Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Rùng mình nghe Đại tá công an kể chuyện nhà tù

Tôi không ưa ông Trung tướng Hữu Ước, nhưng đọc bài này thú vị vì ít khi chuyện nội bộ nhà tù Việt Nam lại được đưa công khai trên báo chí, nhất là lại do một Đại tá, tổng biên tập báo NLM, nguyên tổng biên tập một số báo khác của ngành công an, kể lại khá tỉ mỉ về ngành công an đối xử với chính cán bộ của mình bị giam trong tù. Đọc mà rùng mình với cuộc sống trong nhà tù thời quá độ tiến lên XHCN. Chẳng trách ông Chấn phải chấp nhận bị ép và chịu án chung thân... Bản thân tôi cũng đã từng chứng kiến cảnh bạn mình là công an đang hành hạ đối tượng bị tạm giam để lấy lời khai như thế nào; lúc đó chỉ có cách xin bạn hãy nhẹ tay...

Nhớ về vụ án oan của Trung tướng Hữu Ước
(Petrotimes) - Ba năm giời đằng đẵng, ông trải qua 4 phiên tòa và rồi cuối cùng được tuyên trắng án. Rồi ông lại trở về báo Công an nhân dân làm việc nhưng cũng chẳng được phục hồi, chẳng được bồi thường gì cả và ông phải làm lại tất cả mọi việc từ đầu.
Trở lại vụ án của ông. Tôi nhớ. Năm 1991, tôi đi viết về một vụ án lừa đảo. Khi cùng với các cán bộ điều tra của Công an Hà Nội hỏi cung đối tượng bị bắt thì gã lại khai ra một chuyện, ấy là hắn từng “được” giam chung với ông Nguyễn Hữu Ước. Gã còn kể, gã được “vinh dự” giao nhiệm vụ “giám sát”, không cho ông tự tử.

Sau này, khi ra tù, trở về Báo Công an Nhân dân, ông kể cho chúng tôi nghe các kiểu hành hạ ông mà một số cán bộ điều tra đã nghĩ ra. Nghe ông nói mà chúng tôi cứ dựng hết tóc gáy và thầm bảo rằng, nếu mình vào cảnh như thế này, có khi bị bắt phải “vu cho bố mình là phản động” thì cũng buộc phải khai cho xong để thoát khỏi cực hình.

Cũng đã có một số vụ án khác mà cán bộ điều tra đã nghĩ ra rất nhiều trò để tra tấn phạm nhân. Nhiều người chịu không nổi đã phải tìm con đường giải thoát - ấy là tự tử.

Hiện nay, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cũng đang điều tra lại về một vụ án bắt giam sai của Công an Tiền Giang hơn chục năm trước. Báo Năng lượng Mới cũng đã có phóng sự về vụ án này và cũng đã được biết những người chịu không nổi cực hình mà phải tự tử. Nhưng Giời vẫn còn thương họ nên làm cho sợi dây họ dùng treo cổ bị đứt…

Sau này, khi đi viết phóng sự về khám Chí Hòa, tôi được một cán bộ quản giáo của trại giam - người đã từng làm quản giáo thời ông Hữu Ước bị giam ở đó dẫn đi tham quan. Ông chỉ cho tôi phòng giam nào ông Ước từng ở, chỗ nào ông Ước từng nằm. Rồi ông lại kể cho tôi nghe vanh vách chuyện ông Ước đã từng phải đánh nhau với bọn đầu gấu vì chúng cướp cơm, cướp chỗ ngủ của ông, hay cả những lần đám phạm nhân há hốc mồm nghe ông đọc “Tam quốc diễn nghĩa”.

Khủng khiếp nhất là trong thời gian ông Ước ở Chí Hòa, cứ vài tháng, các quản giáo lại nhận được lệnh từ một cấp trên nào đó chuyển ông sang phòng giam khác. Đối với phạm nhân, đang ở phòng giam này mà phải chuyển sang phòng giam khác, đó là một sự tra tấn vô cùng tinh vi, nhất là khi “chỗ ở” mới cũng là nơi giam giữ những kẻ lưu manh chuyên nghiệp, đám đầu trộm đuôi cướp và phòng nào cũng rất sẵn đám “đầu gấu, đại bàng”. Bởi người mới vào thì phải nằm chỗ bẩn thỉu nhất, phải hầu hạ đám “đầu gấu, đại bàng” và phải bị ăn những trận đòn “ra mắt”.

Những năm tháng bị giam cầm đã gây cho ông một căn bệnh mà chúng tôi cứ gọi là “hội chứng nhà giam”.

Hàng chục năm đã trôi qua nhưng ông vẫn nằm mê thấy cảnh mình phải ăn cơm trộn cát; vẫn nằm mê thấy cảnh đánh nhau với bọn đầu gấu… Và ông cũng vẫn nằm mê thấy cảnh những cán bộ quản giáo tìm cách dúi cho ông thêm nắm cơm, miếng bánh, an ủi, động viên ông trong những tháng ngày tù tội đó.

Được trả tự do, sự đền bù duy nhất mà người ta dành cho ông là đưa ông đi khám bệnh và an dưỡng ít ngày.

Nhiều cán bộ công an đã từng gây nên nỗi oan cho ông thì vẫn lấp liếm rằng: “Nó không có tội, nhưng cũng có lỗi”. Nhưng lỗi gì thì chẳng ai chỉ ra được.

Ấy vậy mà, ông đã nghiến răng làm lại sự nghiệp của mình. Không nửa lời oán trách. Không có những phát ngôn bất đắc chí. Không tìm cách kiện tụng những người đã gây nên nỗi đau khổ tột cùng cho mình và gia đình.

Tôi đã chứng kiến khi làm Tổng biên tập Báo An ninh Thế giới, ông vẫn đến thăm hỏi, biếu quà vào dịp lễ, tết những người đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên vụ án oan của ông. Bởi ông hiểu rõ, những người ấy thực ra cũng chẳng thù oán gì ông nhưng thời ấy tư duy nó thế, cách làm tùy tiện, vô luật pháp là thế… Sợi dây oán thù nên cởi không nên buộc!

Kinh Dịch có câu rằng: “Vật cùng tắc biến”, nghĩa là, cái gì phát triển đến cùng rồi thì sẽ có sự thay đổi.

Vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường đã khiến cho những người quản lý của ngành y tế phải tỉnh ra và có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn các cơ sở khám chữa bệnh, làm đẹp tư nhân. Và đến lúc ấy người ta mới tá hỏa ra, lâu nay, vẫn tồn tại những cơ sở làm đẹp tư nhân hoạt động không có giấy phép.

Vụ Nguyễn Thanh Chấn cũng khiến những cơ quan bảo vệ pháp luật phải tỉnh ra và chắc chắn cũng sẽ có những biện pháp rà soát lại các vụ án có dấu hiệu oan sai hoặc có những biểu hiện xâm hại hoạt động tư pháp.

Cũng phải công nhận rằng, trong khoảng 5 năm trở lại đây, việc các cán bộ điều tra dùng nhục hình hoặc nhục hình biến tướng, hoặc bức cung, mớm cung, dụ cung phạm nhân đã được giảm thiểu rất nhiều. Nhưng, ở đâu đó, cũng vẫn còn. Mong rằng, những người làm công tác xét xử hãy nghĩ đến câu “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” và “Việc gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác”.

Nhà văn Nguyễn Như Phong


Thảo luận về Hữu Ước trên Wikipedia
Nếu Hữu Ước được đưa lên wiki thì có lẽ chúng ta sẽ bắt đầu làm các đề mục về các tổng biên tập báo ở Việt Nam? Thật ư? Nguoithudo 14:22, ngày 09 tháng 4 năm 2006 (UTC)
Một số thông tin tôi có về Hữu Ước thì ông là nhà văn, nhà thơ, nhà báo Công an. Ông cũng là một trong những người chủ chốt trong việc thành lập báo CAND và ANND, và cũng có một số tác phẩm được đánh giá tốt. Ông cũng là một trong số các nhà báo tấn công vào vụ án Năm Cam. Trong vụ này, ông bị cất khỏi chức Tổng Biên tập báo ANTG, hàm Thượng tá, tuy nhiên sau khi vụ án thành công, ông được phục chức và thăng hàm Đại tá. Sau một thời gian, ông chủ trương tấn công mạnh điều tra các vụ tội phạm và tham nhũng, vì vậy ông được thăng chức Tổng biên tập báo CAND và phong hàm Thiếu tướng đầu năm 2006. Thái Nhi 03:55, ngày 10 tháng 4 năm 2006 (UTC)
Đồng ý với Nguoithudo, nếu Hữu Ước được đưa lên Wiki thì có nghĩa các thiếu tướng, tổng biên tập khác cũng có thể được đưa lên. Thành tích của ông ta về vụ Nam Cam chẳng có đặc biệt. Còn với tư cách nhà văn, nhà viết kịch thì càng nhỏ nhoi hơn. Tôi đề nghị xóa--Docteur Rieux 04:12, ngày 10 tháng 4 năm 2006 (UTC)
Hữu Ước là nhà báo Công An rất nổi tiếng, nhiều tác phẩm, phóng sự về xã hội của ông đã được xuất bản và có tiếng. Tôi bỏ phiếu cho việc giữ lại. Casablanca191104:23, ngày 10 tháng 4 năm 2006 (UTC)
Hữu Ước bị mất chức không phải vì vụ án Năm Cam, cũng không phải bị cất khỏi chức Tổng Biên tập báo ANTG vì lức đó chưa có báo ANTG. Lúc đó ông đang công tác tại báo Công an nhân dân thì phải và theo lời ông thì đó là "tai nạn nghề nghiệp", thậm chí còn bị đi tù mấy năm. Sau này ông mới gây dựng báo ANTG với số lượng phát hành đáng nể. Xem các bài phỏng vấn và tự nói về mình của Hữu Ước trong mục "Tác giả", website báo Công an nhân dân-ANTG-Văn nghệ CAND.--Nguyễn Việt Long 15:05, ngày 10 tháng 4 năm 2006 (UTC)
Hữu Ước trong ban biên tập của báo CAND từ năm 1983. Khi ra phụ trang ANTG năm 1997, Hữu Ước được cử làm Tổng biên tập và nhanh chóng đưa báo này lên hàng top tại VN. Chính do vụ án Năm Cam nên Hữu Ước bị cất chức và điều trở lại báo CAND (khoảng 2001-2002). Thời gian này, Quyền Tổng biên tập ANTG là nhà văn Nguyễn Như Phong (ông này nổi tiếng với truyện Cổ cồn trắng, cũng lại liên quan đến vụ án Năm Cam). Sau khi Năm Cam được xử, Hữu Ước trở lại làm Tổng Biên tập ANTG, được thăng Đại tá. Chính do vụ này mà ông phát biểu là do "tai nạn nghề nghiệp". Không lâu sau đó, ông được thăng Tổng biên tập báo CAND (2003), kiêm quản các báo con như VNCA, ANTG, ANCT. Đến 2006 thì được thăng Thiếu tướng. Thái Nhi
Trích dẫn lời của chính Hữu Ước trong [1]: "Năm 1986, khi làm Trưởng ban biên tập Báo Công an nhân dân, vì một “tai nạn nghề nghiệp”, tôi bị cách chức, đuổi việc, hết đảng viên, tước bút, thậm chí không còn quyền của một người bình thường trong 3 năm. Năm 1989, khi “được trở lại bình thường”, về lại cơ quan, tôi bị xếp vào dạng giảm biên chế. 39 tuổi, ngồi nghĩ mà nước mắt cứ chảy ra, chỉ muốn có một việc làm đủ ăn."
Trong khi đó ANTG bắt đầu ra đời năm 1997. Năm 1986 cũng chưa có vụ Năm Cam.--Nguyễn Việt Long 14:56, ngày 13 tháng 4 năm 2006 (UTC)
Còn vài cái sai trong hiểu biết của Thái Nhi về Hữu Ước:
  • ANTG ban đầu là tờ báo độc lập, không phải phụ trương của Báo Công an nhân dân. Sau này 2 báo sáp nhập với nhau thành Công an nhân dân mới (gồm cả Văn nghệ CAND, phụ trương của ANTG) thì Hữu Ước làm Tổng Biên tập cả bộ 3 báo này.
  • Hữu Ước làm Tổng biên tập ANTG liên tục từ 1997, không hề bị cất chức và điều trở lại báo CAND bao giờ.
Tai nạn nghề nghiệp được Hữu Ước hé mở: "Đó là tai nạn nghề nghiệp khi tôi giao cho phóng viên viết bài. Thời của chúng tôi khi đó là bao cấp cả về mặt tư tưởng. Viết về một người công an sai thì người ta nghĩ rằng cả ngành sai. Nhờ đổi mới mà tôi được giải tỏa." Vụ này ông bị tù 3 năm, được nói khéo là "bị tước quyền công dân 3 năm." --Nguyễn Việt Long 15:19, ngày 13 tháng 4 năm 2006 (UTC)
Về chi tiết Hữu Ước bị cất chức Tổng biên tập ANTG trong vụ án Năm Cam, bạn có thể kiểm chứng. Trong giai đoạn 2001-2002, vụ án Năm Cam trong vòng điều tra và Hữu Ước không giữ chức Tổng biên tập ANTG trong thời gian 1 năm (bạn có thể tra lại các báo ANTG cũ trong thời gian này). Sau khi Năm Cam bị xét xử, Hữu Ước mới trở lại làm Tổng biên tập. Tôi không nhắc về giai đoạn 1986.
Chắc bạn cũng biết, ANTG ra đời là do chủ trương báo CAND muốn ra một báo phụ để hấp dẫn người đọc. Khác với CAND, ANTG ít đề cập đến chính trị, hướng nhiều đến tính "hấp dẫn" nhiều hơn. Hữu Ước vừa là Tổng biên tập ANTG, vừa trong ban biên tập của CAND. Về sau, Hữu Ước mới kiêm quyền Tổng biên tập cả 3 báo.
Về tự thuật của một cán bộ cao cấp, phải gia giảm đi chút ít chứ. Không nhắc, không phải là không có. Chắc Việt Long cũng hiểu! :-D. Thái Nhi 05:53, ngày 14 tháng 4 năm 2006 (UTC)

Đánh giá[sửa]

Mặc dầu ông có một số thành công trong việc phát triển những tờ báo của ngành công an, nhưng nhiều người tỏ ra dị ứng với ông trong việc ông tự đánh bóng tên tuổi mình một cách thái quá. Những chương trình như "Bảy đêm văn thơ nhạc họa Hữu Ước" được tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội, chương trình trình diễn các tác phẩm của ông trên sân khấu để quyên góp từ thiện... đã làm cho hình ảnh ông trở nên kệch cỡm, phản cảm. Nhất là việc ông gắn trang web riêng của ông lên trên trang mạng của báo Công an nhân dân càng làm cho độc giả khó chịu. Những việc làm của ông vốn xa lạ với nghệ thuật đích thực. Ở Việt Nam có hàng trăm tổng biên tập có hoạt động nghệ thuật nhưng không ai làm như ông. [cần dẫn nguồn]
Đoạn trên này nặng về cảm tính cá nhân mà lại không có nguồn dẫn gì cả. Tớ tạm cắt trong bài bỏ vào đây, khi nào chú được nguồn đáng tin cậy thì đưa lại vào bài. Gia Nạp nhân(thảo luận) 07:14, ngày 24 tháng 11 năm 2009 (UTC)

Nếu nghi ngờ, Gia Nạp Nhân có thể kiểm chứng những thông tin trên qua các link sau (nguoibaovenhandan):

7 đêm thơ nhạc Hữu Ước
Nhận xét về Hữu Ước làm nghệ thuật:
Đưa trang web cá nhân lên trang web của ngành công an http://www.cand.com.vn/
Tôi (nguoibaovenhandan) đã dẫn nguồn đầy đủ theo yêu cầu của "Gia Nạp Nhân". Nếu không ai phản đối, tôi sẽ đưa đoạn nhận xét mà Gia Nạp Nhân cắt trở lại vị trí cũ.
Cho tớ nhảy vào bon chen tí:
  1. Nguồn 1 (Xa Lộ tin tức) và nguồn 3 (CAND) không có bất kỳ câu nào chê bai ông Hữu Ước cả. Nói thật khi truy cập vào nguồn 3 thì tớ không hiểu nguoibaovenhandan định lấy thông tin gì trong đó.
  2. Nguồn 2 là một forum. Mà theo wikipedia, các nguồn tin "vỉa hè", "thượng vàng hạ cám" như forum, blog, youtube,... đều không đáng tin cậy và không dùng được.
Kết luận: có tớ phản đối đây :D, chưa đưa về vị trí cũ được đâu 137.132.3.8 (thảo luận) 14:59, ngày 12 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Tôi xin nhận xét về từng vấn đề:
  • Về việc ông tổ chức đêm thơ, đêm nhạc thì trong cái link bạn dẫn ra: Link thứ nhất chỉ toàn là ca ngợi chứ không hề có giọng phê phán. Trong cái link thứ hai là một blog, đáng ra không cần xét đến ở đây, nhưng thực chất nó lấy nội dung từ bài của Đỗ Minh Tuấn trên website Hội Nhà văn Việt Nam. Bài trên blog đó tô đậm những câu chữ được cho là "đá đểu" Hữu Ước trong bài của Đỗ Minh Tuấn (mà giọng văn tổng thể cũng là khen ngợi nốt). Không hề đề cập đến sự "kệch cỡm", "phản cảm"... trong những buổi trình diễn ở bài đó, cũng như ý của tác giả cũng không có sự "dị ứng" ở đây (hay là dị ứng ngầm mà bạn luận ra?).
  • Về đưa web cá nhân lên web báo Công an nhân dân (chứ không phải web của ngành công an, hai cái đó khác nhau). Đúng là có trang giới thiệu về Hữu Ước (cả thơ, nhạc... các tác phẩm của Hữu Ước trong đó), đó không phải là trang cá nhân mà nằm trong trang báo Công an nhân dân, coi như là một phần của web đó. Tòa soạn đồng ý đưa thông tin đó lên theo tôi không có gì là sai trái. Như vậy Nhất là việc ông gắn trang web riêng của ông lên trên trang mạng của báo Công an nhân dân càng làm cho độc giả khó chịu. : độc giả ở đây là ai? Nguồn nào nói đến điều đó, hay là ý kiến mình bạn?
  • Câu Những việc làm của ông vốn xa lạ với nghệ thuật đích thực. Ở Việt Nam có hàng trăm tổng biên tập có hoạt động nghệ thuật nhưng không ai làm như ông. là đánh giá của cá nhân bạn chăng?
Tóm lại: những link bạn dẫn ra chỉ là khen ngợi Hữu Ước. Bạn không nên suy diễn để thành ra những ý kiến đã bị cắt bỏ ra khỏi bài. Tôi không có bảo vệ gì Hữu Ước cả. Ai cũng có những điểm xấu, tiêu cực. Ông ta có thể lạm dụng chức quyền để làm nghệ thuật, "xa lạ với nghệ thuật đích thực", có thể kệch cỡm, phản cảm. Nhưng nếu có thì bạn phải dẫn ra nguồn cụ thể xác đáng, đừng suy diễn như trên. Đó là một trong những điều làm chất lượng wiki đi xuống, sau dần không ai còn tin vào nó cả.
Gia Nạp nhân (thảo luận) 15:35, ngày 12 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Các bạn hiểu sai về "nguồn" rồi. Nguồn không phải là từ đó ta lấy nguyên văn một câu một đoạn để đưa vào wiki. Nguồn là nơi chứa những thông tin liên quan mà từ đó ta có thể đưa ra nhận định, bình phẩm hay tổng hợp thành ý kiến của riêng ta. Thí dụ một bài viết cho biết Hữu Ước tổ chức liên tục 7 đêm văn thơ nhạc họa cá nhân tại Nhà hát lớn Hà Nội đảm bảo rằng chuyện này là có thật. Còn nhận định việc làm đó là kệch cỡm không nhất thiết phải có trong nguồn. Tóm lại, nguồn chỉ là cơ sở dữ liệu. Ví dụ thêm: link trang web của báo Công an nhân dân đảm bảo cho chúng ta tin rằng, Hữu Ước có đưa web cá nhân lên mạng của cơ quan báo chí do mình lãnh đạo. Cón nhận xét về việc này có thể do người viết wiki viết ra. Các bạn thấy, rất nhiều tổng biên tập có web cá nhân hoặc blog, nhưng có ai gắn nó lên trang báo do mình phụ trách không? Xin thưa không, ngoài Hữu Ước. Các bạn thấy, trên toàn thế giới, có ai thuê nguyên cả Nhà hát lớn của thủ đô để trình diễn liên tục 7 đêm thơ văn nhạc họa của chính mình? Thưa không, ngoài Hữu Ước.
Đồng chí đang sa vào suy diễn đó. Đó không phải là việc của wiki. Nếu nguồn tin đưa một ông có 7 vợ, liệu đồng chí suy diễn ra ông ta khoẻ, ông ta giỏi dụ dỗ phụ nữ hay ông ta là một tay đa thê đáng lên án? Gia Nạp nhân (thảo luận) 15:52, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Tôi thấy một số trang khác vẫn có phần nhận xét cá nhân. Chẳng hạn nhận xét về Tản Đà như sau:
"Chính Tản Đà cũng thường tự coi mình là "Khổng tử chi đồ", "trích tiên", một thế ngoại cao nhân, tỏ ra khác biệt với người dương thế. Ông thường làm những chuyện xưa nay hiếm: theo lời Ngô Tất Tố, lần vào Sài Gòn viết báo, Tản Đà đem theo vợ con nhưng cả lúc đến lẫn lúc đi, vợ con ông gửi cho Ngô Tất Tố thu xếp cả...".
Gia Nạp Nhân nói phần nhận xét về con người không phải của wiki là không đúng.
Nguoibaovenhandan (thảo luận) 07:50, ngày 1 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Độ nổi bật[sửa]

Hữu Ước thỏa mãn điểm nào của về Tiểu sử để có bài trên wiki?--15.15.15 (thảo luận) 15:20, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Là tướng công an (dù điều này tớ thấy nên sửa đổi). Gia Nạp nhân (thảo luận) 15:52, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Hữu Ước là trường hợp khá đặc biệt nhưng không nổi trội so với một số tổng biên tập khác (Nguyễn Công Khế chẳng hạn)
Nguoibaovenhandan (thảo luận) 07:58, ngày 1 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Cuộc đời ông này có ba phần chìm, bảy phần nổi: 3 năm đi tù (1985-1988), 7 năm sau mới được phục hồi hoàn toàn (1988-1995). Không như những tướng khác vi phạm kỷ luật bị cách chức, tước quân hàm đã đành, đằng này ông bị tù oan nhưng vẫn quyết chí làm lại cuộc đời. Tôi chưa dám bảo là điều đó nổi bật những chắc chắn là rất đặc sắc. --Двина-C75MT 08:28, ngày 1 tháng 1 năm 2010 (UTC)--
Hữu Ước quá thừa độ nổi bật.--Да или Нет (thảo luận) 09:10, ngày 1 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Đánh giá 2[sửa]

Ông này thực quyền thật là to, quan hệ thật là rộng. Vợ (chỉ là một phó phòng trong tổng cục) chết mà đến tận: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng ban tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa, Bộ trưởng Bộ Công An Trần Đại Quang (nguồn: VTC) đến viếng. Trong khi đúng theo nghi thức, ông ta có chết thì cùng lắm cũng chỉ có nhân vật số 4 đến viếng với tư cách sếp ở cơ quan. Thật là... HosseniM (thảo luận) 11:01, ngày 3 tháng 7 năm 2012 (UTC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét