Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

'Chim hoà bình không bay được thì dân thông cảm'

Đất nước đói nghèo, dân sống lầm than, bị áp bức thậm tệ... sung sướng gì mà quan chức đua nhau vẽ ra đủ loại sự kiện để tổ chức liên hoan, ăn mừng, bắn pháo hoa, thả chim, lễ hội kim chi... Không biết chúng nó có còn lý trí của con người bình thường nữa không ? Đểu nhất, khốn nạn nhất là cưỡng bức, cướp đoạt tiền của dân, của doanh nghiệp để tổ chức rồi khoe là không dùng tiền ngân sách mà thực hiện qua "xã hội hóa". Lo gic thông thường đối với các sự kiện xã hội là nếu không chắc chắn thì không làm, biết chắc chim sẽ không bay thì tổ chức thả chim làm gì ? Cái gì ẩn sau chuyện cố tình thả chim này ?
'Nếu chim hoà bình không bay được thì dân thông cảm'
Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch đã trả lời báo chí khi được hỏi về sự kiện thả chim bồ câu mừng Giải phóng Thủ đô. Trong cuộc họp do Thành uỷ Hà Nội tổ chức chiều 7/10, ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch đã trao đổi với bào chí nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động tổ chức kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Ông Tô Văn Động phát biểu tại cuộc họp báo.
Liên quan đến tổng kinh phí để tổ chức các chương trình, sự kiện kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, có thông tin cho biết, Hà Nội đã bỏ ra khoảng 800 tỷ đồng. Về vấn đề này, ông Tô Văn Động cho hay, ông không nắm được bởi Sở Tài chính là cơ quan quản lý về ngân sách.

Kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô năm này cũng là dịp 15 năm tổ chức UNESCO vinh danh Hà Nội là Thành phố vì Hoà Bình. Bởi vậy, nhiều người quan tâm tới việc Hà Nội có tổ chức sự kiện thả chim bồ câu trong dịp này hay không?


Trả lời câu hỏi này, ông Tô Văn Động cho biết, sáng 12/10, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức sự kiện thả chim nhưng phải kết hợp với… bóng bay. Lý do là vì tháng 10 chim bồ câu ít bay, muốn kiếm chim bồ câu bay nhiều thì rất khó. 

“Bây giờ mua chim bay được rất khó. Chúng tôi đã cử người sang Đông Anh đặt mua mãi mà chưa được 100 con. Vì vậy chúng tôi sẽ phải thả kèm với bóng bay để thực hiện sự kiện. Nhưng nói thật, nếu chim không bay được thì phóng viên và bà con cũng phải thông cảm với chúng tôi,” ông Động nói.

Cũng tại cuộc họp báo, Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch cho biết, hiện Sở này đang hoàn thiện hồ sơ để cầu Long Biên được công nhận là di sản Quốc gia. Về việc tổ chức sự kiện gì tại cầu Long Biên trong dịp kỷ niệm Giải phóng Thủ đô hay không, ông Tô Văn Động cho biết các cơ quan chức năng đang nghiên cứu về điều này.

Ông Động cho biết, trước đây Thành phố cũng đã từng tổ chức sự kiện trên cầu. Tuy nhiên, sau đó Sở nhận được những ý kiến trái chiều, có người ủng hộ, có người không. Bởi vậy, lần này Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch cần phải thận trọng. Nếu tổ chức thì các cơ quan chức năng cần phải nghiên cứu để tạo kịch bản phù hợp, hiệu quả.

Liên quan đến tổng kinh phí để tổ chức các chương trình, sự kiện kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, có thông tin cho biết, Hà Nội đã bỏ ra khoảng 800 tỷ đồng. Về vấn đề này, ông Tô Văn Động cho hay, ông không nắm được bởi Sở Tài chính là cơ quan quản lý về ngân sách.
Theo ông Tô Văn Động, có rất nhiều cơ quan tham gia thực hiện nhiệm vụ kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô. Sau khi xác định tất cả các nội dung mà Thành phố đã cho phép tổ chức, các cơ quan, trong đó có Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch sẽ chuyển toàn bộ nội dung sang Sở Tài chính. Sở Tài chính sẽ thẩm định, cân đối để rồi quyết định cấp ngân sách hay huy động nguồn xã hội hoá.

“Chúng tôi chỉ kiểm đếm được những phần kinh phí đối với những sự kiện do Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch thực hiện trực tiếp. Nhưng đến hôm nay hoạt động kỷ niệm vẫn chưa xong nên chúng tôi cũng chưa thể công bố con số cụ thể. Còn về tổng chi phí để tổ chức kỷ niệm là do Sở Tài chính nắm.

Nhưng tôi có thể công bố con số tương đối chính xác, đó là trong số kinh phí Thành phố bỏ ra để tổ chức kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đợt này thì có 30 tỷ đồng được chi cho an sinh xã hội và đền ơn đáp nghĩa,” ông Động cho hay.

Ông Tô Văn Động cho biết thêm, riêng các hoạt động do Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức thì đều có nguồn kinh phí xã hội hoá, ngân sách Thành phỗ hỗ trợ một phần. Trong đó, chương trình đua xe đạp quanh bờ Hoàn Kiếm có kinh phí 100% là xã hội hoá.

“Không phải tất cả các hoạt động nghệ thuật, thể thao và du lịch là xã hội hoá toàn bộ, nhưng đều có một phần xã hội hoá. Ví dụ, trong Liên hoan Giọng hát Thành phố năm 2011, ngân sách bỏ ra 50 triệu tiền thưởng nhưng chúng tôi đã xã hội hoá thêm 50 triệu nữa là 100 triệu.

Bởi vậy, trong đêm 10/10 sắp tới, nếu chương trình nào có treo quảng cáo thì đó là chương trình xã hội hoá, ngân sách hỗ trợ một phần”, ông Động cho biết.

Đà Long
(VTC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét