Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

BRICS muốn thay thế vai trò của IMF

BRICS muốn thay thế vai trò của IMF
Ông Vadim Lukov, đại sứ đặc mệnh Bộ Ngoại giao Nga, hôm 10-4 cho biết một ngân hàng phát triển và một quỹ dự trữ ngoại tệ chung của các nước thuộc khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2015 với vốn điều lệ mỗi tổ chức là 100 tỉ USD.
Ông Vadim Lukov Ảnh: ITAR-TASS
Phát biểu tại một cuộc họp của các nhà lãnh đạo trẻ BRICS tại Trường ĐH MGIMO (Nga), ông Lukov nói: “Thành lập ngân hàng phát triển và quỹ dự trữ ngoại tệ của BRICS là một phần trong quá trình hợp tác kinh tế. Dự thảo điều lệ của ngân hàng đã hoàn tất. Quá trình soạn thảo thỏa thuận liên chính phủ về việc thành lập ngân hàng cũng đang tiến triển”.

Hãng tin Itar-Tass dẫn lời ông Lukov cho biết các bên đang thảo luận về một số khúc mắc, trong đó có nơi đặt trụ sở các tổ chức trên.

Cũng theo nhà ngoại giao Nga, quỹ dự trữ ngoại tệ chung của BRICS sẽ hỗ trợ khẩn cấp nếu một nước thành viên có thâm hụt ngân sách vượt quá một ngưỡng nhất định.

Trong nhiều thập kỷ qua, các khoản tiền hỗ trợ này được cấp thông qua Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhưng nguồn tiền của họ đã cạn kiệt. Bên cạnh đó, IMF chịu sự kiểm soát của phương Tây nên BRICS không có nhiều hy vọng được tổ chức này giúp đỡ.

http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/brics-muon-thay-the-vai-tro-cua-imf-20140411220438227.htm
IMF được mô tả như "Một tổ chức của 188 quốc gia", làm việc nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu, thiết lập tài chính an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, đẩy mạnh việc làm và tăng trưởng kinh tế cao, và giảm bớt đói nghèo. Với ngoại lệ của Bắc Triều TiênCubaLiechtensteinAndorraMonacoTuvalu và Nauru, tất cả các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc tham gia trực tiếp vào IMF hoặc được đại diện cho bởi những nước thành viên khác...
Vào năm 1930, khi hoạt động kinh tế ở những nước công nghiệp chính thu hẹp, nhiều nước bắt đầu áp dụng tư tưởng trọng thương, cố gắng bảo vệ nền kinh tế của họ bằng việc hạn chế nhập khẩu. Để khỏi giảm dự trữ vàngngoại hối, một vài nước cắt giảm nhập khẩu, một số nước phá giá đồng tiền của họ, và một số nước áp đạt các hạn chế đối với tài khoản ngoại tệ của công dân. Những biện pháp này có hại đối với chính bản thân các nước đó vì như lý thuyết lợi thế so sánh tương đốicủa Ricardo đã chỉ rõ mọi nước đều trở nên có lợi nhờ thương mại không bị hạn chế. Lưu ý là, theo lý thuyết tự do mậu dịchđó, nếu tính cả phân phối, sẽ có những ngành bị thiệt hại trong khi các ngành khác được lợi. Thương mại thế giới đã sa sút nghiêm trọng, khi việc làm và mức sống ở nhiều nước suy giảm.
IMF đã đi vào hoạt động ngày 27 tháng 12 năm 1945, khi đó có 29 nước đầu tiên ký kết nó là những điều khoản của hiệp ước. Mục đích của luật IMF ngày nay là giống với luật chính thức năm 1944. Ngày 1 tháng 3 năm 1947 IMF bắt đầu hoạt động và tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày 8 tháng 5 năm 1947.
Từ cuối đại chiến thế giới thứ 2 cho đến cuối năm 1972, thế giới tư bản đã đạt được sự tăng trưởng thu nhập thực tế nhanh chưa từng thấy. (Sau đó sự hội nhập của Trung Quốc vào hệ thống tư bản chủ nghĩa đã thúc đẩy đáng kể sự tăng trưởng của cả hệ thống.) Trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, lợi ích thu được từ tăng trưởng đã không được chia đều cho tất cả, song hầu hết các nước tư bản đều trở nên thịnh vượng hơn, trái ngược hoàn toàn với những điều kiện trong khoảng thời gian trước của những nước tư bản trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Trong những thập kỷ sau chiến tranh thế giới hai, kinh tế thế giới và hệ thống tiền tệ có thay đổi lớn làm tăng nhanh tầm quan trọng và thích hợp trong việc đáp ứng mục tiêu của IMF, nhưng điều đó cũng có nghĩa là yêu cầu IMF thích ứng và hoàn thiện cải tổ. Những tiến bộ nhanh chóng trong kỹ thuật công nghệ và thông tin liên lạc đã góp phần làm tăng hội nhập quốc tế của các thị trường, làm cho các nền kinh tế quốc dân gắn kết với nhau chặt chẽ hơn. Xu hướng bây giờ mở rộng nhanh chóng hơn số quốc gia trong IMF.
Ảnh hưởng của IMF trong kinh tế toàn cầu được gia tăng nhờ sự tham gia đông hơn của các quốc gia thành viên. Hiện IMF có 184 thành viên, nhiều hơn bốn lần so với con số 44 thành viên khi nó được thành lập.
Nguồn vốn của IMF là do các nước đóng góp, các nước thành viên có cổ phần lớn trong IMF là Mỹ (17,46%), Đức (6,11%), Nhật Bản (6,26%), Anh (5,05%) và Pháp(5,05%).
Tổng vốn của IMF là 30 tỷ Dollar Mỹ (1999).
IMF được thành lập chính yếu từ những nước Mỹ và Âu Châu, và mục đích chính là tương trợ tiền tệ chứ không phải xã hội hay kinh tế nói chung. Hiện nay hai đồng Tiền chính trong những thanh trả quốc tế và dự trữ Ngân Hàng là đôla và euro. Vì vậy mà IMF, khi Mỹ muốn tránh tiếng đế quốc đô la, thì dành chức vụ Tổng Giám đốc này cho Âu Châu theo truyền thống. 
Riêng những nước đang phát triển thuộc BRICS, thì những lý do sau đây khiến việc nắm giữ IMF chưa thuận tiện: 
a) Những giải quyết tiền tệ quy tụ vào Mỹ và EU, nên không thuận tiện để cho những nước như Brazil, Nga, Ấn độ, Trung Quốc hay Nam Phi đứng đầu IMF để giải quyết Tiền tệ cho Mỹ hoặc Liên Âu. 
b) Đồng tiền của những nước thuộc BRICS chưa mang tính cách phổ quát đối với thanh trả quốc tế hay dự trữ ngân hàng. Vì vậy để những nước này lãnh đạo IMF giải quyết tiền của nước khác, chứ không phải tiền của mình, thì không tiện lợi. 
c) Riêng Trung Quốc, đồng nhân dân tệ (NDT) được cho rằng vẫn còn bị Bắc Kinh “thao túng”. Đây là điều đi ngược với hệ thống tiền tệ quốc tế. Thêm vào đó, Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng muốn hạ bệ đồng đôla để nâng đồng NDT lên. Đây là điều mà Mỹ cũng như Liên Âu chưa thể chấp nhận cho Trung Quốc lãnh đạo IMF chuyên về tiền tệ. 
d) Lý do chung nữa là những người thuộc BRICS chưa đủ những kinh nghiệm thực tiễn truyền thống về Tiền tệ/Tài chánh so với Mỹ và Liên Âu đã có truyền thống quản trị lâu đời.
Việc chọn Tổng giám đốc IMF là người ngoài Mỹ và EU: Điều này gần như không thể, vì châu Âu và Mỹ nắm gần 60% phiếu bầu ở IMF. Các nước châu Âu nắm gần 1/3 phiếu bầu trong khi Mỹ nắm gần 17%, các nước châu Á nắm 20% và các nước còn lại nắm 20%.

Xuân Mai
  • Yểm Ba Hài
    3Thích  
    12/04/2014 14:59
    Nghĩ sói trán tưởng ra cái gì hay ho, ai ngờ trông buồn cười và tui kết luận luôn: Bất khả thi hoặc chết yểu.
  • Pham dung
    5Thích  
    12/04/2014 14:18
    Nghe xấu hổ và buồn cười quá.
  • Bống
    2Thích  
    12/04/2014 13:38
    Quá tốt, nước nghèo muốn vay chỗ nào cũng được, miễn trả lời sòng phẳng là được.
  • Năm Nổ
    2Thích  
    12/04/2014 13:35
    Tôi ủng hộ những nước Iran, TT, TQ, Ấn Độ, Nga, Nam Phi, Cu ba...lập nên quỹ tiền tệ riêng để hỗ trợ lẫn nhau khi có chính biến về kinh tế toàn cầu, đồng thời những nước này nên lập một hệ thống thanh khoản riêng mà không dùng đồng USD để thanh toán, lúc đó thử xem Mỹ thống trị đồng USD như thế nào.
  • Võ Công Thâm Hậu
    23Thích  
    12/04/2014 08:44
    Kinh tế những sân chơi. Có đông có vui. Thử hỏi trên TG này được bao nhiêu nước muốn bye bye IMF, WTO, OECD, NICs, G7, EU? BRICs cũng chỉ là 1 sân chơi nhỏ bé mà thôi.
  • Thành VA
    18Thích  
    12/04/2014 06:54
    Có tài có mõ thì gõ với nhau, không ai cấm. Ráng làm cho tốt nhé
  • k xứng đáng
    14Thích  
    12/04/2014 00:17
    IMF là công cụ chính trị của p.Tây, tổ chức này không xứng đáng để làm đầu tàu của hệ thống tài chính TG.
  • Kiến Hòa
    20Thích  
    12/04/2014 00:16
    BRICS chưa hoạt động và không thể sánh với RTC (Rừng toàn cầu) của nước ta nên quý còm đừng quan tâm làm gì.
  • Trần Sơn
    29Thích  
    11/04/2014 23:24
    Có vẻ các chính phủ giống như chính phủ trước đây của ông Yanukovyc (Uk) sẽ rất thích giao dịch với quỹ của BRICS.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét