Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2020

Bài thơ ‘ngô nghê’ của ông già khi về thăm trường cũ

Thời học phổ thông, mình rất ghét hai lão giáo sư Hà Minh Đức và Phan Cự Đệ. Hai ông này đều thiên tài về ca ngợi thơ văn Hồ Chủ Tịch và các nhà lãnh đạo cấp cao như Trường Chinh (thơ Sóng Hồng), Tố Hữu, Lê Đức Thọ, Xuân Thủy, Hoàng Văn Hoan... Chính từ hai lão này mà mình nghĩ ra cụm từ "đại đại bồi bút" để gán cho họ. Mấy hôm vừa rồi báo chí và đài phát thanh cũng đăng và phát nhiều bài ca ngợi bài thơ dưới đây của ông Trọng. Không hiểu bây giờ có nên nhắc lại cụm từ trên không ? Buồn cho đất nước thời đại nhà nhà làm thơ, người người làm thơ, ở đâu cũng thấy đọc thơ, và đến đâu cũng được tặng thơ miễn phí. Chỉ tiếc không biết có nên gọi chúng là thơ không hay nên gọi chúng là văn vần của đám trẻ trâu mới lớn viết để tán tỉnh nhau ? Ảnh dưới đây mình chụp từ trang Blog của TS Phan Minh Ngọc viết về từ bồi bút của mình. Tên mình dùng trong Blog cá nhân (toithichdoc) là Lại Trần Mai. Xem trong https://phan-minh-ngoc.blogspot.com/2013/11/boi-but-cua-bac-lai-tran-mai.html

Bài thơ ‘ngô nghê’ của Nguyễn Phú Trọng khi về thăm trường cũ
Nov 20, 2020 - HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Cho đến hôm 20 Tháng Mười Một, cư dân mạng vẫn tiếp tục cười nhạo bài thơ mới nhất do Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước CSVN Nguyễn Phú Trọng đọc trong lúc về thăm trường cũ. Trong một đoạn clip dài 17 giây cắt từ chương trình Thời Sự của Đài Truyền Hình Việt Nam được nhiều Facebooker phát tán, người đứng đầu đảng CSVN đọc những câu ngô nghê: “Tôi vui tôi sướng biết bao nhiêu/ Tôi học 10B Nguyễn Gia Thiều/ Nay đã trở nên ‘người anh cả’/ Cuộc đời vui bay bổng cánh diều!”
Bài thơ tự sáng tác của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, chủ tịch nước CSVN, tại trường Nguyễn Gia Thiều ở Hà Nội. (Hình chụp qua màn hình)

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh bình luận trên trang cá nhân: “Vua cởi truồng, dân xấu hổ. Giá [ông Trọng] đừng làm thơ thì còn có người tin là ông tốt nghiệp Tổng Hợp Văn.”

Theo hồ sơ, ông Trọng được ghi nhận tốt nghiệp cử nhân Văn Chương, trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội vào năm 1967.

Sau khi được các báo đảng đăng tải, bài thơ về trường Nguyễn Gia Thiều của ông Trọng lập tức trở thành đề tài làm thơ giễu nhại trên trang fanpage Nhật Ký Yêu Nước để gây cười. Trong số đó, Facebooker Hai Ha Lee nhại thơ ông Trọng: 

“Tôi vui tôi sướng biết bao nhiêu / 
Đất nước nhờ tôi rực rỡ nhiều / 
Gặp bạn quốc tế luôn ngạo nghễ / 
Phải mỗi cái tật hay nói điêu.”

Trước vụ này, ông Trọng từng gây bàn tán với bài thơ “đề tặng khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông” được báo Kinh Tế Đô Thị đăng tải hồi Tháng Hai, 2018: 

“Lần này lại đến Phương Đông / 
Tình xưa nghĩa cũ, mặn nồng Mường Thanh / 
Cố lên các chị, các anh / 
Quê hương vẫn gọi, sử xanh lưu truyền.”

“Câu thơ ‘Cố lên các chị, các anh’ không chỉ là sự cổ vũ, động viên mà còn là lời hiệu triệu của tổng bí thư với hơn 25,000 cán bộ công nhân viên tập đoàn Mường Thanh, nỗ lực hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đặt ra năm 2017 và những năm tiếp theo,” tờ báo cho biết thêm.

Ngoài chuyện tranh thủ đọc thơ do mình sáng tác tại các sự kiện, ông Trọng được ghi nhận nhiều lần “lẩy Kiều” để chứng tỏ ông am hiểu thi ca. Dư luận còn nhớ hồi Tháng Mười, 2018, khi ngồi thêm ghế chủ tịch nước CSVN, ông Trọng dẫn hai câu Kiều của thi hào Nguyễn Du vào bài phát biểu: 

“Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn
Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay!”

Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước CSVN Nguyễn Phú Trọng đọc bài thơ tự sáng tác tại trường Nguyễn Gia Thiều ở Hà Nội. (Hình: Dân Trí)

Sau đó, blogger Hiệu Minh bình luận trên trang cá nhân: “Chúc Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng thành công với một đất nước hơn 90 triệu dân, trở thành ‘tổng chủ’ của quốc gia có vai trò lớn hơn trong khu vực và thế giới hơn là công việc thư tịch bình thường của người thư lại mà ai cũng làm được như ông lẩy Kiều ‘phận mỏng cánh chuồn.’”

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/bai-tho-ngo-nghe-cua-nguyen-phu-trong-khi-ve-tham-truong-cu/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét