Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2023

'Chiến dịch đổ lỗi cho cuộc phản công của Kiev thất bại'

Đọc đoạn này tôi thấy sợ thật: "Nhà quan sát David T. Pyne, người đã dự đoán chính xác hồi tháng 6 rằng cuộc phản công sẽ thất bại, nhấn mạnh những người lính Ukraine ra mặt trận trung bình chỉ tồn tại được khoảng hai đến ba ngày trước khi thiệt mạng hoặc bị thương. Nếu bạn nhìn vào bản đồ về việc Ukraine giành được lãnh thổ trong hai tháng rưỡi qua, chúng hầu như không được nhìn thấy trên bản đồ". Xâm phạm vào lãnh thổ do Nga kiểm soát đích thị là tự nguyện chui vào máy xay thịt hay nồi hầm; vậy mà sao người dân và binh lính Ukraine không biết phản kháng. Khi người già, phụ nữ, trẻ em xuống đường phản đối để bảo vệ cha, chồng và con trai của họ thì chắc chắn chính quyền Ukraine không dám bắn họ; ngược lại chúng sẽ run sợ và thức tỉnh để đàm phán và dừng cuộc chiến ngu xuẩn này lại. Đọc đủ các loại sách kim cổ, tôi chưa từng thấy có thứ chính quyền nào ngu hay phản dân hại nước như chính quyền Ukraine hiện nay và có người dân nước nào hèn như dân Ukraine hiện nay. Có lẽ tuyên truyền và hứa hẹn bịp bợm của phương Tây đã ăn vào xương tủy của họ làm họ mất cả nhận thức hay ý thức. Rất may là nhà nước và nhân dân ta đã và đang rất cảnh giác với nghệ thuật "diễn biến hòa bình" của phương Tây. Ủng hộ hợp tác mạnh mẽ và toàn diện với phương tây để khai thác, tận dụng những tiến bộ và văn minh của nhân loại, nhưng đồng thời luôn luôn gìn giữ vững chắc nền độc lập tự do của đất nước và bản sắc dân tộc chúng ta.
'Chiến dịch đổ lỗi cho cuộc phản công của Kiev thất bại'
Kiên Bùi 25/08/2023 GD&TĐ - 
Dù phương Tây không ngừng bơm vũ khí nhưng vẫn không giúp Kiev đạt được bước tiến trên chiến trường. Theo cựu sĩ quan quân đội Mỹ David T. Pyne, khi phản công bế tắc, Mỹ bắt đầu Chiến dịch rò rỉ thông tin có chủ ý để đổ lỗi cho Ukraine.

Khi mùa hè sắp kết thúc, các quan chức Mỹ bắt đầu công khai tìm cách đổ lỗi cho sự thất bại của cuộc phản công của Ukraine từ phương Tây và NATO sang người Ukraine.

1. Phản công thất bại

Một quan chức Mỹ giấu tên nói với truyền thông nước này rằng cuộc phản công chưa thành công vì các chỉ huy Ukraine đã dàn quân ra khắp chiến tuyến 1.000 km với Nga, thay vì tập trung lực lượng để "cắt đứt cầu đất liền" nối liền đất liền Nga và Crimea qua vùng Zaporozhye.

Các chiến lược gia Mỹ được cho là đã khuyên Ukraine bơm thêm quân tới mục tiêu ưu tiên hàng đầu là Melitopol ở phía tây nam Zaporozhye, đồng thời xuyên thủng các tuyến phòng thủ và bãi mìn của Nga, ngay cả khi điều đó tiêu tốn một lượng lớn binh lính và thiết bị.

Thay vào đó, Kiev được cho là đã dàn quân, duy trì một lực lượng dự bị đáng kể gần thành phố Artemovsk (Bakhmut) ở Donbass, bất chấp ước tính của Mỹ rằng việc cố gắng chiếm lại thành phố này từ tay Nga sẽ dẫn đến tổn thất lớn mà thu được rất ít lợi ích chiến lược.

Các quan chức quân sự cấp cao của NATO, bao gồm Chủ tịch Hội đồng liên quân Lầu Năm Góc Mark Milley, Tư lệnh đồng minh tối cao NATO ở châu Âu Christopher Cavoli và Tham mưu trưởng quốc phòng Anh Tony Radakin được cho là đã tổ chức một cuộc gọi video với bộ chỉ huy Ukraine.

Cuộc gọi để thúc đẩy thay đổi trọng tâm cuộc chiến. Với các quan chức được thông báo ngắn gọn về cuộc gọi nói rằng chỉ huy hàng đầu của Ukraine đã đồng ý bằng lời nói làm như vậy.

Các quan chức Mỹ ẩn danh xác nhận những gì quân đội Nga đã tuyên bố công khai: rằng lực lượng Ukraine đang chịu tổn thất đáng kinh ngạc, cạn kiệt chỉ huy cấp cao và chiến binh giàu kinh nghiệm, những đơn vị của họ đã phải "tổ chức lại nhiều lần" do cường độ tập trung cao độ của cuộc giao tranh.

Cùng với những chiến thuật sai lầm, các quan chức Mỹ cũng chỉ trích Ukraine vì được cho là hoạt động dàn trải theo kiểu "học thuyết của Liên Xô cũ", và do đó không thực hiện được ưu tiên các mục tiêu chính.

Ngoài ra, vấn đề không chỉ xuất phát từ bản thân lực lượng Ukraine mà mà nó còn cho thấy sự bất lực của Mỹ và đồng minh NATO.

Bởi dù đã dùng 100 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine trong hơn một năm rưỡi qua (tức là gấp hơn 1,5 lần ngân sách quốc phòng hàng năm của Nga), Washington và các đồng minh vẫn chưa thể khắc phục những nhược điểm về pháo binh, tác chiến điện tử, yểm trợ đường không... cho Kiev nhằm lấy lại lợi thế từ lực lượng Nga.

2. Chiến dịch rò rỉ có chủ ý

Ông David T. Pyne - cựu sĩ quan thuộc Bộ Chỉ huy quân đội Mỹ và hiện là Phó Giám đốc điều hành Lực lượng Đặc nhiệm về An ninh Quốc gia và Nội địa Mỹ (EMP) cho biết:

"Chính quyền Tổng thống Biden dường như đang tham gia vào chiến dịch rò rỉ trái phép có chủ đích và kéo dài đầu tiên kể từ khi chiến tranh bắt đầu, với nhiều cơ quan truyền thông lớn theo chủ nghĩa tự do hiện nói rằng cuộc phản công của Ukraine đang chùn bước vì họ không tập trung toàn bộ nguồn lực vào việc đột phá ở mặt trận phía Nam.

Đây dường như là một nỗ lực nhằm chuyển trách nhiệm về thất bại trong cuộc chiến từ chính quyền Biden sang chính phủ Ukraine".

Pyne nói thêm: "Nói chung, tôi đồng ý với những lời chỉ trích của họ về cuộc phản công của Ukraine, mặc dù tôi không tin Ukraine sẽ thành công hơn nhiều nếu họ làm theo lời khuyên đó dựa trên sức mạnh của các tuyến phòng thủ kiên cố của Nga".

Nhà quan sát David T. Pyne, người đã dự đoán chính xác hồi tháng 6 rằng cuộc phản công sẽ thất bại, nhấn mạnh rằng để các hoạt động tấn công thành công, bên tiến công cần có lợi thế về nhân lực ít nhất là 3-1 so với bên phòng thủ.

"Tuy nhiên, chiến lược của Nga nhằm dụ người Ukraine đến gần tuyến phòng thủ chính của Nga trước khi sử dụng mìn trên không ở khu vực hậu phương của họ và dùng pháo tấn công họ đã khiến Ukraine mất khoảng 40.000 binh sĩ kể từ khi cuộc tấn công bắt đầu…

Những người lính Ukraine ra mặt trận trung bình chỉ tồn tại được khoảng hai đến ba ngày trước khi thiệt mạng hoặc bị thương. Nếu bạn nhìn vào bản đồ về việc Ukraine giành được lãnh thổ trong hai tháng rưỡi qua, chúng hầu như không được nhìn thấy trên bản đồ", Pyne nhấn mạnh.

Pyne tin rằng nỗ lực của các quan chức Mỹ hiện nay nhằm đổ lỗi cho chiến thuật của Ukraine báo hiệu một nỗ lực nhằm đánh lạc hướng khỏi sự điên rồ khi phát động cuộc phản công mùa hè ngay từ đầu.

"Không giống như Nga, nơi chỉ huy động một phần lực lượng quân sự của mình và có nguồn nhân lực dồi dào, phần lớn chưa được khai thác, Ukraine đã huy động toàn bộ quân đội của mình với gần một triệu người nhưng được cho là đã có hơn 200.000 binh sĩ thiệt mạng kể từ khi chiến tranh bắt đầu và thậm chí còn bị thương nhiều hơn. “, Pyne nói.

Nhà quan sát nói thêm rằng chính phủ Ukraine đang tiếp tục phản công trước áp lực từ Mỹ và NATO, một phần để chứng tỏ rằng khoản đầu tư khổng lồ của phương Tây hỗ trợ quân sự cho Ukraine là tiền được chi tiêu hợp lý, ngay cả khi sự thật là như vậy.

3. Nỗ lực làm suy yếu nước Nga

Đồng thời, Pyne cho biết, thay vì làm suy yếu Nga về mặt quân sự (mục tiêu chính được người đứng đầu Lầu Năm Góc Lloyd Austin vạch ra năm ngoái khi thảo luận về mục tiêu chiến tranh của Mỹ ở Ukraine), cuộc xung đột đã khiến Nga củng cố sức mạnh cả về kinh tế và quân sự, với việc Moscow tăng gấp đôi quy mô lực lượng vũ trang và sản xuất hàng loạt hệ thống vũ khí hạng nặng bao gồm xe tăng và tên lửa.

Đồng thời, quyết định của Washington "đơn phương giải giáp" bằng cách gửi vũ khí đến Ukraine từ kho vũ khí của Lầu Năm Góc đã làm suy giảm khả năng của quân đội Mỹ trong việc chiến đấu, chứ chưa nói đến chiến thắng, trong một cuộc chiến giữa các cường quốc trong tương lai.

Nhà quan sát nhấn mạnh, viện trợ của Mỹ cho Kiev phải dừng lại, đồng thời phải đạt được lệnh ngừng bắn và đình chiến để chúng ta có thể chấm dứt tình trạng chết chóc và tàn phá đang diễn ra ở Ukraine.

Nicolai Petro, giáo sư chính trị quốc tế tại Đại học Rhode Island, lặp lại nhận xét của Pyne về sự cần thiết phải tạm dừng xung đột, nhưng nhớ lại rằng thật không may, Tổng thống Ukraine Zelensky đã ký một sắc lệnh vào năm ngoái theo đúng nghĩa đen là ngăn cản bản thân ông và chính phủ của ông khỏi đàm phán với chính phủ Nga hiện tại.

Petro nói: "Vì vậy, chúng tôi đang ở trong tình thế bế tắc. Tôi nghĩ rằng có sự trùng hợp về quan điểm giữa giới tinh hoa chính trị Ukraine hiện tại cũng như các đồng minh của họ trong chính phủ Mỹ và các chính phủ phương Tây khác.

Những người có quan điểm này nhận thấy lợi ích của mình là thúc đẩy một cuộc xung đột vô thời hạn mà cuối cùng bằng cách nào đó hy vọng sẽ làm suy yếu được nước Nga. Vì vậy, nó thực sự không rõ ràng chút nào đối với bất kỳ ai đang tìm kiếm một lối thoát cho cuộc xung đột".

4. Ai chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng Ukraine?

Petro cũng tin rằng chiến lược hiện tại do Mỹ và các đồng minh điều chỉnh đặt ra vấn đề trách nhiệm của phương Tây trong chiến lược mà họ đang theo đuổi, đó là tiếp tục chiến đấu bất chấp chi phí khổng lồ đổ vào cuộc chiến.

"Vì vậy, đối với tôi, điều đó làm nảy sinh những tình thế tiến thoái lưỡng nan nghiêm trọng về mặt đạo đức khi chúng ta nói: 'Ồ, chúng ta đang chiến đấu vì Ukraine', nhưng kết quả của cuộc chiến 'vì Ukraine' này rất có thể là sự kết thúc của Ukraine, sự hủy diệt của Ukraine", Petro nhấn mạnh.

https://giaoducthoidai.vn/chien-dich-do-loi-cho-cuoc-phan-cong-cua-kiev-that-bai-post651927.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét