Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2023

Sự thật về Truyền Thông Chính Thống Phương Tây

Sự thật về Truyền Thông Chính Thống lừa dối của Phương Tây
Nhà báo Thụy Sĩ Helmut Scheben đã ‘học cách’ không tin báo chí phương tây về các cuộc chiến ở Nam Tư, Iraq, Lybia, Liên Xô và Ukraina. Ông viết "
Trong 19 năm làm việc cho đài truyền hình Thụy Sĩ SRF, tôi chưa bao giờ gặp trường hợp nào, chương trình phải xin lỗi vì đưa tin sai sự thật. Ngoại trừ chương trình Meteo, khi dự báo thời tiết bị sai. Vào năm 2011, tôi đã lưu ý Tổ chức ân xá quốc tế Thụy Sĩ rằng, không có đoạn phim truyền hình nào về sự tàn phá do các cuộc không kích của NATO gây ra ở Libya. Trong khi đó, được biết các trường quay truyền hình của chính phủ Libya đã bị biến thành đống đổ nát do làn sóng không kích đầu tiên của phương tây".
Hình ảnh bị cấm - Lính Mỹ tại căn cứ không quân Dove, 2009. Ảnh: Welt Woche

Trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ đã bị cấm chiếu những chiếc quan tài chứa những người lính Mỹ đã chết.

Lệnh cấm chỉ được dỡ bỏ vào tháng 2 năm 2009. Người ta cũng không được phép quay phim những người lính Mỹ đã chết hoặc bị thương, và lệnh cấm này được thực thi rất nghiêm ngặt, chủ yếu là trong cuộc chiến ở Iraq, như những người quay phim nói.

Khi cố gắng tìm những đoạn phim như vậy trong kho lưu trữ khổng lồ của truyền hình Thụy Sĩ, tôi đã tìm thấy một đoạn phim dài 3 giây duy nhất: Một người lính Mỹ cố gắng thoát ra khỏi một chiếc xe tăng đang bốc cháy.

1. Sự thật truyền thông Mỹ và phương tây: Đưa tin một chiều

Trong cuốn sách ‘Liberty and the News’, nhà báo và nhà lý thuyết truyền thông người Mỹ Walter Lippmann đã tuyên bố vào năm 1920:

“Báo chí là phương tiện truyền tải thông tin công cộng. Nếu những người kiểm soát chúng tự cho mình quyền xác định nội dung và lý do đưa tin, thì quá trình dân chủ sẽ bị đóng băng”.

Tôi đã tự mình kiểm tra, sử dụng ví dụ về tờ báo Zürcher Tages-Anzeiger mà tôi là người đăng ký, xem các thông điệp của nó phiến diện như thế nào.

Trong khoảng thời gian từ khi quân đội Nga tiến vào Ukraina vào tháng 2 năm 2022 cho đến cuối năm 2022, tôi đã xem xét khoảng 100 bài viết trực tiếp về các hoạt động quân sự ở Ukraina.

Đến bài báo thứ 100, tôi đã chán ngấy khi đọc cùng một nội dung. Hầu như tất cả các bài báo đều mô tả sự đau khổ và chủ nghĩa anh hùng của người Ukraina (tất nhiên là thân phương tây) dưới bàn tay của những kẻ xâm lược Nga và, với ‘màu sắc tươi sáng nhất’ – tội ác của Nga.

2. Họ biết trước mọi thứ: Bởi vì truyền thông Mỹ và phương tây chỉ đưa tin ‘định sẵn’

Các chuyên gia về hệ thống vũ khí và địa chiến lược không ngừng lặp đi lặp lại, lý do tại sao Nga phải bị đánh bại, và các nhà báo điều tra không làm gì khác hơn là săn lùng một người Nga khác sống ở đây – tài sản chắc chắn phải bị đóng băng.

Trong số hàng trăm bài báo, tôi không tìm thấy dù chỉ 5 bài có thể nói về những gì đang xảy ra ở phía bên kia chiến tuyến.

Rõ ràng, sự đau khổ của những người Ukraina thân Nga dưới hỏa lực tên lửa và pháo binh từ những người Ukraina thân phương tây là không đáng được nhắc đến.

Và những người ở đó không tồn tại đối với các phương tiện thông tin đại chúng lớn của chúng tôi (Mỹ và phương tây – biên tập). Các thông điệp chỉ dựa trên quan điểm của NATO, tức là quan điểm của vận động hành lang vũ khí – tổ chức trên khắp thế giới, hoạt động như một cái ‘xà beng’ trong tay quyền lực giám sát của Hoa Kỳ.

Tính phiến diện của các báo cáo sẽ được giải thích bằng tính phiến diện của các nguồn. Ngoài cơ quan tình báo của Anh (không biết liệu 007 có còn hoạt động hay không), các nguồn truyền thông hằng ngày của chúng tôi thường bao gồm: Tổng thống Zelensky và những người bạn thân của ông ở Kiev, bạn bè của ông ở Brussels, London và Washington, cũng như các chuyên gia và tổ chức tư vấn của NATO có liên quan. Người Nga xuất hiện chủ yếu là những tên tội phạm chối bỏ tội ác của mình.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói chuyện với các nhà báo ở Kiev. Ảnh: AP/Efrem Lukatsky

Và nếu một vụ vỡ đập xảy ra, do đó các vị trí phòng thủ của Nga và các vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng nằm dưới nước, trên các khu vực rộng lớn, thì tất cả các chương trình trò chuyện của Đức, và thậm chí cả tạp chí phát thanh Thụy Sĩ Echo der Zeit, ngay lập tức tìm các chuyên gia biết về nó để khẳng định chính người Nga đã phá hủy con đập.

Giống như người Nga đang nã pháo vào chính nhà máy điện hạt nhân mà họ đang nắm trong tay. “Và trong những năm khó khăn này, người mù luôn đi theo người điên” – đây là điều mà Shakespeare dường như muốn nói trong King Lear.

Trong giai đoạn 2014-2022, trước khi Nga quyết định sử dụng vũ lực, các quan sát viên của OSCE (Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu) đã ghi nhận các vụ bắn ‘đạn pháo’ 
của chính phủ Ukraina hàng ngày vào Donbass kể từ tháng 2/2022, cụ thể là hàng trăm vụ nổ mỗi ngày.

Hơn 14.000 người đã chết trong các cuộc chiến ở miền đông Ukraina từ năm 2014 đến năm 2022.

Thực tế, cuộc xung đột Nga - Ukraine - NATO không bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, mà vào thời điểm cựu tổng thống Ukraina Petro Poroshenko ra lệnh bắt đầu “chiến dịch chống khủng bố” và pháo kích không thương tiếc vào các khu vực nổi loạn – Donbass – miền đông Ukraina.

3. Biểu tình phản đối bom nguyên tử

Báo chí của chúng ta đã viết về người dân b
iểu tình phản đối bom nguyên tử ra sao ?

Họ giữ kín thông tin này. Họ chỉ nhìn thấy những gì họ đã biết. Đó là: Họ luôn biết trước những gì họ sẽ thấy. Đây là những gì tôi có thể đọc trên báo mỗi sáng và tôi không cần phải đọc nó, vì tôi đã biết trước khi mở báo.

Vào mùa thu năm 1983, hơn 1 triệu người đã biểu tình trên khắp Cộng hòa liên bang Đức, phản đối việc triển khai tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Cũng tại nhiều quốc gia thành viên NATO khác, đa số người dân phản đối việc tiếp tục chế tạo vũ khí hạt nhân, vì rõ ràng “sự cân bằng sợ hãi” khét tiếng từ lâu, đã được đảm bảo bằng vũ khí hạt nhân của Anh và Pháp.

Trong một cuộc tranh luận tại Bundestag (quốc hội Đức), thủ lĩnh phe đối lập Willy Brandt nói rằng Đảng SPD (Đảng dân chủ xã hội) của ông đã nhận được hàng loạt thư phản đối 
vũ khí hạt nhân: “Đây là những người Đức từ phương tây và người Đức từ phương đông, đây là những người châu Âu và người Mỹ, đây là những người cha người mẹ, ông bà, công nhân và doanh nhân, nghệ sĩ và quân nhân, bà nội trợ, người về hưu, kỹ sư và nhà khoa học thuộc mọi trình độ học vấn, tôi tự hỏi ai sẽ được hưởng lợi từ vũ khí hạt nhân.

Đa số nghị viện, bao gồm đại diện của FDP (Đảng dân chủ tự do) và CDU (Đảng liên minh dân chủ Thiên chúa giáo), đã chọn bãi rác cho tiếng nói của người dân (ném ý kiến của người dân vào sọt rác) và quyết định ủng hộ việc triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung.

Mặc dù sau đó 
vũ khí hạt nhân đã được dỡ bỏ theo thỏa thuận giải trừ quân bị, các đầu đạn hạt nhân của Mỹ vẫn được cất giữ tại căn cứ không quân Büchel (Đức).

Các phi công của Lực lượng không quân Đức đang thực hành sử dụng chúng trong khuôn khổ “đồng lõa hạt nhân” để bảo vệ NATO cùng với Hoa Kỳ. Và không có gì bí mật rằng, Nga đã và vẫn là mục tiêu chính của những đầu đạn này.

4. Đừng để mình bị lừa!

Cũng trong năm 1983, cuốn sách của Christa Wolf “Cassandra” đã được xuất bản, đề cập đến một nhà ‘thấu thị’ đang suy nghĩ trước khi chết, về cái chết của quê hương thành Troy:

“Khi chiến tranh bắt đầu, bạn có thể tìm hiểu, nhưng làm sao bạn biết khi nào chiến tranh bắt đầu? Nếu có bất kỳ quy tắc nào, thì chúng cần được nói cho mọi người biết. Bị đánh gục trong đá, trong nhiều thế kỷ. Điều gì sẽ được viết? Trong số những thứ khác, những lời này: Đừng để mình bị lừa dối”!

Tôi đã để mình bị lừa, nhưng phải mất một thời gian dài trước khi tôi nhận ra điều đó. Süddeutsche Zeitung, Frankfurter Rundschau, Neue Zürcher Zeitung, Spiegel và các ấn phẩm khác là nguồn thông tin chính của tôi – khi học báo chí.

Sự thật lộ ra từ từ. Các phương tiện truyền thông Mỹ và phương tây lớn – được tài trợ bởi thuế và thuộc sở hữu tư nhân – đã thất bại trong việc đưa tin về tất cả các cuộc chiến mà tôi có thể xem.

Nhiệm vụ của họ là đặt câu hỏi về hành động của các chính phủ, nhưng trong hầu hết các trường hợp, họ đóng vai trò là cơ quan ngôn luận tuyên truyền của chính phủ và là kẻ xúi giục các cuộc chiến tranh phi nghĩa và vô nghĩa.

5. Sự dối trá về cuộc chiến Balkan: Bosnia

Cuộc khủng hoảng nghề nghiệp lớn đầu tiên của tôi là trong cuộc chiến ở Balkan.

Sau đó, tôi không thể ngủ được vào ban đêm, bởi vì tôi nhìn thấy bao nhiêu lời nói dối đang tuôn ra từ các phương tiện truyền thông Mỹ và phương tây. Một trong những khoảnh khắc tươi sáng nhất đối với tôi là các sự kiện ở Tuzla.

Thành phố này ở Bosnia được tuyên bố là khu vực an ninh vào năm 1993, nơi đặt lực lượng “mũ nồi xanh” của Liên Hợp Quốc. Dân số Hồi giáo của Bosnia được bảo vệ ở đó khỏi các cuộc tấn công của người Serbia.

Tuy nhiên, pháo binh Serbia vẫn tiếp tục bắn phá thành phố, và những cuộc tấn công này được đưa tin hàng ngày trên đài phát thanh trong vài tháng. Truyền thông Mỹ và phương tây phẫn nộ dữ dội trước vụ pháo kích vào “khu vực an ninh”.

Tôi hoàn toàn choáng váng khi ‘Mũ nồi xanh’ nói với tôi sự thật này vào năm 1995: “Người Serbia chỉ thỉnh thoảng mới bắn, nhưng pháo binh từ Tuzla bắn phá các ngôi làng của người Serbia hàng đêm”.

Tuzla, ‘dưới sự che chở của màn đêm’, được Hoa Kỳ cung cấp vũ khí. Có những khu vực cấm đi, quân đội Liên Hợp Quốc bị từ chối tiếp cận. Washington đã chính thức đóng vai trò là người trung gian giúp chấm dứt chiến tranh, lại đang bí mật cung cấp vũ khí cho quân đội Bosnia.

6. Chơi bóng với đầu của kẻ thù?

Khi một sĩ quan Na Uy từ Mũ nồi xanh nhận thấy điều này vào năm 1995, anh ta được lệnh giữ im lặng và sau đó bị giáng chức và chuyển đến nơi khác.

Nhưng mọi nỗ lực của tôi nhằm thu hút sự chú ý của giới truyền thông Thụy Sĩ đối với những tiết lộ này, đều hoàn toàn thất bại.

Ở Bosnia, cũng như ở Kosovo, NATO xác định những gì có thể và không thể biết. Carla Del Ponte, công tố viên trưởng tại Tòa án Hague, sau đó đã phàn nàn rằng, khi cô yêu cầu được tiếp cận với các hoạt động bí mật của NATO, Carla đã đụng phải một ‘bức tường trống’.

Mãi sau này, tôi mới biết, các cơ quan tuyên truyền hàng đầu của Mỹ khi đó đã cung cấp cho báo chí những câu chuyện kinh dị về các trại tập trung của người Serbia và kế hoạch Holocaust, chúng được bộ máy ‘truyền thông phương tây khổng lồ’ phân phối ngay lập tức trên khắp thế giới.

Các nhà khoa học chính trị Jörg Becker và Mira Beham, đang thực hiện một nghiên cứu có tên “Chiến dịch Balkan: Quảng cáo chiến tranh và cái chết”, đã tìm thấy hàng trăm đơn đặt hàng PR (tuyên truyền) tương tự trong kho lưu trữ của Hoa Kỳ.

Bản chất của mệnh lệnh là coi người Serbia là tội phạm và những người khác là nạn nhân. James Harff, người đứng đầu công ty PR Rude Finn, đã mô tả công việc của mình như sau:

“Công việc của chúng tôi là truyền bá tin tức, đưa nó ra ngoài càng nhanh càng tốt […] Tốc độ là rất quan trọng. Chúng tôi biết chắc chắn rằng, chỉ có tin tức đầu tiên mới quan trọng. Việc bác bỏ không có tác dụng gì” (Mira Beham: Kriegstrommeln. Medien, Krieg und Politik. 1996. p.172).

Harff, trong một cuộc phỏng vấn với Jacques Merlino, phó tổng biên tập của France 2, đã thể hiện một chút tự hào nghề nghiệp nhất định, khi ông công khai mô tả cơ quan của ông, “với một sự lừa bịp khủng khiếp”, đã thực hiện lệnh xúi giục ba tổ chức vận động hành lang hùng mạnh của người Do Thái, xuất bản trong các tin nhắn của New York Times, trong đó họ cảnh báo về mối đe dọa của ‘Holocaust’ ở Balkan.

“Với một bước đi thông minh, chúng tôi đã đơn giản hóa mọi thứ và trình bày nó như một câu chuyện về người tốt và kẻ xấu […]. Và chúng tôi đã thành công vì đã chọn đúng nhóm mục tiêu – khán giả Do Thái”.

Sau đó, Bộ trưởng ngoại giao Joschka Fischer đã đi thăm châu Âu với khẩu hiệu “Auschwitz không được lặp lại” và Bộ trưởng quốc phòng Rudolf Scharping bắt đầu nói với mọi người rằng, ông biết rằng người Serbia “chơi bóng với những cái đầu bị chặt của đối thủ”.

Một trong những bức ảnh được cho là minh họa sự tàn bạo của người Serbia và dùng làm lý lẽ ủng hộ sự xâm lược của NATO ở Balkan: người ta có thể thấy một người đàn ông hoàn toàn hốc hác với thân hình trần trụi đứng sau hàng rào thép gai.

Bức ảnh gợi nhớ đến những bức ảnh được chụp vào năm 1945 trong quá trình giải phóng các trại tử thần của Đức. Bức ảnh này, hóa ra sau đó, là giả. Trại tị nạn Trnopolje, nơi đã được thảo luận, không có hàng rào thép gai bao quanh và cũng không có người chết đói ở đó.

Ngày 4 tháng 2 năm 2020. Hài cốt của các nạn nhân vụ thảm sát ở Srebrenica. Ảnh AP/Alexander Zemlianichenko

7. “Giống như bảng khắc 10 điều răn”

Không có gì thay đổi. Các cuộc chiến không hồi kết dẫn đến việc sản xuất cùng một tài liệu tuyên truyền.

Một “nhà văn đến từ Đông Đức” sống ở Ukraina tên là Christoph Brumme đã xuất bản cuốn nhật ký của một cư dân địa phương bình thường trên tờ Neue Zuricher Zeitung vào năm 2002, trong đó ông dự đoán rằng, người Nga sẽ tạo ra các trại tập trung ở Ukraina, và Putin sẽ trở thành Hitler thứ 2.

Hơn nữa, Christoph Brumme gợi ý rằng, Putin bị ốm nặng, và do đó sẽ tự sát theo cách đẹp nhất – bằng cách tự kích nổ bằng bom nguyên tử.

Ngay trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, một khái niệm như vậy đã xuất hiện – “nhà báo ‘nhúng’ trong lực lượng vũ trang”.

Gốc từ này (‘nhúng’) trong tiếng Anh từ “bed” (giường) phản ánh hoàn hảo một thực tế sau: Nghề nhà báo trong những cuộc chiến này trở nên gần gũi với nghề gái điếm.

Nhà báo người Mỹ John MacArthur đã chỉ ra một cách hoàn hảo phương thức truyền thông đại chúng “được xây dựng một cách quân sự và công chúng đã bị lừa như thế nào”.

Sau khủng bố 11/9, hành động khủng bố chống lại công dân Mỹ được định nghĩa là một cuộc tấn công của các quốc gia thù địch từ nước ngoài, và theo logic này, một cuộc tấn công “trả đũa” đã được thực hiện nhằm vào Afghanistan, sau đó là Iraq.

Một “cuộc chiến chống khủng bố” đã được phát động trên toàn thế giới, và trong cơn sốt bắt đầu “dưới bàn tay nóng” ở Syria và Libya, “cuộc giải phóng các dân tộc bị áp bức” cũng được phát động.

Kết quả khủng khiếp ở tất cả các quốc gia này là hiển nhiên. Nhà báo khoa học và nhà hoạt động vì hòa bình nổi tiếng Norman Cousins ​​đã đặt cho sứ mệnh ý thức hệ này của Hoa Kỳ một cái tên vào năm 1987: “Bệnh lý của quyền lực”.

Tôi không thể hiểu nổi – làm thế nào các nhà báo, những người thường xuyên bị chính quyền của họ lừa dối, vẫn có thể mang những tư tưởng và quan điểm “từ trên cao” gửi xuống cho quần chúng, trình bày chúng một cách nghiêm túc, như thể chúng là những bản kinh thánh với 10 điều răn.

8. Sự dối trá của Hillary Clinton và truyền thông phương tây về Gaddafi

Vào tháng 6 năm 2011, người đứng đầu Bộ ngoại giao Hoa Kỳ lúc đó là Hillary Clinton nói trước ống kính rằng, bà “hiện có bằng chứng cho thấy nhà cai trị Libya Muammar Gaddafi đã thực hiện chiến lược ‘hiếp dâm’ có hệ thống của mình”.

Vào thời điểm này, một cuộc nội chiến đã nổ ra ở Libya. Quân đội Libya đã cố gắng đàn áp cuộc nổi dậy, đã phát triển kể từ tháng 2 năm 2011 trong bối cảnh cái gọi là “Mùa xuân Ả Rập”.

Hoa Kỳ và các đồng minh NATO đã ném bom toàn bộ đất nước này kể từ tháng 3 năm 2011. Mục tiêu chính thức là: Giúp đỡ người dân Libya bị đại tá Gaddafi áp bức.

Một phụ nữ Libya tên là Iman al-Obeidi đã được đưa ra làm bằng chứng sống về những cáo buộc chống lại Gaddafi.

Ngày 26/3/2011, người phụ nữ này xông vào khách sạn sang trọng – Rixos al Nasr ở thủ đô Tripoli của Libya.

Nhân viên khách sạn và nhân viên an ninh ra sức ngăn cản nhưng cô vẫn tiến đến chỗ các nhà báo đang ngồi ăn sáng trong khách sạn. Người phụ nữ hét lên rằng, 3 ngày trước đó, người của Gaddafi đã “bắt cóc và cưỡng hiếp” cô – ngay tại trạm kiểm soát.

Sau đó, đại diện của chính phủ Libya, Moussa Ibrahim, nói rằng, ban đầu (“ở trên”) họ không tin vào ‘tiếng khóc’ của Iman al-Obeidi, nhầm cô với một người nghiện rượu. Nhưng sau đó trường hợp của cô ấy đã được xem xét một cách nghiêm túc và người ta phát hiện ra rằng, đó là một tội hình sự tầm thường không có gì liên quan đến chính trị.

Nhưng đã quá muộn: Obeidi đã trả lời phỏng vấn cho CNN và nhiều hãng truyền thông khác.

Cô ấy xuất hiện mọi nơi, như một bằng chứng về bản chất vô nhân đạo của tổng thống Libya, Gaddafi. Đồng thời, giới truyền thông phương tây cũng không thèm tìm hiểu rằng thực tế, các bác sĩ Libya đã khám cho người phụ nữ, xác nhận vụ cưỡng hiếp và ngay sau đó, cảnh sát Libya đã bắt giữ tất cả những kẻ tình nghi.

Sau đó, vào cùng năm 2011, tôi đã liên lạc với văn phòng của Tổ chức ân xá quốc tế tại Zurich và hỏi thông tin về các vụ cưỡng hiếp ở Libya.

Hóa ra tổ chức này đã điều tra trong nhiều tháng ở Libya và không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về cái gọi là “cưỡng hiếp tập thể”.

Ngay cả một đại diện của tổ chức Đoàn kết nhân quyền có liên hệ với phiến quân cũng nói với tôi qua điện thoại: “Không có bằng chứng. Trường hợp cụ thể duy nhất là của bà Obeidi”.

9. Cái giường của ‘vua’ Gaddafi

Tuy nhiên, trò lừa bịp đã thành công và câu chuyện về “hiếp dâm tập thể” đã nhận được một sự lan truyền khủng khiếp trên các phương tiện truyền thông phương tây.

Tôi ‘google’ các từ về chủ đề này và có 21 triệu kết quả. Công tố viên trưởng của Tòa án hình sự quốc tế (ICC) – The Hague, Luis Moreno Ocampo, đã đánh động bộ máy truyền thông của chúng tôi, những người luôn khao khát những chủ đề như vậy, nói rằng, ông ta thực sự có “thông tin” về các vụ cưỡng hiếp hàng loạt.

Khi được một nhà báo hỏi, ông nghĩ gì về thông tin cho rằng Gaddafi nhập khẩu Viagra để binh lính cưỡng hiếp phụ nữ, người tố cáo hàng đầu thế giới của Ocampo đã không trả lời: “Hãy để tôi yên với những điều vô nghĩa như vậy”.

Thay vào đó, ông ấy đưa ra một dòng hấp dẫn: “Vâng, chúng tôi vẫn đang thu thập bằng chứng về chủ đề này”.

Thông tin tưởng tượng của báo chí tràn ngập các trang mạng và truyền hình trong vài tuần. Tờ báo Le Matin của Thụy Sĩ đã sáng tạo khi đăng một bức ảnh về chiếc giường cỡ lớn có ‘đèn và bàn’ cạnh giường ngủ, được cho là một căn phòng trong boongke dưới lòng đất. Theo tờ báo, Gaddafi đã lạm dụng các nạn nhân nữ của mình.

Điều đáng ngạc nhiên duy nhất là tôi chưa gặp một nhà báo nào ở Thụy Sĩ nói rằng anh ta xấu hổ vì sự lựa chọn nghề nghiệp của mình.

Việc biến kẻ thù thành ma quỷ là một công cụ đã được thử nghiệm của phương Tây, nó lâu đời như chính chiến tranh.

Trong nghiên cứu mang tính bước ngoặt của mình: “Hình ảnh chiến tranh, chiến tranh Hình ảnh”, nhà sử học Gerhard Paul đã sử dụng hơn 200 hình minh họa để cho thấy phương tiện hình ảnh đương đại – miêu tả chiến tranh như thế nào.

Những hình ảnh được các nhà báo lựa chọn, giống như các biểu tượng trên tường của các ngôi đền, được ghi vào ký ức tập thể. Theo Gerhard Paul, thực tế bị bóp méo hoàn toàn, khi hình ảnh truyền thông được cải thiện và tiêu chuẩn hóa.

10. Tội phạm xâm hại trẻ em luôn là chủ đề nóng trên các phương tiện truyền thông phương tây đại chúng

Các nguồn khác nhau: Đây là một báo cáo từ “y tá Nayira” người Kuwait, người đã nói với Ủy ban nhân quyền của quốc hội Hoa Kỳ rằng, cô ấy đã nhìn thấy những người lính Iraq ở Kuwait bị chiếm đóng, cướp những đứa trẻ sơ sinh trong lồng ấp đặc biệt dành cho những đứa trẻ bị bệnh, và đập cơ thể nhỏ bé của chúng xuống sàn.

Điều này sau đó hóa ra là bịa đặt bởi cơ quan quan hệ công chúng Hill&Knowlton. Và đây là dữ liệu tương tự từ Ủy viên nhân quyền ở Kiev, Lyudmila Denisova.

Cô ấy ít nhất đã mất việc vào tháng 6 năm 2022 sau khi bị tiết lộ rằng, cô đã tung tin dối trá trên các phương tiện truyền thông. Bao gồm cả tuyên bố rằng, cô có bằng chứng cho thấy binh lính Nga đã hãm hiếp trẻ nhỏ.

Việc miêu tả kẻ thù như một con thú khát máu, vẫn là một khuôn mẫu không thể tránh khỏi trong tuyên truyền quân sự. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, câu chuyện lính Đức cướp đứa trẻ từ tay một phụ nữ Bỉ, chặt đứt tay rồi ăn thịt đã được báo chí Pháp và Anh bàn tán rất lâu.

Khi kẻ thù là một con quái vật – nhân cách hóa chính cái ác, sẽ dễ dàng biện minh hơn. Sau hơn 40 năm làm báo, tôi có thể nói rằng, các phương tiện truyền thông chính thống có xu hướng lan truyền những câu chuyện tuyên truyền như vậy một cách thiếu phê phán và ít nhất, họ cũng muộn màng thừa nhận sai lầm của mình, và thường thì họ không bao giờ làm như vậy.

Tờ New York Times đã xin lỗi độc giả vì thông tin sai lệch liên quan đến chiến tranh Iraq, trường hợp duy nhất mà tôi biết. Trong 19 năm làm việc cho đài truyền hình Thụy Sĩ SRF, tôi chưa bao giờ gặp trường hợp nào, chương trình phải xin lỗi vì đưa tin sai sự thật. Ngoại trừ chương trình Meteo, khi dự báo thời tiết bị sai.

Vào năm 2011, tôi đã lưu ý Tổ chức ân xá quốc tế Thụy Sĩ rằng, không có đoạn phim truyền hình nào về sự tàn phá do các cuộc không kích của NATO gây ra ở Libya.

Trong khi đó, được biết các trường quay truyền hình của chính phủ Libya đã bị biến thành đống đổ nát do làn sóng không kích đầu tiên của phương tây.

Đánh đập trên ti vi là không tốt, nhưng bằng cách này, trung tâm chỉ huy của NATO ở Napoli đã có thể ngăn các kênh truyền hình phương tây chiếu những hình ảnh xúc động – về các nạn nhân được đưa ra khỏi đống đổ nát.

Vấn đề không được các phương tiện truyền thông phương tây lớn chú ý, hoặc thậm chí bị họ cố tình phớt lờ.

11. Xin vui lòng – không có câu hỏi quan trọng

Một phát ngôn viên của Tổ chức ân xá quốc tế nói với tôi vào thời điểm đó rằng, họ cũng “rất lo lắng” về báo cáo một chiều này.

Nhưng vào cuối buổi tối hôm đó, khi tôi gửi một câu chuyện có tuyên bố lo lắng này cho nhà sản xuất Tagesschau, biên tập viên sản xuất đã yêu cầu xóa tuyên bố của đại diện Tổ chức ân xá. Khi tôi hỏi tại sao, tôi được trả lời: “Nếu không, khán giả có thể nghĩ rằng Gaddafi không đến nỗi tệ và cuối cùng thì ông ấy đúng hơn là sai”.

Các nhà phân tích được trả tiền bởi các ‘tập đoàn thông tin’ thống trị thị trường tin tức. Tất cả họ đều tự cho mình là ‘quyền lực thứ tư’, giám sát những người nắm quyền, và chính ‘quyền lực thứ tư’ này được cho là đã làm cho dân chủ trở nên khả thi.

Và tầm nhìn của tôi về thế giới truyền thông, rút ​​ra từ kinh nghiệm, là khác: Truyền thông phương tây giống như một loại giáo phái tôn giáo tự tuyên bố mình là ‘cái thiện’, đối lập với ‘cái ác’. Bất cứ ai không muốn chia sẻ thế giới quan này đều bị bưng bít, gièm pha hoặc đơn giản là bị cấm.

Theo nghĩa “cấm cửa” người nước ngoài, các chính phủ phương tây và các phương tiện truyền thông liên quan của họ đang hoạt động hiệu quả. Các kênh tin tức RT và Sputnik của Nga bị cấm ở 27 quốc gia EU.

Bất kỳ ai phân phối hoặc thậm chí nhận tín hiệu từ các phương tiện này đều bị phạt, ví dụ, ở Áo, khoản tiền phạt lên tới 50.000 Euro. Sau đó, thật dễ dàng để tin rằng ở các nước của chúng ta, sự nhất trí thực sự ngự trị.

Có bất kỳ phản đối nào chống lại điều này, có bất kỳ sự chỉ trích nào từ các tòa soạn chính của “quyền lực thứ tư” của chúng ta không? Không, hoàn toàn bằng không.

Trong khi cuộc xung đột Ukraina đang được thảo luận gay gắt và có nhiều ý kiến ​​khác nhau trên mạng xã hội Nga, thì các phương tiện truyền thông phương tây đang cố gắng thuyết phục chúng ta một cách ám ảnh rằng, bất kỳ ai ủng hộ hòa bình sẽ bị bỏ tù ở Nga. “Mười năm tù cho suy nghĩ” là tiêu đề bài báo của “Neue Zürcher Zeitung” (06/06/2023).

Nhưng ở Kiev, các phương tiện truyền thông đối lập bị cấm hoàn toàn. Cần phải báo cáo nó? Dĩ nhiên là không.

Ngay cả về một chủ đề liên quan, người ta cũng nói một cách tình cờ, dưới dạng một mẩu tin ngắn bên lề, trong 8 từ: “Các đài truyền hình Ukraina đã sản xuất một loạt các chương trình công khai chung kể từ khi bắt đầu xung đột” (Tages-Anzeiger, ngày 28 tháng 7 năm 2022).

12. Các biện pháp trừng phạt đối với các kênh truyền thông của Nga

Có một hệ thống trong việc che giấu sự thật tập thể này.

Vài tuần sau khi EU cấm các kênh của Nga, Google thông báo rằng, họ sẽ chặn tất cả các phương tiện truyền thông liên quan đến Nga trên toàn thế giới. Như thường lệ với ‘Big Tech’, ý tưởng cấm và đóng cửa ai đó được cho là đến từ chính nhân viên của công ty: “Nhân viên của Google đã kêu gọi YouTube thực hiện các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với các kênh của Nga”.

Hàng triệu bài đăng biến mất khỏi nền tảng. Nhà báo điều tra Glenn Greenwald, người có liên quan đến những tiết lộ về Edward Snowden, đã chỉ ra chiến dịch kiểm duyệt truyền thông ‘tàn bạo’ này. Ông cũng chỉ ra, hàng tỷ đô la đằng sau chiến dịch này:

“Không có gì ngạc nhiên khi các công ty độc quyền ở thung lũng Silicon thực hiện quyền kiểm duyệt của họ hoàn toàn phù hợp với lợi ích chính sách đối ngoại của chính phủ Hoa Kỳ. Nhiều công ty độc quyền công nghệ ‘Big Tech’ hàng đầu, chẳng hạn như Google và Amazon, thực hiện các giao dịch cực kỳ béo bở với bộ máy an ninh của Hoa Kỳ, bao gồm CIA và NSA (Cơ quan an ninh quốc gia).

Các giám đốc điều hành của Big Tech duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các nhân vật cấp cao trong Đảng dân chủ, và các đảng viên Đảng Dân chủ của quốc hội đã nhiều lần gọi các giám đốc điều hành của ‘Big Tech’ tới các cuộc họp của ủy ban quốc hội để ‘trích dẫn’ các văn bản mà họ không thích.

Các nhà quản lý bị đe dọa áp dụng các biện pháp trả đũa đối với công ty của họ – trừ khi họ đưa ra biện pháp kiểm duyệt, điều này sẽ gắn kết hơn nữa các bài phát biểu trên Internet với các mục tiêu và lợi ích chính trị của Đảng dân chủ mà họ lãnh đạo.

Bất kỳ ai quen thuộc với mạng xã hội đều biết hệ thống này hoạt động như thế nào. Ngay cả khuyến nghị nhẹ nhàng nhất từ ​​​​FBI, cũng có thể khiến các phương tiện truyền thông chính thống gác lại chủ đề nhạy cảm về chính trị thú vị nhất – cho đến khi “nguy hiểm” qua đi. Ví dụ như “nguy cơ” thất bại của ứng cử viên Joe Biden trong cuộc bầu cử ở Mỹ.

Nhưng đây là điều mà trước đây tôi đã bị sốc và đôi khi khiến tôi phải há hốc mồm: Đó là niềm vui tập thể đã thu hút đám đông giới truyền thông – khi họ ‘bắt nạt một số ít’ dám đi ngược lại xu hướng hiện tại và thách thức quan điểm “chính thống”.

Nhà khoa học chính trị Mira Beham nói với tôi rằng, vài năm trước cô ấy đã bị cấm viết cho Süddeutsche Zeitung, vì dám lên tiếng ủng hộ việc đưa tin nhiều sắc thái hơn về các cuộc xung đột Balkan.

Hôm nay, một nhà báo nổi tiếng như Patrick Baab mất chức giảng dạy tại Đại học Kiel.
Làm việc với sức mạnh – “ngành công nghiệp lãng quên”

Những tưởng tượng lạc hậu của George Orwell đang trở thành hiện thực. Chúng ta thực sự đang ở một “bước ngoặt”, trong một phong trào lịch sử, nhưng chỉ có điều đây là một phong trào hướng tới một thế giới ‘Orwellian’, chứ không phải là thế giới mà thủ tướng Đức đã nghĩ đến, khi ông đề xuất thuật ngữ “bước ngoặt” cho thời đại của chúng ta.

Nhà nghiên cứu truyền thông Uwe Krüger đã ghi nhận rằng, hầu hết những người đàn ông đầu đàn điều hành các phương tiện truyền thông lâu đời, đều là thành viên của các tổ chức thân cận với NATO và Hoa Kỳ.

Tất nhiên, cũng có những yếu tố ‘nguyên thủy’ hơn, chẳng hạn như “sự ép buộc đối với chủ nghĩa cơ hội” cổ điển. Ví dụ, chúng được sử dụng trong nhà xuất bản Axel Springer Verlag (nó sở hữu các ấn phẩm Bild và Welt), nơi mỗi nhân viên phải đồng ý với một điều lệ buộc anh ta phải tuân theo ‘chủ nghĩa xuyên Đại Tây Dương’ và đoàn kết với Hoa Kỳ.

Tôi muốn hét lên: “Báo chí sai”!

Triết gia Paul Virilio đã đặt ra thuật ngữ “ngành công nghiệp lãng quên. Tin tức khó chịu cho ai đó nhanh chóng bị “làm mờ”, bởi thông tin mới về những gì vừa được báo cáo.

Trong suốt cuộc đời của mình, tôi hiếm khi gặp các thành viên của giới truyền thông cố ý, tự nguyện, muốn bóp méo sự kiện hoặc đưa tin sai sự thật.

Theo quan điểm riêng của họ, những người này không nói dối, họ thường tin vào những gì họ nói và viết.

Toàn bộ lịch sử cuộc đời, quá trình giáo dục và các mối quan hệ xã hội của họ được định hình và tích hợp bởi thế giới quan về môi trường của họ – thế giới của các phương tiện truyền thông “chính thống”.

13. Có một “khối lớn sự thật” mà nhà sử học người Israel Shlomo Sand gọi là “ký ức được cấy ghép”:

Tất cả chúng ta được sinh ra trong một vũ trụ của các lĩnh vực diễn ngôn, đã được định hình bởi các cuộc tranh giành quyền lực ‘ý thức hệ’ của các thế hệ trước.

Trước khi nhà sử học có thể nắm vững các công cụ để đánh giá quá khứ một cách có phê phán, để đặt ra những câu hỏi khó về nó, ‘thế giới ý tưởng’ của anh ta về quá khứ đã phức tạp ở trong đầu anh ta bởi trường học, với hàng giờ dạy lịch sử, chính trị, và thậm chí, nói, “Bài học kinh thánh” ở các lớp tiểu học.

Ném vào các ngày lễ quốc gia, ngày kỷ niệm, nghi lễ chung, tượng đài, phim truyền hình – tất cả những điều này đã ảnh hưởng đến khả năng nhìn nhận quá khứ một cách khách quan của một nhà sử học.

Trong đầu con người đã có sẵn một phần lớn “ký ức được cấy ghép” về quá khứ, không dễ gì xoay chuyển để tiếp nhận công việc của một nhà sử học khách quan” (Nguồn: Shlomo Sand: Die Erfindung des jüdischen Volkes. S.40).

Báo chí và truyền thông phương tây hiện nay là hiện thân của “ký ức được cấy ghép”. Báo chí phải phục vụ mục đích tìm kiếm sự thật hàng ngày. Nhưng đồng thời, họ gặp phải một sự thật mà bất kỳ nhà ảo thuật nào cũng biết: Rất thường nhận thức của chúng ta về mọi thứ, được hình thành không phải bởi những gì chúng ta thực sự nhìn thấy hoặc nghe thấy, mà bởi những kỳ vọng của chúng ta.

Trong đầu chúng ta đã có sẵn một phần lớn “sự thật” mà chúng ta không dám đặt câu hỏi.

Chúng ta chỉ thấy những gì phù hợp với kỳ vọng của chúng ta – đó là những gì chúng ta đã biết. Và thậm chí chính xác hơn: Chúng ta biết trước những gì chúng ta sẽ thấy.

Tác giả bài viết: Helmut Scheben

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét