến ban đầu nhưng ông quên rằng có nhiều dự án đầu tư hoành tráng cũng mang bao ước mơ kỳ vĩ, mang những trọng trách phát triển vực dậy kinh tế cho đất nước đã sụp đổ để lại những món nợ khổng lồ, đó là những Cảng trung chuyển Vân Phong, đó là những Vinashine với ước mơ xây dựng công nghiệp đóng tàu hàng đầu thế giới, Vinaline hệ thống vận tải biển tầm cỡ.… Những người khổng lồ chân đất sét này đều sụp đổ do lý do chủ quan là yếu kém trong trách nhiệm, năng lực quản lý và không thể không nói tới căn bệnh tất yếu là tham nhũng.
Chính vì vậy, trong những yếu tố cần cân nhắc để quyết định đầu tư cho dự án sân bay Long Thành hay không, không thể bỏ qua yếu tố trách nhiệm, khả năng quản lý điều hành. Nếu xem nhẹ yếu tố này thì nguy cơ đổ tiền xây được sân bay to đẹp nhưng vắng khách, hiệu quả đầu tư thấp, nợ công chất chồng sẽ là điều không tránh khỏi. Nên chăng thay vì xây mới, xây lớn sân bay, hãy lập dự án nâng cao năng lực điều hành cải thiện chất lượng, năng suất ở ngay hai sân bay hiện hữu?
http://nguoidongbang.blogspot.ch/2014/10/du-san-bay-long-thanh-au-tu-lon-trach.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét