Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Thương tiếc Thượng tướng Trần Văn Quang

Sau sự ra đi của tướng Giáp, chỉ còn 2 người tôi quan tâm, đó là bác Nguyễn Văn Trân và tướng Trần Văn Quang. Hai bác đều sinh năm 1917, đến nay đã 97 tuổi. Nay bác Quang vừa ra đi. Xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới toàn thể gia đình bác. Cầu mong cho hương hồn bác sớm siêu thoát về cõi Vĩnh Hằng. Bác sẽ được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch trong khi vợ bác đã an nghỉ cố định tại khu A nghĩa trang Thanh Tước. Vợ chồng chết đi lại xa cách kể cũng hơi buồn vì khi sinh thời hai vợ chồng bác rất yêu thương và luôn luôn gắn bó bên nhau.
Thương tiếc Thượng tướng Trần Văn Quang
Đồng chí Th­ượng tướng Trần Văn Quang tên thật là Trần Thúc Kính; bí danh: Bảy Tiến, sinh năm 1917 đã từ trần hồi 23h15 phút ngày 3/11/2013. Lễ tang đồng chí Thượng tướng Trần Văn Quang với nghi thức Lễ tang cấp nhà nước.

Thượng tướng Trần Văn Quang.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin Thượng tướng Trần Văn Quang đã từ trần hồi 23h15 phút ngày 3/11, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Đồng chí Th­ượng tướng Trần Văn Quang (tên thật là Trần Thúc Kính; bí danh: Bảy Tiến), sinh năm 1917; quê quán: Xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Thường trú tại số nhà 60, phố Trúc Khê, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Thượng tướng Trần Văn Quang tham gia cách mạng từ năm 1935, là cán bộ lão thành cách mạng; vào Đảng tháng 10/1936.

Thượng tướng Trần Văn Quang nguyên là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III; nguyên: Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa III; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương); Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu Trị Thiên; Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào; Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Để ghi nhận công lao to lớn của Thượng tướng trong sự nghiệp giải phóng đất nước, Nhà nước ta đã trao tặng Thượng tướng Trần Văn Quang Huân chương Sao Vàng, Huân ch­ương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng nhất, Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Trên 70 năm tham gia hoạt động cách mạng, đồng chí đã có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Để tỏ lòng thương tiếc và ghi nhận những công lao, cống hiến của đồng chí Th­ượng tướng Trần Văn Quang, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nư­ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quyết định tổ chức Lễ tang đồng chí Thượng tướng Trần Văn Quang với nghi thức Lễ tang cấp nhà nước.

Thông báo Lễ tang đồng chí Thượng tướng Trần Văn Quang - Ban Bí thư Trung ương Đảng đã quyết định Ban Lễ tang Nhà nước gồm 25 đồng chí; đồng chí Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng ban.

Linh cữu đồng chí Thượng tướng Trần Văn Quang đặt tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ viếng đồng chí Thượng tướng Trần Văn Quang được tổ chức từ 8 giờ, ngày 09/11.

Lễ truy điệu lúc 14 giờ cùng ngày tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, sau đó là Lễ an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Theo TTXVN


Ông còn có tên gọi là Trần Thúc Kính, sinh 1917, quê tại xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Chiu nhiều ảnh hưởng của anh trai là nhà hoạt động cách mạng Trần Văn Cung (1906-1977), bí thư đầu tiên của chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam (Nhà 5D Hàm Long).
Ông tham gia cách mạng từ 1935, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1936. Từ 1938 đến 1939, ông là Thành ủy viênSài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1939, bị thực dân Pháp bắt giam. Tháng 10 năm 1940, ông vượt ngục về hoạt động ở Nghệ An. Tháng 4 năm 1941, ông bị bắt lần thứ hai và bị kết án tù chung thân.[2]
Tháng 6 năm 1945, ông ra tù, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh Nghệ An. Năm 1946, ông được phân công giữ chức Chính ủy Bộ Chỉ huy tiếp phòng quân (chỉ huy trưởng là Thiếu tướng Lê Thiết Hùng). Tháng 11 năm 1946, ông là Chính ủy Khu IV (Tư lệnh cũng là Thiếu tướng Lê Thiết Hùng).
Từ năm 1948 đến 1949, ông giữ chức Chỉ huy trưởng kiêm Chính ủy Phân khu Bình - Trị - Thiên. Tháng 5 năm 1950, Đại đoàn 304 được thành lập, ông được chỉ định giữ chức Chính ủy Đại đoàn.[3] Năm 1951, ông được điều giữ chức Cục trưởng Cục Địch vận.
Năm 1953, ông được cử giữ chức Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu, đặc biệt chuyên trách chiến dịch Điện Biên Phủ.
Năm 1958, ông giữ chức Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam kiêm Cục trưởng Cục Tác chiến[4], hàmThiếu tướng. Năm 1961, ông được điều vào Nam, giữ chức Ủy viên Trung ương Cục miền Nam. Năm 1965, tư lệnh Quân khu IV; trong những năm 1966 - 1973, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu Trị - Thiên.
Năm 1974, ông được thăng quân hàm Trung tướng và được điều động trở lại chức Phó Tổng tham mưu trưởng. Từ năm 1978 đến 1981, ông là Tư lệnh Binh đoàn 678 kiêm Chính ủy Quân tình nguyện Việt Nam ở Lào. Binh đoàn 678 do Trung tướng Trần Văn Quang làm tư lệnh kiêm chính ủy, gồm ba sư đoàn bộ binh (324, 968, 337), một số phân đội binh chủng làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào. Binh đoàn 678 có nhiệm vụ cùng Lào xây dựng nền kinh tế và nền quốc phòng toàn dân vững mạnh trong cả nước Lào, tăng cường và bảo vệ khối liên minh Việt - Lào [5].
Năm 1981, ông được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, và được thăng Thượng tướng năm 1984.
Từ năm 1992 đến 2002, ông là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Ông là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1960 - 1976). Ông được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Sao Vàng[6] Huân ch­ương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng nhất.[1]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét