Giàu để làm gì, nếu cuộc sống không chất lượng hơn?
Nhiều năm qua, chúng ta chấp nhận hy sinh môi trường để phát triển. Với Hà Nội và nhiều thành phố khác, đô thị hóa đồng nghĩa với việc không gian xanh trở nên ít dần đi. Thiên nhiên liệu có "quyền được sống" hay không? Hay nó chỉ là tài sản hữu hình được sở hữu và định đoạt số phận bởi loài người?Hàng cổ thụ ven hồ Thủ Lệ trước ngày bị đốn hạ. Ảnh: Nhị Tiến
Dalai Latma có từng nói rằng, loài người khiến ông ngạc nhiên nhất. Bởi con người tốn sức khỏe để kiếm tiền, rồi tốn tiền để mua lại sức khỏe. Lo nghĩ quá nhiều đến tương lai mà quên bẵng đi hiện tại, để rồi không sống ở cả hiện tại lẫn tương lai. Con người sống mà cứ nghĩ sẽ không bao giờ chết, để rồi chết mà chưa từng được sống.
Chính phủ Ecuador đã vận dụng điều này để bảo vệ vườn quốc gia Yasuni, nơi có trữ lượng dầu khí có trị giá khoảng 3,5 tỷ đô la. Họ cam kết không khai thác khu rừng, để đổi lại cộng đồng quốc tế trả cho Ecuador một nửa khoản tiền kể trên. Số tiền viện trợ đó được dùng để xóa đói giảm nghèo cho người dân trong khu vực, và phát triển năng lượng tái tạo.
Thành công của quốc gia này cho thấy con người vẫn có thể hài hòa lợi ích kinh tế và bảo vệ thiên nhiên. Quan trọng hơn, họ đã đưa ra một tư duy đột phá: con người phải đối xử với thiên nhiên một cách bình đẳng, bởi nó cũng có quyền được tồn tại.
Câu chuyện ở Nam Mỹ là khá hãn hữu trong các nước đang phát triển, khi lợi ích kinh tế đa phần vẫn được đặt lên trên môi trường và tự nhiên. Ví dụ gần gũi nhất với chúng ta là việc những hàng cây cổ thụ sắp bị đốn hạ để làm đường sắt đô thị ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
Ai nghĩ cho hàng xà cừ?
Bản thân tôi hoàn toàn ủng hộ việc phát triển hệ thống tàu điện ngầm và đường sắt đô thị. Một thành phố gần chục triệu người mà không có hệ thống giao thông công cộng hiện đại là điều không thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, tôi cũng yêu những hàng cổ thụ xanh lá, cũng thích được đi dưới tán xà cừ râm mát giữa hè nắng chói chang. Nó mang đến vẻ đẹp cổ kính và yên bình mà tôi muốn tìm về khi đi xa Hà Nội.
Điều đó khiến tôi phải đặt câu hỏi: liệu có nhất thiết phải chặt bỏ cây xanh để xây dựng Metro?
Hay hỏi một cách khác: liệu chúng ta có nghĩ đến hàng xà cừ khi lập phương án làm đường sắt đô thị?
Tôi e rằng câu trả lời là không. Tôi để ý dường như trong quá trình thảo luận dự án, không mấy ai biết ảnh hưởng của nó đến môi trường là như thế nào. Chỉ khi công trình bắt đầu, chúng ta mới "ngớ người" ra rằng những hàng cây cổ thụ sẽ bị đốn hạ để phục vụ công tác xây dựng.
Có khả năng dù vấn đề có được thảo luận, số phận của hàng cổ thụ cũng không thay đổi. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là chuyện thái độ ứng xử hơn là kết quả cuối cùng. Nếu cây xanh vẫn chỉ luôn được coi là vật vô tri vô giác, là hàng thứ yếu trong ưu tiên phát triển, thì những chuyện buồn như trên còn diễn ra dài dài.
Và người chịu thiệt thòi nhất sẽ là cư dân sinh sống ở đô thị. Bởi một thành phố lớn không chỉ có nhà cao tầng và metro, mà còn phải có cây xanh, hồ nước, và công viên nữa. Không bảo vệ được cây xanh đồng nghĩa với việc hủy hoại môi trường sống của chính mình.
Thế nên mới hiểu vì sao một thành phố đang cực kỳ khan hiếm nơi ở như London, thủ đô Anh Quốc, người ta vẫn không cho phép động đến "vòng đai xanh" được thiết kế để hạn chế đô thị hóa và điều hòa môi trường xung quanh thành phố.
Cuộc sống hay tăng trưởng?
Nhiều người sẽ cho rằng chỉ khi giàu mạnh được như các nước phát triển, chúng ta mới có thể để mắt đến môi trường. Điều này đúng một phần, bởi siêu đô thị như London đã từng trải qua những giai đoạn ô nhiễm khủng khiếp, tàn phá môi trường sống, và cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người. Điển hình là những vụ "sương mù giết người" vào những năm 1950, do ô nhiễm khói công nghiệp.
Nhưng đó nên được coi là bài học về phát triển thay vì hình mẫu. London đã phải mất hàng thập kỷ để sửa chữa những sai lầm khi bỏ qua vấn đề môi trường để lựa chọn tăng trưởng. Những thành phố đi sau như Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, nếu tiếp thu được những bài học đó, sẽ không phải chịu những đánh đổi to lớn như vậy.
Nhiều năm qua, chúng ta chấp nhận hy sinh môi trường để phát triển. Với Hà Nội và nhiều thành phố khác, đô thị hóa đồng nghĩa với việc không gian xanh trở nên ít dần đi. Những khối bê tông mọc lên như nấm, công viên bị ăn dần ăn mòn, và ao hồ thì lấp đầy để lấy chỗ xây nhà cửa hay trung tâm thương mại.
Không ai muốn đi xe máy giữa trưa hè mà không có bóng cây xanh rợp mát. Cũng không ai thích một thành phố chỉ có âm thanh ồn ào của tiếng còi xe và động cơ, thay vì chim hót vui tai mỗi ngày hay tiếng gió rì rào trên hàng cây xanh. Chúng ta thích những không gian bình yên, vì chỉ khi đô thị thật bình yên chúng ta mới thực sự được sống.
Thế nhưng đến khi lựa chọn giữa việc phát triển kinh tế và môi trường sống, vế đầu luôn được ưu tiên. Tôi không cho rằng chúng ta phải bảo vệ môi trường đến mức không phát triển được gì. Tuy nhiên, đô thị hóa phải hài hòa với thiên nhiên, chứ không phải cần đạt được bằng mọi giá.
Dalai Latma có từng nói rằng, loài người khiến ông ngạc nhiên nhất. Bởi con người tốn sức khỏe để kiếm tiền, rồi tốn tiền để mua lại sức khỏe. Lo nghĩ quá nhiều đến tương lai mà quên bẵng đi hiện tại, để rồi không sống ở cả hiện tại lẫn tương lai. Con người sống mà cứ nghĩ sẽ không bao giờ chết, để rồi chết mà chưa từng được sống.
Chúng ta thường cho rằng cứ phải làm giàu trước đã, thiên nhiên và môi trường lo sau. Nhưng giàu để làm gì, nếu chúng ta không thực sự có được cuộc sống có chất lượng hơn?
Và có những thứ dù có tiền và rất nhiều tiền cũng không thể mua lại được. Như hàng xà cừ cổ thụ rợp màu xanh trên đường Kim Mã.
Khắc Giang
(Tuần Việt Nam)
Hay hỏi một cách khác: liệu chúng ta có nghĩ đến hàng xà cừ khi lập phương án làm đường sắt đô thị?
Tôi e rằng câu trả lời là không. Tôi để ý dường như trong quá trình thảo luận dự án, không mấy ai biết ảnh hưởng của nó đến môi trường là như thế nào. Chỉ khi công trình bắt đầu, chúng ta mới "ngớ người" ra rằng những hàng cây cổ thụ sẽ bị đốn hạ để phục vụ công tác xây dựng.
Có khả năng dù vấn đề có được thảo luận, số phận của hàng cổ thụ cũng không thay đổi. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là chuyện thái độ ứng xử hơn là kết quả cuối cùng. Nếu cây xanh vẫn chỉ luôn được coi là vật vô tri vô giác, là hàng thứ yếu trong ưu tiên phát triển, thì những chuyện buồn như trên còn diễn ra dài dài.
Và người chịu thiệt thòi nhất sẽ là cư dân sinh sống ở đô thị. Bởi một thành phố lớn không chỉ có nhà cao tầng và metro, mà còn phải có cây xanh, hồ nước, và công viên nữa. Không bảo vệ được cây xanh đồng nghĩa với việc hủy hoại môi trường sống của chính mình.
Thế nên mới hiểu vì sao một thành phố đang cực kỳ khan hiếm nơi ở như London, thủ đô Anh Quốc, người ta vẫn không cho phép động đến "vòng đai xanh" được thiết kế để hạn chế đô thị hóa và điều hòa môi trường xung quanh thành phố.
Cuộc sống hay tăng trưởng?
Nhiều người sẽ cho rằng chỉ khi giàu mạnh được như các nước phát triển, chúng ta mới có thể để mắt đến môi trường. Điều này đúng một phần, bởi siêu đô thị như London đã từng trải qua những giai đoạn ô nhiễm khủng khiếp, tàn phá môi trường sống, và cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người. Điển hình là những vụ "sương mù giết người" vào những năm 1950, do ô nhiễm khói công nghiệp.
Nhưng đó nên được coi là bài học về phát triển thay vì hình mẫu. London đã phải mất hàng thập kỷ để sửa chữa những sai lầm khi bỏ qua vấn đề môi trường để lựa chọn tăng trưởng. Những thành phố đi sau như Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, nếu tiếp thu được những bài học đó, sẽ không phải chịu những đánh đổi to lớn như vậy.
Nhiều năm qua, chúng ta chấp nhận hy sinh môi trường để phát triển. Với Hà Nội và nhiều thành phố khác, đô thị hóa đồng nghĩa với việc không gian xanh trở nên ít dần đi. Những khối bê tông mọc lên như nấm, công viên bị ăn dần ăn mòn, và ao hồ thì lấp đầy để lấy chỗ xây nhà cửa hay trung tâm thương mại.
Không ai muốn đi xe máy giữa trưa hè mà không có bóng cây xanh rợp mát. Cũng không ai thích một thành phố chỉ có âm thanh ồn ào của tiếng còi xe và động cơ, thay vì chim hót vui tai mỗi ngày hay tiếng gió rì rào trên hàng cây xanh. Chúng ta thích những không gian bình yên, vì chỉ khi đô thị thật bình yên chúng ta mới thực sự được sống.
Thế nhưng đến khi lựa chọn giữa việc phát triển kinh tế và môi trường sống, vế đầu luôn được ưu tiên. Tôi không cho rằng chúng ta phải bảo vệ môi trường đến mức không phát triển được gì. Tuy nhiên, đô thị hóa phải hài hòa với thiên nhiên, chứ không phải cần đạt được bằng mọi giá.
Dalai Latma có từng nói rằng, loài người khiến ông ngạc nhiên nhất. Bởi con người tốn sức khỏe để kiếm tiền, rồi tốn tiền để mua lại sức khỏe. Lo nghĩ quá nhiều đến tương lai mà quên bẵng đi hiện tại, để rồi không sống ở cả hiện tại lẫn tương lai. Con người sống mà cứ nghĩ sẽ không bao giờ chết, để rồi chết mà chưa từng được sống.
Chúng ta thường cho rằng cứ phải làm giàu trước đã, thiên nhiên và môi trường lo sau. Nhưng giàu để làm gì, nếu chúng ta không thực sự có được cuộc sống có chất lượng hơn?
Và có những thứ dù có tiền và rất nhiều tiền cũng không thể mua lại được. Như hàng xà cừ cổ thụ rợp màu xanh trên đường Kim Mã.
Khắc Giang
(Tuần Việt Nam)
Phân tích quá đúng ! Buồn !
Trả lờiXóa