“Hà Nội gốc”, “dân nhập cư” và văn hóa đô thị
Cứ mỗi lần có sự kiện ở Thủ đô, người đọc báo cả nước lại… phập phồng. Những hình ảnh nam thanh nữ tú xông vào bẻ hoa, vặt cành trong các lễ hội hoa và bây giờ là chen lấn đông nghịt trước một cửa hàng sushi miễn phí cứ khiến người ta phải băn khoăn, đâu rồi hình ảnh thanh lịch của người thủ đô?.
Không phải là lần đầu tiên, những hình ảnh người dân Thủ đô chen lấn giành giật trong một sự kiện, trở thành đề tài cho nhiều tranh cãi trên mạng.
Vậy đó nhưng với những ai đang sống hoặc đã đến Hà Nội lại không ngạc nhiên trước hàng dài người xếp hàng trước những quán ăn được cho là nổi tiếng, để rồi vừa ăn lại vừa nghe chửi bới, thậm chí là tục tằn.
Có phải những người sống ở Hà Nội chỉ xếp hàng trật tự khi phải đối diện với sự áp chế từ những kẻ hung dữ, thô lỗ để nhẫn nhịn cho được miếng ăn ngon?
Như mọi khi, sau những đám đông xấu xí giành giật lại xuất hiện cái lý lẽ “dân ngoại tỉnh đấy chứ có phải dân Hà Nội gốc đâu”.
Phân định như thế nào là “người Hà Nội gốc” và ai là “dân ngoại tỉnh” có thể dẫn đến thêm một cuộc tranh luận gay gắt mà có nguy cơ người ta phải dùng đến… gia phả và hộ khẩu để chứng minh.
Chỉ tự hỏi, trong gần 1 triệu người xếp hàng tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp, dân ngoại tỉnh rất nhiều nhưng tại sao họ vẫn trật tự?
Chi tự hỏi, nếu quả thật “dân ngoại tỉnh” bữa bãi, hỗn hào đến như vậy, tại sao một mảnh đất nơi có “dân gốc” thấm đẫm văn hóa như Hà Nội lại không cảm hóa được họ mà những hình ảnh xấu xí cứ xuất hiện càng nhiều?
Chỉ tự hỏi, liệu “dân ngoại tỉnh” ở Hà Nội có nhiều bằng Sài Gòn không khi mà con đường hoa Nguyễn Huệ mỗi mùa Tết đến tuyệt không bị bẻ dù chỉ một cành hoa, ngọn lá?
Chưa một thành phố nào trên thế giới có được nền kinh tế sôi động mà lại thiếu đi người nhập cư. Vai trò của người nhập cư trong kinh tế đô thị quan trọng như thế nào thì ở chiều ngược lại, vai trò của văn hóa đô thị đối với người nhập cư cũng quan trọng tương đương. Có khi, trước lúc trách cứ, đổ vấy cho “dân ngoại tỉnh” sau mỗi đám đông xấu xí, những “người gốc” cũng nên tự hỏi có phải văn hóa của mình chưa dày dặn đến độ đủ để “thấm đẫm” những người nhập cư hay vì một tác nhân nào khác đã tàn phá nền văn hóa của mình làm khiến cho mỗi lần có đám đông thì cả nước lại… phập phồng.
Trung Bảo
Ảnh: Đám đông chen lấn trong một dịp khuyến mãi miễn phí tại cửa hàng sushi. Nguồn: Đất Việt
Vậy đó nhưng với những ai đang sống hoặc đã đến Hà Nội lại không ngạc nhiên trước hàng dài người xếp hàng trước những quán ăn được cho là nổi tiếng, để rồi vừa ăn lại vừa nghe chửi bới, thậm chí là tục tằn.
Có phải những người sống ở Hà Nội chỉ xếp hàng trật tự khi phải đối diện với sự áp chế từ những kẻ hung dữ, thô lỗ để nhẫn nhịn cho được miếng ăn ngon?
Như mọi khi, sau những đám đông xấu xí giành giật lại xuất hiện cái lý lẽ “dân ngoại tỉnh đấy chứ có phải dân Hà Nội gốc đâu”.
Phân định như thế nào là “người Hà Nội gốc” và ai là “dân ngoại tỉnh” có thể dẫn đến thêm một cuộc tranh luận gay gắt mà có nguy cơ người ta phải dùng đến… gia phả và hộ khẩu để chứng minh.
Chỉ tự hỏi, trong gần 1 triệu người xếp hàng tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp, dân ngoại tỉnh rất nhiều nhưng tại sao họ vẫn trật tự?
Chi tự hỏi, nếu quả thật “dân ngoại tỉnh” bữa bãi, hỗn hào đến như vậy, tại sao một mảnh đất nơi có “dân gốc” thấm đẫm văn hóa như Hà Nội lại không cảm hóa được họ mà những hình ảnh xấu xí cứ xuất hiện càng nhiều?
Chỉ tự hỏi, liệu “dân ngoại tỉnh” ở Hà Nội có nhiều bằng Sài Gòn không khi mà con đường hoa Nguyễn Huệ mỗi mùa Tết đến tuyệt không bị bẻ dù chỉ một cành hoa, ngọn lá?
Chưa một thành phố nào trên thế giới có được nền kinh tế sôi động mà lại thiếu đi người nhập cư. Vai trò của người nhập cư trong kinh tế đô thị quan trọng như thế nào thì ở chiều ngược lại, vai trò của văn hóa đô thị đối với người nhập cư cũng quan trọng tương đương. Có khi, trước lúc trách cứ, đổ vấy cho “dân ngoại tỉnh” sau mỗi đám đông xấu xí, những “người gốc” cũng nên tự hỏi có phải văn hóa của mình chưa dày dặn đến độ đủ để “thấm đẫm” những người nhập cư hay vì một tác nhân nào khác đã tàn phá nền văn hóa của mình làm khiến cho mỗi lần có đám đông thì cả nước lại… phập phồng.
Trung Bảo
Ảnh: Đám đông chen lấn trong một dịp khuyến mãi miễn phí tại cửa hàng sushi. Nguồn: Đất Việt
Nói thế nào là gốc thì vòng vo lắm vì nếu xuy cho đến cùng thì dân miền nam cùng đều xuất sứ từ dân bắc vào mở cõi mà ra .
Trả lờiXóavậy nên có thể tạm coi những người có từ đời bố mẹ trở về trước làm ăn sinh sống có hộ khẩu Hà Nội ,là người Hà Nội rồi ( Chứ còn để chuy ra gốc thì trắc được khoảng 5 % ) dân số đang sống tại Hà Nội thôi . Vậy nên tạm coi những người có giấy khai sinh ,được sinh ra và lớn lên tại Hà Nội là người Hà Nội được rồi .
Mà nói thật thanh niên Hà Nội thì không có chuyện sếp hàng để dành nhau hay để nhận đồ ăn miễn phí . Còn người có tuổi thì trắc chắn cả người hà Nội hay nhập cư đều không hành động như vậy ( giám trắc trong đám dành đồ ăn này . ngưoi lao động thời vụ và sinh viên ngoại tỉnh chiếm đến 97 % )