Thứ Hai, 16 tháng 11, 2020

(2) Tại sao tôi vẫn hy vọng Trump sẽ thắng ?

Tại sao tôi vẫn hy vọng Trump sẽ thắng. Đó là vì ông nắm được Tối cao Pháp viện. Xem bài này để thấy rõ. Đây là phần 2.

Tối cao Pháp viện và bầu cử 2020
fb Đinh Từ Thức 16-11-2020 - 
Kennedy được 303 phiếu cử tri đoàn, Nixon được 219. Nhưng số phiếu đại chúng của hai người quá khít khao: tổng số phiếu bầu trên 68 triệu, Kennedy hơn Nixon chưa tới 120 ngàn phiếu, tỉ lệ 0.17%. Điều này khiến nhiều người, các nhà lập pháp Cộng Hoà, và cả giới báo chí, nghĩ rằng Kennedy đắc cử nhờ phiếu gian lận, nhất là tại những nơi nổi tiếng là “sào huyệt” Dân Chủ như Chicago, với bộ máy chính trị của thị trưởng Richard Daley; có cả sự cộng tác của các băng đảng tội phạm; và cứ địa Texas của Lyndon Johnson. Ngoài ra, dư luận còn nghi ngờ vai trò của Bố già Joseph Kennedy Sr., đã vung tiền mua phiếu cho con.
Fake news, nguồn vui bất tận của Harry Truman. 
Bầu cử 8-11-1960
– Ứng cử viên Dân Chủ: John F. Kennedy, Nghị Sĩ, Massachusetts.
– Ứng cử viên Cộng Hoà: Richard M. Nixon, đương kim Phó Tổng Thống, CA.
– Cần 269 phiếu cử tri đoàn để thắng. Lần đầu tiên Mỹ có 50 tiểu bang bầu cử.
– 15 phiếu cử tri đoàn bầu cho người không ứng cử: Nghị Sĩ kỳ thị Harry Byrd.
– Kennedy thắng; cả hai ứng cử viên chính đều có dưới 50% phiếu đại chúng.

Kết quả kiểm phiếu lúc đầu, vào tối 8 tháng 11 từ các nơi ở Đông Bắc, như Boston, New York City, Philadelphia, Pittsburgh, Cleveland, Detrois, Chicago, cho thấy Kennedy dẫn trước xa Nixon. Nhưng khi kiểm phiếu đến từ các vùng ngoại ô và nông thôn ở miền Trung Tây, và các tiểu bang dọc theo bờ biển miền Tây, phiếu của Nixon bắt đầu tăng, giảm bớt khoảng cách giữa hai người.

Trước nửa đêm ngày 8-11, New York Times, tờ báo lớn có khuynh hướng thân Dân Chủ, chạy tựa lớn, “Kennedy Elected President” (Kennedy Đắc cử Tổng Thống), trong khi cuộc kiểm phiếu vẫn tiếp tục, và tại nhiều tiểu bang, phiếu hai bên còn quá khít khao để có thể dự báo ai thắng, ai bại.

Mười hai năm trước, năm 1948, trong cuộc chạy đua giữa Tổng Thống Truman đảng Dân Chủ, với Thống Đốc New York đảng Cộng Hoà, Thomas Dewey, tờ báo thân Cộng Hoà Chicago Daily Tribune – CDT đã phạm một lỗi lầm ê chề không bao giờ xoá được. Tin tưởng vào các nguồn thăm dò dư luận, trước và trong ngày bầu cử, gới truyền thông tin chắc như đinh đóng cột, thế nào Dewey cũng thắng.

Ngay từ chiều ngày bầu cử 2 tháng 11, 1948, CDT đã chạy tựa khổng lồ “DEWEY DEFEATS TRUMAN” (Dewey Đánh bại Truman) cho số báo phát hành đề ngày hôm sau. Đây mới thật sự là fake news, vì sáng hôm sau, Truman đã thắng. Truman, thay vì lớn tiếng tố cáo fake news, ông đã giữ tờ báo như một kỷ niệm vui, và mỗi khi nhắc tới chuyện này, giới truyền thông chỉ muốn độn thổ.

Trở lại cuộc bầu cử 1960, khi thấy phiếu của Nixon tăng lên, New York Times đã sợ đi vào nẻo đường ô nhục của CDT, nhưng Nixon đã không may như Truman, và NYT đã hú vía. Sau này, chủ quản (managing editor) của NYT là Turner Catlege, kể lại trong hồi ký rằng, ông ta đã hy vọng “một ông thị trưởng nào đó ở miền Trung Tây ăn cắp đủ phiếu để đẩy Kennedy qua lọt”.

Nixon lên tiếng vào sau nửa đêm mùng 8, giờ CA, sang ngày 9-11, vẫn chưa biết rõ kẻ thắng người bại, nhưng ông gợi ý Kennedy có thể thắng: “Nếu chiều hướng hiện tại tiếp tục, Nghị Sĩ Kennedy sẽ trở thành tổng thống Mỹ kế tiếp”. Tuy nhiên, giới truyền thông trong tình trạng khó xử, không biết loan tin theo hướng nào, khi nội dung phát biểu của Nixon không phải là lời nhận thua.

Sáng hôm sau ngày bầu cử, 9-11, Nixon viết trong hồi ký “RN”, ông thấy cách biệt giữa số phiếu của ông và Kennedy rất khít khao, trong khi nghe được nhiều chuyện gian lận bầu cử ở Chicago và Texas. Nghị Sĩ Dirksen hối thúc ông yêu cầu đếm lại phiếu. Nhưng sau khi suy tính, ông nghĩ:

“Một cuộc đếm lại phiếu bầu tổng thống có thể mất tới nửa năm, trong thời gian ấy, tính hợp pháp của cuộc bầu cử Kennedy sẽ có vấn đề. Ngoại giao Mỹ có thể bị ảnh hưởng tai hại. Tôi không thể đưa đất nước đến tình trạng như thế. Và đều gì sẽ xảy ra, nếu tôi đòi đếm lại phiếu rồi Kennedy vẫn thắng? Thành tích “thua cay cú” sẽ theo tôi trong lịch sử và tôi sẽ không còn cơ hội nào cho tương lai chính trị. Sau khi cân nhắc về nhiều yếu tố khác nữa, tôi đã quyết định gửi Kennedy một điện tín nhận thua” (RN: 224).

Chiều ngày 9-11, sau khi Nixon chịu thua, Kennedy chính thức nhận thắng lợi.

Kennedy được 303 phiếu cử tri đoàn, Nixon được 219. Nhưng số phiếu đại chúng của hai người quá khít khao: tổng số phiếu bầu trên 68 triệu, Kennedy hơn Nixon chưa tới 120 ngàn phiếu, tỉ lệ 0.17%. Điều này khiến nhiều người, các nhà lập pháp Cộng Hoà, và cả giới báo chí, nghĩ rằng Kennedy đắc cử nhờ phiếu gian lận, nhất là tại những nơi nổi tiếng là “sào huyệt” Dân Chủ như Chicago, với bộ máy chính trị của thị trưởng Richard Daley; có cả sự cộng tác của các băng đảng tội phạm; và cứ địa Texas của Lyndon Johnson. Ngoài ra, dư luận còn nghi ngờ vai trò của Bố già Joseph Kennedy Sr., đã vung tiền mua phiếu cho con.

Nhưng vai chính là Nixon, ông đã quyết định không tố cáo gian lận, không kiện tụng. Qua diễn văn ba ngày sau bầu cử, Nixon tuyên bố không tranh cãi về kết quả bầu cử. Mặc dù viết trong hồi ký RN, ông biết rõ có gian lận bầu cử:

“Không nghi ngờ gì về việc có phiếu gian lận đáng kể trong cuộc bầu cử năm 1960. Texas và Illinois gây ra phần lớn những thiệt hại, cũng như những thí dụ lộ liễu nhất. Thí dụ, tại một county ở Texas, nơi có 4895 cử tri ghi tên, nhưng số phiếu bầu lên tới 6138. Ở Chicago, một máy bầu ghi 121 phiếu, sau khi chỉ có 43 người bầu. Tôi thua tại khu vực (precinct) này. Nhà báo và chủ bút ở Washington, Benjamin Bradlee, một bạn thân của Kennedy, đã viết trong cuốn sách, Conversations with Kennedy, rằng Kennedy đã gọi Thị Trưởng Daley vào đêm bầu cử để xem tình hình ra sao ở Chicago, được nghe nói Daley đã trả lời: ‘Thưa Tổng Thống, với một chút may mắn và sự giúp đỡ của vài bạn thân, ông sẽ thắng ở Illinois’. (RN-224).

Tuy vậy, Nghị Sĩ Thruston Morton, người đứng đầu ban vận động tranh cử của Nixon, đã yêu cầu đếm lại phiếu từ 11 tiểu bang, điều này vẫn không làm thay đổi kết quả chung cuộc. Nixon còn yêu cầu các báo thân Cộng Hoà ở Chicago ngưng phổ biến loạt bài về gian lận bầu cử, vì theo ông, điều này không đưa đến kết quả nào, chỉ gây thương tổn cho danh tiếng nước Mỹ: “đặt vấn đề về kết quả bầu cử sẽ làm hại đất nước” (to question the results would harm the country).

Ông cho rằng, kiện tụng sẽ tạo khủng hoảng Hiến Pháp, khiến uy tín Mỹ bị thương tổn trước mặt thế giới, và xé nát đất nước thành từng mảnh. Ngoài ra, về phương diện cá nhân, ở tuổi 47, tương lai chính trị của Nixon còn dài. La lối om xòm, kiện tụng lung tung vì thua cuộc, là thành tích cay cú bất lợi khi tranh cử vào địa vị lãnh đạo trong tương lai.

Nixon đã ứng cử, và thất cử, thống đốc tiểu bang California năm 1962. Ông ứng cử tổng thống năm 1968, và đắc cử.

Bầu cử 7-11-2000

– Ứng cử viên Cộng Hoà: George W. Bush, Thống Đốc Texas.

– Ứng cử viên Dân Chủ: Al Gore, đương kim Phó Tổng Thống.

– Bush thắng, dù ít phiếu đại chúng hơn Gore, nhờ quyết định của TCPV.

Cuối ngày bầu cử, kết quả kiểm phiếu lúc đầu cho thấy Gore hơn Bush, nhưng về sau, số phiếu của Bush tăng lên. Khoảng một giờ sau khi phòng bỏ phiếu tại các tiểu bang miền Đông đóng cửa, các chuyên gia theo dõi kết quả tiên đoán Florida sẽ đóng vai trò quyết định, ai thắng ở đấy, sẽ đắc cử. 8 giờ tối ngày 7 tháng 11, các cơ quan truyền thông như CNN, NBC, ABC, NBC, CBS, FOX, cùng loan tin Gore thắng ở Florida.

Hai tiếng sau, 10 giờ tối cùng ngày, các hãng truyền thông đều rút lại kết quả tiên đoán trước về Florida. Đặt Florida trở lại tình trạng “chưa quyết định” (undecided).

2:30 sáng hôm sau, 8-11, với 85% phiếu Florida đã đếm, Bush hơn Gore trên 100.000 phiếu. Giới truyền thông loan báo Bush thắng Florida, và đắc cử. Gore gọi Bush chúc mừng, tuyên bố nhận thua.

Tuy nhiên, trong số 15% phiếu còn lại ở Florida chưa đếm, có phiếu của ba vùng rất đông cử tri Dân Chủ, Broward, Miami-Dade, và Palm-Beach, khiến phiếu của Gore tăng lên. Đến 4:30 sáng, Gore chỉ còn kém Bush 2.000 phiếu. Truyền thông rút lại tin Bush thắng. Gore cũng gọi Bush, rút lại tuyên bố nhận thua.

