Lan man chuyện địa chủ, nông dân
Ngày xưa chỉ là "sở hữu tập thể" để "hợp tác" (động từ) với nhau, giờ tự nhiên chỉ còn lại "sở hữu toàn dân", mở ra một cánh cửa thênh thang cho sự tùy tiện và lũng đoạn của chính quyền các cấp. Trong các tài liệu nghiên cứu cứu lý luận về sở hữu ruộng đất, chưa thấy ở đâu mô tả và nói chi tiết điều này! Sự "vô pháp" trong lĩnh vực này gần như tuyệt đối! Dễ hiểu vì sao 90 phần trăm oan sai hiện nay là về đất đai, cũng tỷ lệ ấy đại gia là nhờ vào lũng đoạn bất động sản! Và lãnh đạo thì quyết không buông "sở hữu toàn dân"!
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi hội nghị Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam ngày 18.12 tại TP.HCM đã nói nhiều về vấn đề tích tụ ruộng đất. Theo ông, đây là hướng phát triển cơ bản của nông nghiệp nước ta trong những năm tới. Nếu cứ manh mún hộ cá thể sở hữu ruộng đất nhỏ lẻ, nông nghiệp VN không thể nào làm ăn lớn, tạo sản phẩm có giá trị tham gia thị trường quốc tế một cách sâu rộng, vững bền.
Tất nhiên điều ông Phúc nói là đúng, chỉ có điều cái đúng này (tích tụ ruộng đất) giờ mới được phát hiện, được chỉ ra, được yêu cầu thực hiện sau gần một thế kỷ làm sai, kể từ cái thời tiền nhân của ông Phúc giương cao khẩu hiệu “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rể”. Đánh đổ địa chủ, coi là một trong 4 kẻ thù chính của cách mạng dân chủ, những người cách mạng vô sản có lý riêng của họ.
Tất nhiên điều ông Phúc nói là đúng, chỉ có điều cái đúng này (tích tụ ruộng đất) giờ mới được phát hiện, được chỉ ra, được yêu cầu thực hiện sau gần một thế kỷ làm sai, kể từ cái thời tiền nhân của ông Phúc giương cao khẩu hiệu “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rể”. Đánh đổ địa chủ, coi là một trong 4 kẻ thù chính của cách mạng dân chủ, những người cách mạng vô sản có lý riêng của họ.
Để lôi cuốn nông dân, mà họ gọi là chủ lực quân của cách mạng, chả gì tốt hơn là hô to khẩu hiệu (lại khẩu hiệu, người cách mạng vô sản rất giỏi khẩu hiệu, là chúa trùm về khẩu hiệu) “ruộng đất về cho dân cày”. Với nông dân, chả có thứ gì quý hơn, cần hơn là ruộng đất. Ruộng đất là mục đích, mơ ước, lẽ sống, bầu sữa nuôi sống họ. Cách mạng thấy ngay điều ấy nên cũng thấy ngay rằng phải giành đoạt cướp lại ruộng đất của địa chủ trao cho nông dân, đặc biệt cho bần cố nông. Biết lợi dụng sức mạnh vĩ đại của nông dân ở một nước nông nghiệp, một xã hội đến hơn 90% là nông dân, nên người cách mạng đã thành công trong cuộc đấu tranh của mình.
Và có lẽ, rất giáo điều, họ đã quy tất cả địa chủ - người nhiều ruộng đất - vào làm một loại kẻ thù. Cuộc cải cách ruộng đất theo mô hình, bài bản của Trung Quốc được họ áp dụng cực kỳ “chuẩn” không sai một li so với đàn anh từ những ngày kháng chiến chống Pháp, năm 1953, đã thành trận cuồng phong cuốn cả xã hội vào vực sâu đen tối. Người ta hay nhắc đến bà Nguyễn Thị Năm, một địa chủ có công với kháng chiến, bị xử bắn đầu tiên, để giúp các thế hệ sau hình dung được sự tàn khốc của cuộc cải cách (thực chất là cách mạng) ruộng đất. Dù có cái gọi là “sửa sai”, khóc lóc đi chăng nữa thì cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất ấy đã đi vào lịch sử VN hiện đại như một chương đậm bi kịch, buồn thảm nhất.
Từ một chủ trương đúng “người cày có ruộng”, người cách mạng vô sản chỉ bởi vì muốn đạt mục đích của mình bằng thứ quan điểm ngoại lai nên đã mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác, mà sai lầm lớn nhất là tước đoạt ruộng đất của nông dân.
Ông bạn tôi, GS Trần Ngọc Vương, một người nghiên cứu rất kỹ về vấn đề này từng viết rằng: “Với rất nhiều tội ác và sai lầm, thành quả đáng nói duy nhất của cải cách ruộng đất là đã thực hiện được phần nào tôn chỉ của cách mạng dân tộc dân chủ là "người cày có ruộng". Nhưng rồi bằng chính sách hợp tác hóa cưỡng bức, người ta lại thu hồi ruộng vào trong một hình thức pháp nhân dở ông dở thằng chưa từng có trong lịch sử quyền sở hữu, đó là hợp tác xã, và gọi đó với cái tên mỹ miều "hình thức sở hữu tập thể" về tư liệu sản xuất. Cứ thế, để rồi sau mấy chục năm, lại phải thừa nhận là sai lầm. Nhưng dù sai, họ vẫn kiên quyết không trả lại ruộng cho dân cày, một lần nữa người ta giao cho "cấp chính quyền cơ sở" đại diện cho "sở hữu toàn dân" nhiệm vụ quản lý đất đai. Một sự không rõ ràng khổng lồ có chủ ý đã xảy ra: ngày xưa chỉ là "sở hữu tập thể" để "hợp tác" (động từ) với nhau, giờ tự nhiên chỉ còn lại "sở hữu toàn dân", mở ra một cánh cửa thênh thang cho sự tùy tiện và lũng đoạn của chính quyền các cấp. Trong các tài liệu nghiên cứu cứu lý luận về sở hữu ruộng đất, chưa thấy ở đâu mô tả và nói chi tiết điều này! Sự "vô pháp" trong lĩnh vực này gần như tuyệt đối! Dễ hiểu vì sao 90 phần trăm oan sai hiện nay là về đất đai, cũng tỷ lệ ấy đại gia là nhờ vào lũng đoạn bất động sản! Và lãnh đạo thì quyết không buông "sở hữu toàn dân"!
Cứ như GS Vương viết, rõ ràng đã có sự tích tụ ruộng đất, hình thành tầng lớp địa chủ mới, dưới sự chỉ đạo của bộ máy cai trị hiện thời. Chứ không phải sắp tới mới chủ trương tích tụ ruộng đất như thủ tướng Phúc vừa nêu. Xưa đánh đổ địa chủ, nay lại lập nên địa chủ, cũng vẫn chỉ là một bàn tay họ. Và điều cũng thấy rõ là dù xưa hay nay, nông dân đều bị lợi dụng, chỉ là nạn nhân của chính sách cướp đoạt ruộng đất trắng trợn, công khai. Khẩu hiệu “Ruộng đất về cho dân cày” chỉ là khẩu hiệu. Có chút xíu an ủi với người nông dân là không riêng họ bị tước đoạt đất đai, mà thời nay, tất cả mọi người dân đều có thể bị tước đoạt ruộng đất, vườn tược, nhà cửa… trong cái luật lệ vô lối “sở hữu toàn dân”.
Nay thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại hô hào tích tụ ruộng đất, tôi chả biết cái vòng quay ruộng đất chóng mặt với đủ thứ chủ trương thay đổi xoành xoạch, “vậy mà không phải vậy”, nó sẽ trùm cái gì lên nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Chịu.
Nguyễn Thông
(Blog Nguyễn Thông)
Và có lẽ, rất giáo điều, họ đã quy tất cả địa chủ - người nhiều ruộng đất - vào làm một loại kẻ thù. Cuộc cải cách ruộng đất theo mô hình, bài bản của Trung Quốc được họ áp dụng cực kỳ “chuẩn” không sai một li so với đàn anh từ những ngày kháng chiến chống Pháp, năm 1953, đã thành trận cuồng phong cuốn cả xã hội vào vực sâu đen tối. Người ta hay nhắc đến bà Nguyễn Thị Năm, một địa chủ có công với kháng chiến, bị xử bắn đầu tiên, để giúp các thế hệ sau hình dung được sự tàn khốc của cuộc cải cách (thực chất là cách mạng) ruộng đất. Dù có cái gọi là “sửa sai”, khóc lóc đi chăng nữa thì cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất ấy đã đi vào lịch sử VN hiện đại như một chương đậm bi kịch, buồn thảm nhất.
Từ một chủ trương đúng “người cày có ruộng”, người cách mạng vô sản chỉ bởi vì muốn đạt mục đích của mình bằng thứ quan điểm ngoại lai nên đã mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác, mà sai lầm lớn nhất là tước đoạt ruộng đất của nông dân.
Ông bạn tôi, GS Trần Ngọc Vương, một người nghiên cứu rất kỹ về vấn đề này từng viết rằng: “Với rất nhiều tội ác và sai lầm, thành quả đáng nói duy nhất của cải cách ruộng đất là đã thực hiện được phần nào tôn chỉ của cách mạng dân tộc dân chủ là "người cày có ruộng". Nhưng rồi bằng chính sách hợp tác hóa cưỡng bức, người ta lại thu hồi ruộng vào trong một hình thức pháp nhân dở ông dở thằng chưa từng có trong lịch sử quyền sở hữu, đó là hợp tác xã, và gọi đó với cái tên mỹ miều "hình thức sở hữu tập thể" về tư liệu sản xuất. Cứ thế, để rồi sau mấy chục năm, lại phải thừa nhận là sai lầm. Nhưng dù sai, họ vẫn kiên quyết không trả lại ruộng cho dân cày, một lần nữa người ta giao cho "cấp chính quyền cơ sở" đại diện cho "sở hữu toàn dân" nhiệm vụ quản lý đất đai. Một sự không rõ ràng khổng lồ có chủ ý đã xảy ra: ngày xưa chỉ là "sở hữu tập thể" để "hợp tác" (động từ) với nhau, giờ tự nhiên chỉ còn lại "sở hữu toàn dân", mở ra một cánh cửa thênh thang cho sự tùy tiện và lũng đoạn của chính quyền các cấp. Trong các tài liệu nghiên cứu cứu lý luận về sở hữu ruộng đất, chưa thấy ở đâu mô tả và nói chi tiết điều này! Sự "vô pháp" trong lĩnh vực này gần như tuyệt đối! Dễ hiểu vì sao 90 phần trăm oan sai hiện nay là về đất đai, cũng tỷ lệ ấy đại gia là nhờ vào lũng đoạn bất động sản! Và lãnh đạo thì quyết không buông "sở hữu toàn dân"!
Cứ như GS Vương viết, rõ ràng đã có sự tích tụ ruộng đất, hình thành tầng lớp địa chủ mới, dưới sự chỉ đạo của bộ máy cai trị hiện thời. Chứ không phải sắp tới mới chủ trương tích tụ ruộng đất như thủ tướng Phúc vừa nêu. Xưa đánh đổ địa chủ, nay lại lập nên địa chủ, cũng vẫn chỉ là một bàn tay họ. Và điều cũng thấy rõ là dù xưa hay nay, nông dân đều bị lợi dụng, chỉ là nạn nhân của chính sách cướp đoạt ruộng đất trắng trợn, công khai. Khẩu hiệu “Ruộng đất về cho dân cày” chỉ là khẩu hiệu. Có chút xíu an ủi với người nông dân là không riêng họ bị tước đoạt đất đai, mà thời nay, tất cả mọi người dân đều có thể bị tước đoạt ruộng đất, vườn tược, nhà cửa… trong cái luật lệ vô lối “sở hữu toàn dân”.
Nay thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại hô hào tích tụ ruộng đất, tôi chả biết cái vòng quay ruộng đất chóng mặt với đủ thứ chủ trương thay đổi xoành xoạch, “vậy mà không phải vậy”, nó sẽ trùm cái gì lên nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Chịu.
Nguyễn Thông
(Blog Nguyễn Thông)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét