Song mã què và chú ngựa thứ ba
Tại thời điểm này, mặc dù kinh tế Việt Nam có vẻ đang ổn định, phần lớn người Việt, từ các chuyên gia kinh tế, các chủ doanh nghiệp, đến người lao động, đều có cái nhìn không mấy tích cực về triển vọng kinh tế ngắn và trung hạn của Việt Nam. Điều này ít nhiều mâu thuẫn với quan điểm của giới quan sát và đầu tư quốc tế.
Khác với quan điểm chung của người Việt, nhóm này có cái nhìn tích cực một cách thận trọng. Hồi cuối tháng 7 vừa rồi Moody đã nâng hạng tín dụng của Việt Nam từ B2 lên B1. Trước đó không lâu, hồi tháng 1 cùng năm, Fitch Ratings cũng nâng đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam lên mức B+ với triển vọng tích cực.
Có nhiều lý do giải thích tại sao lại có sự bất đồng (dù không lớn) trong cách nhìn của giới quan sát và các nhà đầu tư nước ngoài khi so với các đánh giá từ trong nước. Một trong những lý do đó là khu vực kinh tế nước ngoài đang ăn nên làm ra ở Việt Nam, trong khi khu vực trong nước (bao gồm cả kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân) còn đang vật lộn chưa có lối ra. Nếu ví kinh tế Việt Nam như một cỗ xe tam mã, gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, và kinh tế nước ngoài, thì hai chú ngựa Việt Nam đều đang ốm yếu. Chỉ duy có chú ngựa nước ngoài là khỏe mạnh.
Song mã què
Khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn là khu vực gây thất vọng lớn nhất trong toàn bộ bức tranh kinh tế Việt nam. Trong giai đoạn nhạy cảm của kinh tế Việt nam hiện nay, hai vấn đề lớn nhất về DNNN tồn tại từ trước và vẫn không có tiến bộ gì là (a) sự tồn tại của DNNN trên diện rộng và (b) mô hình quản trị và giám sát các doanh nghiệp này.
Việc giảm bớt số lượng các doanh nghiệp nhà nước, chỉ giữ lại một số ít thật sự “tinh” và trong các lĩnh vực thực sự cần thiết, là nhằm giảm tải việc quản lý và giám sát của nhà nước đối với các doanh nghiệp này, và quan trọng hơn, để hạn chế gánh nặng ngân sách phải dùng để tài trợ các khoản lỗ của khu vực này.
Trần Vinh Dự
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)
Có nhiều lý do giải thích tại sao lại có sự bất đồng (dù không lớn) trong cách nhìn của giới quan sát và các nhà đầu tư nước ngoài khi so với các đánh giá từ trong nước. Một trong những lý do đó là khu vực kinh tế nước ngoài đang ăn nên làm ra ở Việt Nam, trong khi khu vực trong nước (bao gồm cả kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân) còn đang vật lộn chưa có lối ra. Nếu ví kinh tế Việt Nam như một cỗ xe tam mã, gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, và kinh tế nước ngoài, thì hai chú ngựa Việt Nam đều đang ốm yếu. Chỉ duy có chú ngựa nước ngoài là khỏe mạnh.
Song mã què
Khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn là khu vực gây thất vọng lớn nhất trong toàn bộ bức tranh kinh tế Việt nam. Trong giai đoạn nhạy cảm của kinh tế Việt nam hiện nay, hai vấn đề lớn nhất về DNNN tồn tại từ trước và vẫn không có tiến bộ gì là (a) sự tồn tại của DNNN trên diện rộng và (b) mô hình quản trị và giám sát các doanh nghiệp này.
Việc giảm bớt số lượng các doanh nghiệp nhà nước, chỉ giữ lại một số ít thật sự “tinh” và trong các lĩnh vực thực sự cần thiết, là nhằm giảm tải việc quản lý và giám sát của nhà nước đối với các doanh nghiệp này, và quan trọng hơn, để hạn chế gánh nặng ngân sách phải dùng để tài trợ các khoản lỗ của khu vực này.
Thế nhưng quá trình này vẫn hết sức ì ạch, có lẽ vì 3 lý do chính: (a) quyết tâm chính trị chưa đủ lớn để thắng được sức ỳ quán tính của các lãnh đạo DNNN, (b) tài sản chủ yếu của các DNNN là đất đai, hiện nay không hấp dẫn vì thị trường bất động sản (BĐS) yếu, và (c) nợ nần của các DNNN được đem ra cổ phần hóa nhiều, lợi nhuận thấp hoặc thậm chí lỗ;
Điểm (b) và (c) khiến cho việc bán các doanh nghiệp này dưới dạng doanh nghiệp (bán trọn gói, bao gồm cả nợ) là thực sự khó, ngay cả bán dưới dạng tài sản (đất đai) cũng không dễ vì thị trường BĐS đã thừa mứa nguồn cung, việc ôm đất vào tại thời điểm này không giải quyết được gì (trừ khi mua rất rẻ).
Đổi mới mô hình quản trị và giám sát DNNN theo hướng hiện đại và đúng chuẩn của thế giới không khó về lý thuyết (vì các mô hình này đã có sẵn và đã được thực tế kiểm định nhiều nên các ưu khuyết điểm của từng mô hình đều được bộc lộ rõ). Thế nhưng điểm khó khăn nhất là việc đổi mới mô hình quản trị sẽ là tăng trách nhiệm của lãnh đạo DNNN và tăng tính minh bạch của hệ thống (làm giảm lợi ích của lãnh đạo DNNN). Cả hai vấn đề này đều dẫn đến sức cản rất lớn từ lãnh đạo DNNN. Ngay cả khi việc thay đổi này đi kèm với cơ chế thưởng theo thành tích đủ lớn theo đúng mức trên thị trường thì khả năng rất cao là cũng vẫn phải thay phần lớn lãnh đạo DNNN bằng những nhân tố mới, vì thế vẫn sẽ bị nhóm này chống đối quyết liệt.
Trong khi đó, mặc dù kinh tế vĩ mô tương đối ổn định trở lại trong gần 3 năm qua, khu vực tư nhân vẫn chưa có những tiến bộ đáng kể. Tình trạng chung ở phần lớn các doanh nghiệp tư nhân vẫn khá ảm đạm. Đây là giai đoạn không thể tránh khỏi vì các sai lầm chết người của khu vực tư nhân trong các năm trước (giai đoạn phát triển quá nóng), thể hiện chủ yếu ở: (a) vay nợ quá nhiều, cơ cấu nợ trên tổng tài sản quá lớn, quá rủi ro, vì thế cần thời gian để deleverage (giảm nợ) và thời gian này chắc chắn không nhanh được; và (b) mở rộng công suất bừa bãi, dẫn tới tình trạng thừa công suất trong nhiều ngành (với những ngành xuất khẩu thì không đáng lo, nhưng những ngành hướng vào tiêu dùng nội địa thì cần nhiều thời gian để nhu cầu tiêu dùng nội địa bắt kịp).
Các cam kết quốc tế về tự do thương mại sắp đến giai đoạn phải triển khai (thí dụ như AFTA 2015) sẽ còn làm môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khắc nghiệt hơn rất nhiều so với hiện nay. Đáng tiếc là nhà nước có rất ít dư địa chính sách để giúp được khu vực tư nhân trong ván bài khó khăn này.
Chú ngựa thứ ba
Theo Tổng cục Thống kê, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là khu vực giữ được sự tăng trưởng ổn định ở hầu hết các lĩnh vực. Số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên phạm vi toàn quốc thời điểm 31/12/2013 là 9093 doanh nghiệp, gấp 6 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 mỗi năm tăng xấp xỉ 16%. Tổng số vốn của khu vực doanh nghiệp FDI sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thời điểm 31/12/2013 là 3411 nghìn tỷ đồng, gấp 14,2 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 tăng 22,4%/năm. Doanh thu thuần năm 2013 của khu vực doanh nghiệp FDI là 3138 nghìn tỷ đồng, gấp 19,4 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 tăng 25,3%/năm.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, lợi nhuận trước thuế năm 2013 của khu vực FDI đạt 248 nghìn tỷ đồng, gấp 11,5 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 tăng 15,4%/năm. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước của khu vực này năm 2013 là 214,3 nghìn tỷ đồng, gấp 9 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 tăng 18,1%/năm.
Khu vực FDI được coi là khu vực năng động và hiệu quả nhất. Chỉ số quay vòng vốn (tính bằng doanh thu trên vốn) của khu vực FDI cao hơn các khu vực còn lại, chỉ số này của khu vực FDI năm 2013 đạt 0,9 lần (năm 2000 là 0,7 lần), trong khi khu vực DN ngoài nhà nước là 0,7 lần và thấp nhất là các DNNN chỉ có 0,5 lần. Hiệu suất sinh lợi trên vốn và trên doanh thu của khu vực FDI cao hơn nhiều so với các khu vực còn lại, cụ thể hiệu suất sinh lời trên vốn và trên doanh thu của khu vực FDI năm 2013 đạt 7,3% và 7,9% trong khi khu vực DNNN đạt 3,2% và 6%, thấp nhất là khu vực DN ngoài nhà nước với 0,8% và 1,2%. Thu nhập bình quân một lao động một tháng năm 2013 đạt 6,6 triệu đồng, thấp hơn mức 9,6 triệu đồng của khu vực DNNN, nhưng cao hơn mức 5,1 triệu đồng của khu vực DN ngoài nhà nước.
Mặc dù khu vực doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng không cao trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp về các chỉ tiêu như số doanh nghiệp, lao động, vốn và doanh thu, nhưng khu vực này lại chiếm tỷ trọng cao về lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước. Năm 2013 các doanh nghiệp FDI chiếm tới 45,4% tổng lợi nhuận và 30,5% tổng số nộp ngân sách nhà nước của toàn bộ khu vực doanh nghiệp.
Như thế, xét về tương quan không khó hiểu tại sao khu vực nước ngoài đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam lạc quan hơn khu vực trong nước. Tuy nhiên, cỗ xe tam mã sẽ không thể chạy tốt khi 2 trong 3 chú ngựa kéo xe đang là những chú ngựa què. Việt Nam không thể chỉ dựa vào khu vực nước ngoài để kéo nền kinh tế hồi phục.
Điểm (b) và (c) khiến cho việc bán các doanh nghiệp này dưới dạng doanh nghiệp (bán trọn gói, bao gồm cả nợ) là thực sự khó, ngay cả bán dưới dạng tài sản (đất đai) cũng không dễ vì thị trường BĐS đã thừa mứa nguồn cung, việc ôm đất vào tại thời điểm này không giải quyết được gì (trừ khi mua rất rẻ).
Đổi mới mô hình quản trị và giám sát DNNN theo hướng hiện đại và đúng chuẩn của thế giới không khó về lý thuyết (vì các mô hình này đã có sẵn và đã được thực tế kiểm định nhiều nên các ưu khuyết điểm của từng mô hình đều được bộc lộ rõ). Thế nhưng điểm khó khăn nhất là việc đổi mới mô hình quản trị sẽ là tăng trách nhiệm của lãnh đạo DNNN và tăng tính minh bạch của hệ thống (làm giảm lợi ích của lãnh đạo DNNN). Cả hai vấn đề này đều dẫn đến sức cản rất lớn từ lãnh đạo DNNN. Ngay cả khi việc thay đổi này đi kèm với cơ chế thưởng theo thành tích đủ lớn theo đúng mức trên thị trường thì khả năng rất cao là cũng vẫn phải thay phần lớn lãnh đạo DNNN bằng những nhân tố mới, vì thế vẫn sẽ bị nhóm này chống đối quyết liệt.
Trong khi đó, mặc dù kinh tế vĩ mô tương đối ổn định trở lại trong gần 3 năm qua, khu vực tư nhân vẫn chưa có những tiến bộ đáng kể. Tình trạng chung ở phần lớn các doanh nghiệp tư nhân vẫn khá ảm đạm. Đây là giai đoạn không thể tránh khỏi vì các sai lầm chết người của khu vực tư nhân trong các năm trước (giai đoạn phát triển quá nóng), thể hiện chủ yếu ở: (a) vay nợ quá nhiều, cơ cấu nợ trên tổng tài sản quá lớn, quá rủi ro, vì thế cần thời gian để deleverage (giảm nợ) và thời gian này chắc chắn không nhanh được; và (b) mở rộng công suất bừa bãi, dẫn tới tình trạng thừa công suất trong nhiều ngành (với những ngành xuất khẩu thì không đáng lo, nhưng những ngành hướng vào tiêu dùng nội địa thì cần nhiều thời gian để nhu cầu tiêu dùng nội địa bắt kịp).
Các cam kết quốc tế về tự do thương mại sắp đến giai đoạn phải triển khai (thí dụ như AFTA 2015) sẽ còn làm môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khắc nghiệt hơn rất nhiều so với hiện nay. Đáng tiếc là nhà nước có rất ít dư địa chính sách để giúp được khu vực tư nhân trong ván bài khó khăn này.
Chú ngựa thứ ba
Theo Tổng cục Thống kê, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là khu vực giữ được sự tăng trưởng ổn định ở hầu hết các lĩnh vực. Số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên phạm vi toàn quốc thời điểm 31/12/2013 là 9093 doanh nghiệp, gấp 6 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 mỗi năm tăng xấp xỉ 16%. Tổng số vốn của khu vực doanh nghiệp FDI sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thời điểm 31/12/2013 là 3411 nghìn tỷ đồng, gấp 14,2 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 tăng 22,4%/năm. Doanh thu thuần năm 2013 của khu vực doanh nghiệp FDI là 3138 nghìn tỷ đồng, gấp 19,4 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 tăng 25,3%/năm.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, lợi nhuận trước thuế năm 2013 của khu vực FDI đạt 248 nghìn tỷ đồng, gấp 11,5 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 tăng 15,4%/năm. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước của khu vực này năm 2013 là 214,3 nghìn tỷ đồng, gấp 9 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 tăng 18,1%/năm.
Khu vực FDI được coi là khu vực năng động và hiệu quả nhất. Chỉ số quay vòng vốn (tính bằng doanh thu trên vốn) của khu vực FDI cao hơn các khu vực còn lại, chỉ số này của khu vực FDI năm 2013 đạt 0,9 lần (năm 2000 là 0,7 lần), trong khi khu vực DN ngoài nhà nước là 0,7 lần và thấp nhất là các DNNN chỉ có 0,5 lần. Hiệu suất sinh lợi trên vốn và trên doanh thu của khu vực FDI cao hơn nhiều so với các khu vực còn lại, cụ thể hiệu suất sinh lời trên vốn và trên doanh thu của khu vực FDI năm 2013 đạt 7,3% và 7,9% trong khi khu vực DNNN đạt 3,2% và 6%, thấp nhất là khu vực DN ngoài nhà nước với 0,8% và 1,2%. Thu nhập bình quân một lao động một tháng năm 2013 đạt 6,6 triệu đồng, thấp hơn mức 9,6 triệu đồng của khu vực DNNN, nhưng cao hơn mức 5,1 triệu đồng của khu vực DN ngoài nhà nước.
Mặc dù khu vực doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng không cao trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp về các chỉ tiêu như số doanh nghiệp, lao động, vốn và doanh thu, nhưng khu vực này lại chiếm tỷ trọng cao về lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước. Năm 2013 các doanh nghiệp FDI chiếm tới 45,4% tổng lợi nhuận và 30,5% tổng số nộp ngân sách nhà nước của toàn bộ khu vực doanh nghiệp.
Như thế, xét về tương quan không khó hiểu tại sao khu vực nước ngoài đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam lạc quan hơn khu vực trong nước. Tuy nhiên, cỗ xe tam mã sẽ không thể chạy tốt khi 2 trong 3 chú ngựa kéo xe đang là những chú ngựa què. Việt Nam không thể chỉ dựa vào khu vực nước ngoài để kéo nền kinh tế hồi phục.
Trần Vinh Dự
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét