Xấu hổ
Đoàn Khắc Xuyên (TBKTSG) - Một đoàn du khách từ Việt Nam đi bằng đường bộ qua ba nước Campuchia, Thái Lan, Lào rồi vòng về Việt Nam. Ở những nước họ đi qua bóng dáng cảnh sát rất hiếm thấy. Hoạnh họe, nhũng nhiễu để làm tiền lại càng không. Ấy vậy mà khi trở về Việt Nam lại có.Dọc đường, họ kể, đi qua ba nước láng giềng họ ít khi thấy bóng dáng cảnh sát và không một lần bị chặn xe lại hỏi, dù hai chiếc xe khách mang biển số nước ngoài (Việt Nam). Lần duy nhất mà họ thấy bóng cảnh sát là khi ở cố đô Luang Prabang của Lào, thấy hai ba cảnh sát chặn mấy thanh niên choai choai dường như đang đua xe thì phải.
Nhưng đừng tưởng họ quản lý không chặt. Vào ngôi chùa cổ Sisaket ở Vientiane, chỉ cần đưa máy ảnh lên chụp trong chánh điện là lập tức có người tới nhắc nhở và yêu cầu hủy ảnh chụp vì ngôi chùa cổ này có quy định không được chụp hình bên trong chùa. Hoặc ở Cánh đồng Chum ở Phonsavan, Xieng Khoang, dù những cái chum to bằng đá đã ở đó, ngoài trời, hàng ngàn năm nhưng hễ có ai leo lên những cái chum là lập tức có người trong ban quản lý di tích tới nhắc nhở, yêu cầu không được leo lên. Nhưng bóng dáng cảnh sát thì rất hiếm thấy. Hoạnh họe, nhũng nhiễu để làm tiền (với khách nước ngoài có khi còn dễ hơn) lại càng không.
Ấy vậy mà khi trở về Việt Nam, chuyện đã xảy ra. Từ Xieng Khoang bên Lào về tới cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, đoàn du khách qua cửa khẩu Nam Khan phía Lào một cách nhanh chóng, đến cửa khẩu phía Việt Nam hướng dẫn viên gom hộ chiếu của tất cả du khách vào nộp để đóng dấu nhập cảnh. Chiếc xe thứ nhất được cho qua. Đến chiếc xe thứ hai, có chuyện.
Ấy vậy mà khi trở về Việt Nam, chuyện đã xảy ra. Từ Xieng Khoang bên Lào về tới cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, đoàn du khách qua cửa khẩu Nam Khan phía Lào một cách nhanh chóng, đến cửa khẩu phía Việt Nam hướng dẫn viên gom hộ chiếu của tất cả du khách vào nộp để đóng dấu nhập cảnh. Chiếc xe thứ nhất được cho qua. Đến chiếc xe thứ hai, có chuyện.
Cán bộ sau một hồi lâu cầm hộ chiếu bỗng kêu lên là thiếu một hộ chiếu trong khi trước đó hướng dẫn viên của đoàn đã giao đủ. Rồi cứ thế câu giờ. Đường thì dài, từ Phonsavan, Xieng Khoang về Vinh khoảng 400 cây số, dự kiến xe chạy bình thường phải đến tối mới tới nơi. Du khách sau hơn hai tuần ngồi xe qua ba nước, qua nhiều cung đường đèo cao khúc khuỷu đã khá mệt mỏi và chỉ mong sớm được về khách sạn tắm rửa nghỉ ngơi để hôm sau còn tiếp tục hành trình tham quan trong nước.
Cuối cùng thì hướng dẫn viên và đoàn du khách đành chịu thua màn câu giờ, phải chung tiền để sớm được đi. Và thế là người ta tìm ra cái hộ chiếu “bị mất”. Chiếc xe thứ hai đến điểm dừng chân dọc đường chậm hơn chiếc xe đầu đến cả tiếng đồng hồ.
Chưa hết, dọc đường, dù xe không vi phạm lỗi gì vẫn bị chặn lại một lần nữa. Hỏi bất kỳ giấy tờ gì, nhà xe và du khách cũng trưng ra đầy đủ. Dường như biết thóp du khách đi đường xa, trời chiều chỉ mong đến nơi sớm, mấy viên công an mặt còn trẻ măng lại câu giờ. Rốt cuộc thì mỗi xe cũng phải “cúng” 500.000 đồng, tất nhiên không có biên bản biên nhận gì sất, để được sớm đưa khách về chỗ ngả lưng.
Vậy đấy, xứ sở của người Việt đã đón người Việt bằng hai màn mãi lộ. Bằng chứng đâu ư? Nộp tiền mãi lộ thì làm gì nắm được bằng chứng khi du khách đâu có chuẩn bị để chộp bằng chứng như phóng viên điều tra.
Nhưng là người đi trên chuyến xe, tôi cũng như tất cả du khách trên xe đã phải góp tiền để bù lại cho anh tài xế số tiền anh đã mất. Không ai bảo ai, nghĩ về đất nước mình rồi nghĩ về những ngày không thấy bóng dáng cảnh sát trên đất nước láng giềng, một nỗi buồn, nỗi xấu hổ cho xứ sở mình bỗng xâm chiếm mỗi người. Không xấu hổ sao được khi những người lẽ ra đại diện cho hình ảnh đất nước lại làm xấu đi hình ảnh đó.
Không tin ư? Thì đấy, mãi lộ chỉ là chuyện nhỏ, chỉ sau chuyến đi của chúng tôi mấy hôm báo Nhật đã đưa tin về việc một lãnh đạo ban quản lý các dự án đường sắt có vốn ODA ăn hối lộ hơn 16 tỉ đồng của Công ty Tư vấn giao thông Nhật JTC. Hỏi ai không thấy buồn, không thấy xấu hổ?
Chưa hết, dọc đường, dù xe không vi phạm lỗi gì vẫn bị chặn lại một lần nữa. Hỏi bất kỳ giấy tờ gì, nhà xe và du khách cũng trưng ra đầy đủ. Dường như biết thóp du khách đi đường xa, trời chiều chỉ mong đến nơi sớm, mấy viên công an mặt còn trẻ măng lại câu giờ. Rốt cuộc thì mỗi xe cũng phải “cúng” 500.000 đồng, tất nhiên không có biên bản biên nhận gì sất, để được sớm đưa khách về chỗ ngả lưng.
Vậy đấy, xứ sở của người Việt đã đón người Việt bằng hai màn mãi lộ. Bằng chứng đâu ư? Nộp tiền mãi lộ thì làm gì nắm được bằng chứng khi du khách đâu có chuẩn bị để chộp bằng chứng như phóng viên điều tra.
Nhưng là người đi trên chuyến xe, tôi cũng như tất cả du khách trên xe đã phải góp tiền để bù lại cho anh tài xế số tiền anh đã mất. Không ai bảo ai, nghĩ về đất nước mình rồi nghĩ về những ngày không thấy bóng dáng cảnh sát trên đất nước láng giềng, một nỗi buồn, nỗi xấu hổ cho xứ sở mình bỗng xâm chiếm mỗi người. Không xấu hổ sao được khi những người lẽ ra đại diện cho hình ảnh đất nước lại làm xấu đi hình ảnh đó.
Không tin ư? Thì đấy, mãi lộ chỉ là chuyện nhỏ, chỉ sau chuyến đi của chúng tôi mấy hôm báo Nhật đã đưa tin về việc một lãnh đạo ban quản lý các dự án đường sắt có vốn ODA ăn hối lộ hơn 16 tỉ đồng của Công ty Tư vấn giao thông Nhật JTC. Hỏi ai không thấy buồn, không thấy xấu hổ?
Ừ mà tại sao cứ người Việt ăn hiếp người Việt nhỉ khó hiểu quá. Khi tôi qua Mỹ du lịch nhìn cảnh người Việt họ ganh tỵ nhau như về nghề làm nail. Họ tham lam chửi nhau thậm tệ , lường gạt tiền công, quỵt tiền ..nhưng khi thấy người Mỹ thị họ khúm núm cuời toe toét. Người Tàu, Nhật, Hàn quốc bên Mỹ đối đải với nhau rất lịch sự thành thật.
Trả lờiXóaCó lẽ đó là Quốc tính mà VTV 4muốn đem ra khắp 5 châu .
Trả lờiXóa