Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2020

(2) Seminar: Lợi ích từ thương mại

Seminar các tình huống thực tế làm làm bài dẫn để sinh viên đại học thảo luận trong về kinh tế học.
BÀI 2. LỢI ÍCH TỪ THƯƠNG MẠI 
Nguyên lý 5 của kinh tế học cho rằng: “Thương mại có thể làm cho mọi người đều được lợi”. Đó là vì:
- Không thương mại: Tự cung tự cấp ==> tự sản xuất đủ thứ mà vẫn không thỏa mãn, chỉ được tiêu dùng đối với HH&DV tự sản xuất ==> Chán.

Thương mại cho phép mỗi người, mỗi nước được tiêu dùng nhiều loại hàng hóa và dịch vụ hơn, trong đó có nhiều loại bản thân mỗi người, mỗi nước không thể sản xuất được hoặc có thể sản xuất được nhưng chi phí quá cao và hiệu quả kinh tế quá thấp so với mua của người khác. Đây là lợi ích thứ nhất của thương mại.

- Do hạn chế về năng lực, nguồn lực, không ai có thể tự làm tốt mọi việc. Thương mại cho phép mỗi người chuyên môn hóa vào một lĩnh vực mà mình làm tốt nhất, cho dù đó là trồng trọt, may mặc hay xây nhà. Thông qua hoạt động thương mại với những người khác, con người có thể mua được những hàng hóa và dịch vụ đa dạng hơn với chi phí thấp hơn.

Cũng như các gia đình, các nước được lợi từ khả năng trao đổi với các nước khác. Thương mại cho phép các nước chuyên môn hóa vào lĩnh vực mà họ làm tốt nhất và thưởng thức nhiều hàng hóa và dịch vụ phong phú hơn.

1. Đặt vấn đề và tình huống

(1). Mục tiêu phân tích tình huống ở đây là làm hiểu rõ các khái niệm về năng suất lao động, chi phí sản xuất, chi phí cơ hội lợi, lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh cũng như sử dụng chúng trong thực tiễn.

Nhắc lại các khái niệm nêu trên.

Nguyên tắc các cá nhân, doanh nghiệp, quốc gia tập trung (chuyên môn hóa) vào sản xuất những mặt hàng mình có lợi thế tuyệt đối hoặc lợi thế so sánh rồi đem đổi cho các cá nhân, doanh nghiệp, quốc gia khác để nhận lấy những mặt hàng mình không sản xuất vì bất lợi thế tuyệt đối hoặc bất lợi thế so sánh

(ii)Chúng ta thảo luận lợi ích từ thương mại qua một tình huống tưởng tượng sau

Giả sử mỗi lao động Mỹ và mỗi lao động Nhật có thể sản xuất 4 chiếc ô tô 1 năm. Nếu không sản xuất ô tô, thì 1 lao động Mỹ có thể sản xuất 10 tấn lúa mỳ trong 1 năm, trong khi 1 lao động Nhật có thể sản xuất 5 tấn lúa mỳ 1 năm.

Giả sử mỗi nước đều có 100 lao động.

a) Hãy lập bảng năng suất lao động và chi phí sản xuất cho tình huống trên.

b) Hãy vẽ đường giới hạn năng lực sản xuất cho hai nền kinh tế

c) Đối với nước Mỹ, chi phí cơ hội của việc sản xuất 1 chiếc ô tô và 1 tấn lúa mỳ là gì ? Tương tự đối với nước Nhật ?

Lập bảng chi phí cơ hội của 2 nước này.

d) Nước nào có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất ô tô ?lúa mỳ ?

Một nước hay 1 cá nhân có thể có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất tất cả các mặt hàng so với 1 nước khác hoặc 1 cá nhân khác không ?

Ví dụ hai nước Mỹ và Nhật có đúng không ? Nếu không hãy đưa ra ví dụ khác.

e) Nước nào có lợi thế so sánh trong việc sản xuất ô tô ?lúa mỳ ?

Một nước hay 1 cá nhân có thể có lợi thế so sánh đối trong việc sản xuất tất cả các mặt hàng so với 1 nước khác hoặc 1 cá nhân khác không ?

Ví dụ hai nước Mỹ và Nhật có đúng không ? Nếu không hãy đưa ra ví dụ khác.

f) Khi không có thương mại, nếu 1 nửa lao động sản xuất ô tô, một nửa sản xuất lúa mỳ, thì mỗi nước sẽ sản xuất được bao nhiêu ô tô và bao nhiêu lúa mỳ ?

g) Nếu bắt đầu từ trạng thái không thương mại, hãy nêu ra một ví dụ trong đó thương mại làm 2 nước đều có lợi.

2. Phân tích tình huống được thực hiện theo các nhóm.

Một lớp 50 người được chia làm 5 nhóm; mỗi nhóm thảo luận tập thể, thống nhất kết quả chung để 1 người đại diện trình bày.

(i) Lập bảng năng suất lao động và nhận xét

- NSLĐ là gì ? Năng suất lao động thường được định nghĩa là số lượng sản phẩm (hay giá trị mới sáng tạo ra - GDP) được một đơn vị người lao động làm việc (hoặc trên mỗi giờ lao động) làm ra..

- Lập bảng

Bảng năng suất lao động trong 1 năm:

 

NSLĐ cá nhân

1 lao động sản xuất được

NSLĐ quốc gia

100 lao động sản xuất được

 

Số ô tô (chiếc)

Số lúa mỳ (tấn)

số ô tô

số tấn lúa mỳ

Mỹ

4

10

400

1000

Nhật

4

5

400

500


- Nhận xét gì về bảng này ?

- Theo bạn thực tế có đúng như giả định này không ?

(ii) Lập bảng chi phí sản xuất cho tình huống trên

- Chi phí sản xuất là gì ?Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí, mất đi về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ.

- Cụ thể

Mỹ và Nhật: 1 lao động có thể sản xuất 4 chiếc ô tô 1 năm èđể sản xuất 1 chiếc ô tô cần 0,25 lao động.

100 lao động làm trong 1 năm được 400 chiếc ô tô

Mỹ: 1 lao động có thể sản xuất 10 tấn lúa mỳ 1 năm ==> 1 tấn lúa mỳ cần 0,1 lao động.

100 lao động Mỹ làm trong 1 năm được 1000 tấn lúa mỳ

Nhật: 1 lao động có thể sản xuất 5 tấn lúa mỳ 1 năm ==> 1 tấn lúa mỳ cần 0,2 lao động.

100 lao động Nhật làm trong 1 năm được 500 tấn lúa mỳ

Bảng chi phí sản xuất:

 

Số lao động cần để sản xuất

100 lao động sản xuất được

 

1 chiếc ô tô

1 tấn lúa mỳ

số ô tô

số tấn lúa mỳ

Mỹ

0,25

0,1

400

1000

Nhật

0,25

0,2

400

500


- Nhận xét gì về bảng này ?

- So với bảng NSLĐ ở trên, bạn có nhận xét gì ?

- Theo bạn thực tế có đúng như giả định này không ?

(iii) Hãy vẽ đường giới hạn năng lực sản xuất cho hai nền kinh tế



(iv) Chi phí cơ hội

Đối với nước Mỹ, chi phí cơ hội của việc sản xuất 1 chiếc ô tô và 1 tấn lúa mỳ là gì ? Tương tự đối với nước Nhật ? Lập bảng chi phí cơ hội của 2 nước này.

- Mỹ: sản xuất 1 ô tô mất 0,25 lao động, tương đương 0,25/0,1 = 2,5 tấn lúa mỳ.

sản xuất 1 tấn lúa mỳ mất 0,1 lao động, tương đương 0,1/0,25 = 0,4 ô tô.

- Nhật: sản xuất 1 ô tô mất 0,25 lao động, tương đương 0,25/0,2= 1,25 tấn lúa mỳ.

sản xuất 1 tấn lúa mỳ mất 0,2 lao động, tương đương 0,2/0,25 = 0,8 ô tô.

Bảng chi phí cơ hội:

 

chi phí cơ hội để sản xuất

 

1 chiếc ô tô là

1 tấn lúa mỳ là

Mỹ

2,5 tấn lúa mỳ

0,4 ô tô

Nhật

1,25 tấn lúa mỳ

0,8 ô tô


(v) Nước nào có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất ô tô ? Trong sản xuất lúa mỳ ?

- Ô tô: Hai nước có lợi thế tuyệt đối như nhau

- Lúa mỳ: Mỹ có lợi thế tuyệt đối, Nhật bất có lợi thế tuyệt đối

- Một nước hay 1 cá nhân có thể có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất tất cả các mặt hàng so với 1 nước khác hoặc 1 cá nhân khác không ?

Có, ví dụ ?

+ Quốc gia: Mỹ so với VN hay so với 1 nước nghèo ở châu Phi thì Mỹ SX gì cũng có chi phí sản xuất thấp hơn.

+ Cá nhân: Một người 30 tuổi thông minh khỏe mạnh, nhiều kinh nghiệm làm gì cũng có chi phí sản xuất thấp hơn so với một cậu bé 15 tuổi mới đi làm.

(vi) Nước nào có lợi thế so sánh trong việc sản xuất ô tô ? Trong sản xuất lúa mỳ ?

- Ô tô: Nhật

- Lúa mỳ: Mỹ

- Một nước hay 1 cá nhân có thể có lợi thế so sánh đối trong việc sản xuất tất cả các mặt hàng so với 1 nước khác hoặc 1 cá nhân khác không ?

Câu trả lời là Không.

Vì chi phí cơ hội của một nước đối với 2 hàng hóa là nghịch đảo của nhau….

Bảng chi phí cơ hội:

 

Chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị

 

Hàng hóa 1 là

Hàng hóa 2 là

Mỹ

A đơn vị hàng hóa 2

1/A đơn vị hàng hóa 1

Nhật

B đơn vị hàng hóa 2

1/B đơn vị hàng hóa 1

 

Do đó nếu A<B thì chắc chắn 1/A > 1/B

tức Mỹ (nước 1) có có lợi thế so sánh trong việc sản xuất Hàng hóa 1 thì chắc chắn Nhật (nước 2) có lợi thế so sánh trong việc sản xuất Hàng hóa 2 (và ngược lại).

(vii) Một nước có xu thế xuất khẩu hay nhập khẩu những mặt hàng mà nó có lợi thế so sánh hay lợi thế tuyệt đối?

Có xu hướng xuất khẩu những mặt hàng mà nó có lợi thế so sánh hay lợi thế tuyệt đối

Có xu hướng nhập khẩu những mặt hàng mà nó bất lợi thế so sánh hay lợi thế tuyệt đối.

(viii) Lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh quan trọng hơn đối với thương mại ?

Lợi thế so sánh quan trọng hơn Lợi thế tuyệt đối đối với thương mại

Tại sao ?

Vì như phân tích ở trên, một nước hay 1 cá nhân có thể có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất tất cả các mặt hàng so với 1 nước khác hoặc 1 cá nhân khác. Trong trường hợp này, nếu sử dụng tiêu chí Lợi thế tuyệt đối thì hai bên không thể hợp tác, trao đổi thương mại giữa hai nước hoặc hai cá nhân.

Tuy nhiên, trên thực tế luôn luôn có sự phân công, hợp tác để hai bên cùng có lợi

Tại sao ?

Vì sự dụng tiêu chí Lợi thế so sánh, theo đó đối với 2 loại hàng hóa khác nhau, nếu nước A có có lợi thế so sánh trong việc sản xuất Hàng hóa 1 thì chắc chắn nước B có lợi thế so sánh trong việc sản xuất Hàng hóa 2 (và ngược lại).

(ix) Một nước có lợi thế so sánh trong việc sản xuất một mặt hàng thì bắt buộc nước này phải có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất mặt hàng đó?

Không nhất thiết

Ví dụ trên cho thấy Nhật có lợi thế so sánh trong việc sản xuất ô tô nhưng cũng không có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất mặt hàng.

(x) Khi không có thương mại, nếu 1 nửa lao động sản xuất ô tô, một nửa sản xuất lúa mỳ, thì mỗi nước sẽ sản xuất được bao nhiêu ô tô và bao nhiêu lúa mỳ ?

- Đây là một phương án giả thiết, có thể chọn các phương án khác.

- Theo phương án này, Bảng kết quả sản xuất:

 

 

100 lao động sản xuất được

50 LĐ SX ô tô, 50 LĐ SX lúa mỳ

 

số ô tô hoặc số tấn lúa mỳ

số ô tô số tấn lúa mỳ

Mỹ

400

1000

200

500

Nhật

400

500

200

250


Nhận xét ?

(xi) Nếu bắt đầu từ trạng thái không thương mại, hãy nêu ra một ví dụ trong đó thương mại làm 2 nướcđều có lợi.

Mỗi nhóm có thể đưa ra các phương án khác nhau.

Giả sử Mỹ dùng 80 lao động làm lúa mỳ, 20 lao động làm ô tô ở Mỹ sản xuất được 800 tấn lúa mỳ; 80 ô tô.

Nhật 10 lao động làm lúa mỳ, 90 lao động làm ô tô ở Nhật sản xuất được 50 tấn lúa mỳ; 360 ô tô

Tỷ lệ trao đổi 140 ô tô = 250 tấn lúa mỳ.

Bảng lợi ích từ thương mại:

Khi không có trao đổi

Khi có trao đổi

Lợi ích từ thương mại

Tự sản tự tiêu

Chuyên môn hóa 1 phần

Quá trình trao đổi

Mức tiêu dùng

Mức tiêu dùng tăng

Mỹ:

500 tấn lúa mỳ; 200 ô tô

800 tấn lúa mỳ;

80 ô tô

Nhận 140 ô tô, trả 250 tấn lúa mỳ

550 tấn lúa mỳ; 220 ô tô

50 tấn lúa mỳ;

20 ô tô

Nhật:

250 tấn lúa mỳ; 200 ô tô

50 tấn lúa mỳ; 360 ô tô

Đưa 140 ô tô, nhận 250 tấn lúa mỳ

300 tấn lúa mỳ; 220 ô tô

50 tấn lúa mỳ;

20 ô tô

 

Nhận xét

- Những hàng hóa và dịch vụ nào nước Mỹ có lợi thế so sánh thì ưu tiên tập trung sản xuất; ngược lại, những hàng hóa và dịch vụ nào nước Mỹ bất lợi thế so sánh thì hạn chế sản xuất, thay vào đó sẽ nhập khẩu từ đối tác có lợi thế so sánh so với Mỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét