Con loăng quăng khỏa thân chạy trên truyền hình
36 tiếng sau khi tuyển Pháp vượt qua Ukraina để giành vé dự Word Cup, trên truyền hình Pháp, với duy nhất một… đôi giày trên người, nữ MC của Chương trình Dự báo thời tiết, người đẹp 27 tuổi Doria Tillie đã khỏa thân “chạy tung tăng như con loăng quăng”.Điều gì đang xảy ra vậy?
Chữ SEX, ô hay, chỉ là một chữ gồm 3 từ.
Còn Hoàng Thành, nó không phải là chùa!
Chắc bạn sẽ quan tâm tới phản ứng của dân Pháp khi xem “con loăng quăng khỏa thân chạy trên truyền hình”? Họ vỗ tay và “đánh giá cao” Doria Tillie về tinh thần yêu nước.
Doria Tillie được hoan hô trên truyền hình sau màn chạy khỏa thân
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu “con loăng quăng” lại là chuyện ở Việt Nam, để thực hiện lời hứa “Nếu bão Hayan không đổ bộ vào miền Trung” chẳng hạn?
5 triệu tiền phạt. Cấm “biểu diễn trên truyền hình”. Và “gạch đá” đủ xây miếu về cái tội “Sâu hàng”. Là cái chắc.
Thì đó, lộ một “cái nầm” đã lập tức nhận 3,5 triệu tiền phạt, bất kể vô tình hay hữu ý.
Thì đó, một chữ sex trong Hoàng thành đã “mưa đá rào rào”.
Hôm qua, sau khi bức ảnh một nhóm sinh viên Hà Nội, trong trang phục complet- áo dài xếp thành hình chữ “SEX” được đưa lên mạng xã hội facebook, một cuộc tranh luận đã nổ ra. Tựu chung trong hai ý như này: “Tự do tự thân nó có nét đẹp hồn nhiên của nó. Chả nhẽ bắt các em ra Hoàng thành rồi cầm cuốn sách triết”; Và ngược lại “Chữ nhét đầy đầu mà lại thiếu tôn kính Hoàng Thành. Người nước ngoài sẽ nhìn vào và nghĩ sao trước những chủ nhân của đất nước”.
Điều dễ nhận thấy là ngay cả các ý kiến phản bác hầu hết nhằm vào cái… cột cờ của Hoàng Thành.
Nhưng tại sao lại phải dị ứng với một chữ SEX? Khi, ô hay, nó chỉ là một chữ gồm 3 từ, khi việc nhìn và hiểu hầu hết lại tùy thuộc vào cách nhìn, lối hiểu không phải của những nam thanh nữ tú đang xếp hàng dưới kia!
Nhưng Hoàng Thành đâu có phải là một ngôi chùa. Và sự sáng tạo có văn hóa quanh một chữ sex trên một bãi cỏ, ở trong Hoàng Thành, không phải là việc mặc bikini đi lễ chùa.
Còn người nước ngoài sẽ nghĩ thế nào ư?
Cần phải hỏi lại xem đó là người Pháp hay người Canada.
Nhớ hồi tháng 8, trong một cuộc tranh luận trên truyền hình Canada về vấn đề liệu có hợp pháp không khi các phụ nữ “phơi” ngực nơi công cộng trong thành phố. Trước mặt “khách mời” là Thị trưởng thành phố Kelowna, nữ phóng viên Lori Welbourne đã đặt câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra nếu như tôi để ngực trần ra đường?”. Rồi ngay sau đó, cô đưa chiếc micro cho ngài Thị trưởng, ông Walter Gray và cởi bỏ áo ngực để tiếp tục cuộc phỏng vấn.
Chi tiết đáng chú ý không phải là “cuộc phỏng vấn ngực trần” mà là câu trả lời của ngài Thị trưởng sau đó: “Thật ra khi nhìn thấy phụ nữ để ngực trần, một số người sẽ có thể gọi điện cho cảnh sát bởi họ nghĩ rằng hành động đó là bất hợp pháp. Tuy nhiên, trên thực tế, điều đó không hề vi phạm quy định pháp luật trừ khi hành động đó quá phản cảm. Tuy nhiên, tôi không khuyến khích bạn làm điều đó bởi việc phụ nữ để ngực trần có thể sẽ khiến người khác xao lãng hơn là đàn ông”.
Thật “Khiếm nhã một cách có văn hóa”, ông Walter Gray, suốt buổi trả lời đã không một lần không nhìn thẳng.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về chữ SEX xếp hình trên bãi cỏ Hoàng Thành? Về “con loăng quăng” tung tăng khỏa thân trên truyền hình Pháp? Và về câu trả lời của Thị trường thành Kelowna? Hay là vì “ở ta” thì phải “vậy”?
http://daotuanddk.wordpress.com/2013/11/23/con-loang-quang-khoa-than-chay-tren-truyen-hinh/
Chính bài viết đã có câu trả lời là cần phải hỏi xem đó là người Pháp hay người Canada.
Trả lờiXóaVăn hoá mỗi nước mỗi khác, thậm chí trong từng thời gian cũng khác, từng vùng miền cũng khác. Bạn hỏi câu đó với người một số dân tộc ở Tây Nguyên, họ sẽ tròn mắt ngạc nhiên như khi bạn hỏi người Kinh, tại sao ra đường lại phải mặc áo.
Thế mà cũng hỏi