Sau đó là bắt đầu kiện tụng giữa hai bên, từ toà án Florida, Tối Cao Pháp Viện Florida, và sau cùng là TCPV Liên Bang.

Theo các sự việc (facts) được kể lại qua vụ Bush v. Gore từ TCPV Liên Bang:

Trong cuộc bầu cử năm 2000 giữa ứng viên Cộng Hoà George W. Bush và ứng viên Dân Chủ Al Gore, Floria báo cáo rằng Bush đã thắng ở tiểu bang này bằng 1.784 phiếu (tất cả cử tri đoàn của tiểu bang đã được chỉ định bầu cho ứng viên thắng). Vì số phiếu chênh lệch dưới nửa phầm trăm, luật Florida buộc tự động đếm lại bằng máy. Hai ngày sau, máy đếm cho thấy mức thắng của Bush giảm xuống chỉ còn 327 phiếu. Trong tình trạng này, theo luật Florida, một ứng cử viên có thể yêu cầu đếm lại bằng tay. Gore yêu cầu đếm bằng tay tại bốn county vốn có nhiều người thiên về Dân Chủ, là Volusia, Palm Beach, Broward và Miami-Dade.

Trong khi các nơi này khởi sự làm theo yêu cầu, họ bắt đầu quan tâm rằng họ có thể không làm xong đúng thời hạn tiểu bang đặt ra, là phải xong việc kiểm phiếu để Bộ Trưởng Ngoại Vụ chứng nhận trong vòng bảy ngày từ ngày bầu cử. Toà án Florida giữ đúng hạn chót này, nhưng cho phép các county sửa lại số phiếu của họ sau khi đếm lại. Toà cũng cho phép Bộ Trưởng Ngoại Vụ, “sau khi xem xét tất cả các sự việc có được và hoàn cảnh”, có quyền quyết định về việc nhận số phiếu được sửa sau vụ đếm lại trên toàn tiểu bang. Trước 5 giờ chiều hạn chót ngày 14 tháng 11, county Volusia đã hoàn tất việc đếm lại bằng tay, và chứng nhận kết quả. Đúng hạn chót, 5 giờ chiều 14 tháng 11, Bộ Trưởng Ngoại Vụ Florida, Katherine Harris, loan báo đã nhận được kết quả từ 67 counties, trong khi 3 counties Palm Beach, Broward và Miami-Dade, vẫn còn đang đếm bằng tay.

Bộ Trưởng Ngoại Vụ Florida, Katherine Harris, đưa ra tiêu chuẩn: các county muốn được nhận phiếu trễ hạn phải nộp cho bà trước 2 giờ chiều hôm sau, một văn bản giải thích lý do tại sao điều này là cần thiết. Bốn counties nộp bản giải thích. Bà thấy không có bản giải thích nào phù hợp với tiêu chuẩn do bà đã tự đặt ra để quyết định liệu việc chậm trễ có chấp nhận được không. Bà cũng loan báo rằng, sau khi nhận được chứng thực về kết quả số phiếu vắng mặt từ nước ngoài, bà sẽ chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống vào ngày 18 tháng 11. Tuy nhiên, ngày 17 tháng 11, TCPV Florida ra lệnh cho Harris không được chứng nhận kết quả bầu cử trong khi nhiều vụ kiện còn đang tiếp diễn. Ngày 21 tháng 11, Toà này cho phép tiếp tục đếm phiếu bằng tay, và gia hạn chứng thực cho đến ngày 26 tháng 11.

Ngày 26 tháng 11, hội đồng kiểm phiếu Florida chứng nhận Bush thắng ở Florida, hơn Gore 537 phiếu. Gore kiện, phủ nhận kết quả này, yêu cầu cho đếm lại 61.000 phiếu đã bị máy đếm loại vì nhiều lý do kỹ thuật. Toà dưới không đồng ý, nhưng TCPV Florida phủ nhận bản án của toà dưới, vào ngày 8 tháng 12 cho đếm lại bằng tay các phiếu trên toàn thể tiểu bang Florida. Phía Bush khẩn cấp kiện lên toà trên, hôm sau, 9 tháng 12, TCPV Liên Bang, với đa số 5-4, chấp nhận đơn yêu cầu tái thẩm của Bush, ra lệnh ngừng đếm và đồng ý nghe tranh luận (oral arguments) của luật sư đại diện cho Bush và Gore vào ngày 11 tháng 12.

Trong buổi tranh luận trước TCPV ngày 11 tháng 12, đại diện Bush là luật sư Theodore Olson cho rằng, việc kiểm phiếu lại ở Florida vi phạm khoản “Bảo vệ bình đẳng của luật pháp” (Equal Protection Clause) trong Tu Chính Hiến Pháp, vì Florida thiếu một chuẩn mực chung cho việc kiểm lại phiếu. Hai lá phiếu của hai cử tri có thể cùng chọn một ứng cử viên, nhưng khi được kiểm lại bằng tay, lá phiếu có thể được đếm tại county này do theo đúng điều kiện và được coi là phản ảnh ý định của cử tri, nhưng bị loại tại county khác vì không theo đúng thủ tục.

Đại diện của Gore là luật sư David Boies lý luận rằng, thật sự Florida đã có một chuẩn mục chung cho toàn tiểu bang, phù hợp với khoản “Bảo vệ bình đẳng”, là chuẩn mục “ý định của cử tri”. Tất cả mọi lá phiếu bầy tỏ được ý định của cử tri muốn bầu cho ai, đều có giá trị ngang nhau.

Phán quyết của Toà vào hôm sau, 12 tháng 12 năm 2000:

Với đa số 7-2, Toà đồng ý thủ tục không nhất quán cho việc kiểm phiếu bằng tay tại mỗi county là vi phạm điều khoản bảo vệ bình đẳng. Bảy TPTC đồng ý là: Kennedy, O’Connor, Rehnquist, Scalia, và Thomas. Hai TPTC bất đồng là: Stevens và Ginsburg.

Với đa số 5-4, Toà quan niệm: Không có biện pháp hợp hiến vững chắc nào có thể hoàn tất việc kiểm phiếu an toàn trước hạn chót là ngày 12 tháng 12, nên cho ngừng đề nghị đếm lại. Quyết định: “Phán quyết của TCPV Florida bị lật ngược và vụ án trả về toà tiểu bang để xét xử lại” (Florida Supreme Court reversed and remand).

Phán quyết của TCPV Liên Bang có hiệu lực chấp nhận chứng nhận kết quả bầu cử tại Florida do Bộ Trưởng Ngoại Vụ Katherine Harris công bố ngày 26 tháng 11, theo đó, Bush thắng Gore 537 phiếu, được trao cho cả 25 phiếu cử tri đoàn của Florida. Với thắng lợi này, Bush có tổng cộng 271 phiếu cử tri đoàn, thừa một phiếu để đắc cử.

Tuy sau phán quyết reverse and remand của TCPV Liên Bang, trên lý thuyết Gore vẫn có thể mở lại vụ kiện ở toà tiểu bang, ông đã quyết định rút lui. Tối hôm sau, 13 tháng 12, từ văn phòng Phó Tổng Thống của mình, Gore nói qua truyền hình: “Bây giờ, TCPV Liên Bang đã lên tiếng. Không còn nghi ngờ gì nữa, trong khi tôi mạnh mẽ bất đồng với quyết định của Toà, tôi chấp nhận thua cuộc”. Gore tiếp: “Tối nay, vì mục tiêu đoàn kết như một dân tộc và sức mạnh của nền dân chủ chúng ta, tôi xin chịu nhượng bộ” (Tonight for the sake of our unity as a people and the strength of our democracy, I offer my concession”. Gore cho biết ông mới gọi chức mừng Bush, và lần đầu tiên gọi Bush bằng danh xưng mới, “tổng thống đắc cử”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét