Ronald McKinnon, tác giả lý thuyết "áp chế tài chính", đột ngột qua đời
Sự ra đi của McKinnon là mất mát lớn đối với gia đình, người thân, đồng nghiệp và cộng đồng các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới.
Ronald McKinnon - giáo sư trường đại học Stanford
qua đời ở tuổi 80 (Ảnh: Đại học Stanford)
Giáo sư kinh tế Ronald McKinnon đã qua đời vào ngày 1/10 vừa qua do biến chứng từ một tai nạn mà ông đã gặp phải ở sân bay San Francisco. Theo thông tin trên được John Shoven đến từ trường đại học Stanford (nơi ông McKinnon làm giáo sư kể từ năm 1961) cung cấp, McKinnon đã bị thương nặng do ngã vào một chiếc thang cuốn ở sân bay San Francisco 12 ngày trước đó. Kể từ khi xảy ra tai nạn, ông McKinnon đã phải chịu đựng một loạt các cơn đột quỵ liên tiếp.McKinnon đã để lại nguồn tài liệu phong phú qua các công trình nghiên cứu về tỷ giá hối đoái, tài chính, phát triển kinh tế và hệ thống tiền tệ. Trong số đó, McKinnon được biết đến nhiều nhất nhờ công trình phát triển một cách độc lập lý thuyết "áp chế tài chính" (financial repression) cùng với người thầy của mình là Edward Shaw trong đầu những năm 1970. Lý thuyết áp chế tài chính lại làm nảy sinh hàng loạt các nghiên cứu kinh tế lượng về quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư với tăng trưởng và giữa tiết kiệm, đầu tư với lãi suất, lạm phát.
Mục đích ban đầu của lý thuyết nhằm giải thích sự chênh lệch về phát triển kinh tế và thuật ngữ "áp chế tài chính" đã trở lại thịnh hành trong những năm gần đây, được dùng miêu tả nhiều phản ứng chính sách gây ra suy thoái kinh tế hoặc khủng hoảng tài chính.
Trong những năm gần đây, những nghiên cứu của McKinnon tập trung hướng vào vai trò của đồng đô-la Mỹ trong hệ thống tài chính thế giới. McKinnon đã nghiên cứu về chính sách lãi suất 0% và chương trình nới lỏng định lượng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong những năm qua. Qua đó, McKinnon cảnh báo về những tác động tiêu cực của lãi suất thực âm khi nó được sử dụng như một công cụ độc lập trong tập hợp các công cụ chính sách tiền tệ khác.
McKinnon dự báo tại Mỹ, chính sách tiền tệ đang thi hành sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát, biến dạng trong hệ thống ngân hàng và tổng tín dụng cho vay giảm cùng với mức lãi suất cao hơn. Tuy nhiên trên thực tế, lạm phát tại Mỹ đã không tăng nhanh và tín dụng cho vay của các ngân hàng cũng đã được định hướng lại bằng cách không hướng đến những khoản vay không sinh lời, thiếu nhu cầu vay và thiếu những ràng buộc pháp lý. Năm ngoái, cầu tín dụng đã phục hồi cùng với nền kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, McKinnon đã có những đóng góp lớn cho nền kinh tế, đặc biệt trong việc điều chỉnh cách chính phủ gây ra biến dạng thị trường tài chính, có thể gây tổn thương cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Nguồn Theo DVO/ Đại học Stanford, The Economisthttp://gafin.vn/20141003094446415p32c82/ronald-mckinnon-tac-gia-ly-thuyet-ap-che-tai-chinh-dot-ngot-qua-doi.htm
Tuy nhiên, McKinnon đã có những đóng góp lớn cho nền kinh tế, đặc biệt trong việc điều chỉnh cách chính phủ gây ra biến dạng thị trường tài chính, có thể gây tổn thương cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Nguồn Theo DVO/ Đại học Stanford, The Economisthttp://gafin.vn/20141003094446415p32c82/ronald-mckinnon-tac-gia-ly-thuyet-ap-che-tai-chinh-dot-ngot-qua-doi.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét