Lương 36 triệu, khổ quá!
Các ông chủ tịch hay TGĐ các tập đoàn, tổng công ty nhà nước ta thán, với mức lương 36 triệu đồng hàng tháng như vậy, các ông… khổ quá. Khó sống quá. Theo quy định tại Nghị định 50 và 51 của Chính phủ, thì mức lương cao nhất cho chủ tịch hội đồng thành viên (HĐTV) một doanh nghiệp nhà nước là 36 triệu đồng/tháng, tức 432 triệu đồng/năm. Đó là một mức lương cao ngất ngưởng.
36 triệu đồng/tháng, là mỗi ngày có 1,2 triệu đồng. Với một gia đình công chức hay viên chức bình thường, thì mỗi ngày muốn… tiêu hết 1,2 triệu đồng, cũng là chuyện khó. Còn đối với đa số người dân trong xã hội, mức lương đó chỉ xuất hiện trong giấc mơ.
Thế nhưng, theo báo cáo của Bộ Công thương mới đây, thì hiện tại chủ tịch HĐTV các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đều có mức lương cao hơn rất nhiều: Lương Chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ Tổng công ty Dầu thực vật Việt Nam 74,7 triệu đồng/tháng; lương Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 65,8 triệu/tháng; lương TGĐ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 64,3 triệu/tháng; lương Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam 61,3 triệu đồng/tháng…
Sở dĩ các ông chủ tịch hay TGĐ các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải “tự cho phép” mình được hưởng mức lương trên sáu chục, bảy chục triệu đồng mỗi tháng (cao gấp đôi mức quy định của Chính phủ tại 2 nghị định trên), là vì theo các ông, với mức lương 36 triệu đồng hàng tháng như vậy, các ông… khổ quá. Khó sống quá.
Và đã không ít lần các ông ta thán rằng mức lương 36 triệu do Chính phủ quy định là “cứng nhắc”, “không phù hợp với tình hình thực tế”.
Mới đầu năm nay thôi, tại hội nghị toàn quốc về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, ông Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam còn cho rằng lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước (chắc chắn trong số đó có ông) hiện rất “khó sống” với mức lương 36 triệu đồng, và đề xuất rằng “mức lương cũng phải theo cơ chế thị trường”.
Không biết nên hiểu cái câu “cơ chế thị trường” của ông như thế nào, khi mà phần lớn các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đều nợ đầm nợ đìa, và số nợ khó có khả năng chi trả, phải đề nghị nhà nước hết “khoanh”, hết “hoãn” đến “cứu” đã lên đến con số hàng trăm ngàn tỷ.
Ngân hàng thì nợ xấu chồng chất, xoay xở tứ tung hết “bán nợ” đến “đảo nợ” cũng không xong. Và nếu thị trường là lời ăn lỗ chịu, vay không trả được sẽ phá sản, thì mức lương của các ông nên như thế nào: Bằng không? Phải móc tiền túi ra mà đền theo quy định của Nghị định về chống lãng phí của Chính phủ? Hay càng lỗ, càng làm mất vốn nhà nước thì lương càng cao?
Như để đáp lại lời kêu ca của ông Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đã lên tiếng rằng mức lương sáu, bảy chục triệu mà các ông đang hưởng hiện nay chỉ là “phần nổi của những tảng băng chìm”.
Bởi ngoài mức lương đó ra, các ông còn có những khoản thu khác, lên đến vài ba trăm triệu mỗi tháng. Những khoản thu này không được báo cáo và cũng không ai dám báo cáo.
Còn người dân thì chia sẻ cái “khổ”, cái “khó sống” do lương thấp của các ông bằng một lời khuyên: Đã khổ, đã khó sống được bằng lương, thì nên từ chức quách đi. Đẩy cái khổ, cái khó sống ấy sang cho người khác có sướng hơn không?
Vũ Hữu Sự
(Nông Nghiệp)
Thế nhưng, theo báo cáo của Bộ Công thương mới đây, thì hiện tại chủ tịch HĐTV các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đều có mức lương cao hơn rất nhiều: Lương Chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ Tổng công ty Dầu thực vật Việt Nam 74,7 triệu đồng/tháng; lương Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 65,8 triệu/tháng; lương TGĐ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 64,3 triệu/tháng; lương Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam 61,3 triệu đồng/tháng…
Sở dĩ các ông chủ tịch hay TGĐ các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải “tự cho phép” mình được hưởng mức lương trên sáu chục, bảy chục triệu đồng mỗi tháng (cao gấp đôi mức quy định của Chính phủ tại 2 nghị định trên), là vì theo các ông, với mức lương 36 triệu đồng hàng tháng như vậy, các ông… khổ quá. Khó sống quá.
Và đã không ít lần các ông ta thán rằng mức lương 36 triệu do Chính phủ quy định là “cứng nhắc”, “không phù hợp với tình hình thực tế”.
Mới đầu năm nay thôi, tại hội nghị toàn quốc về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, ông Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam còn cho rằng lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước (chắc chắn trong số đó có ông) hiện rất “khó sống” với mức lương 36 triệu đồng, và đề xuất rằng “mức lương cũng phải theo cơ chế thị trường”.
Không biết nên hiểu cái câu “cơ chế thị trường” của ông như thế nào, khi mà phần lớn các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đều nợ đầm nợ đìa, và số nợ khó có khả năng chi trả, phải đề nghị nhà nước hết “khoanh”, hết “hoãn” đến “cứu” đã lên đến con số hàng trăm ngàn tỷ.
Ngân hàng thì nợ xấu chồng chất, xoay xở tứ tung hết “bán nợ” đến “đảo nợ” cũng không xong. Và nếu thị trường là lời ăn lỗ chịu, vay không trả được sẽ phá sản, thì mức lương của các ông nên như thế nào: Bằng không? Phải móc tiền túi ra mà đền theo quy định của Nghị định về chống lãng phí của Chính phủ? Hay càng lỗ, càng làm mất vốn nhà nước thì lương càng cao?
Như để đáp lại lời kêu ca của ông Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đã lên tiếng rằng mức lương sáu, bảy chục triệu mà các ông đang hưởng hiện nay chỉ là “phần nổi của những tảng băng chìm”.
Bởi ngoài mức lương đó ra, các ông còn có những khoản thu khác, lên đến vài ba trăm triệu mỗi tháng. Những khoản thu này không được báo cáo và cũng không ai dám báo cáo.
Còn người dân thì chia sẻ cái “khổ”, cái “khó sống” do lương thấp của các ông bằng một lời khuyên: Đã khổ, đã khó sống được bằng lương, thì nên từ chức quách đi. Đẩy cái khổ, cái khó sống ấy sang cho người khác có sướng hơn không?
Vũ Hữu Sự
(Nông Nghiệp)
Nếu không tham ô tham nhũng thì mức này là bình thấp. Lương 1 team leader đã ngang chừng ấy rồi. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, làm ăn thua lỗ thì lấy gì mà nhận lương cao. Hiệu quả của mấy ông này chưa chắc bằng 1 team leader nhỏ.
Trả lờiXóa