Con chốt Việt trong bàn cờ mới Trung - Mỹ
Nguyễn An Dân: Khi Lưu Bị vào Kinh Châu thì bá tánh đổ ra đường cờ hoa đón tiếp dù Lưu Biểu đang là thái thú. Obama khi đến Việt Nam cũng được đón tiếp như vậy cho thấy lòng dân hướng về Mỹ dù thể chế có quan hệ mật thiết với đảng cầm quyền Trung Quốc. Người ta bàn bạc phân tích nhiều về chuyến thăm của Obama đến Việt Nam, nhưng ít ai nói (hoặc biết mà không nói) là chuyến thăm đó có mục đích cao nhất là Mỹ muốn thăm dò xem quần chúng Việt Nam có ủng hộ Mỹ "quay lại Việt Nam" hay không, hay kịch bản "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản" một lần nữa diễn lại?
Với chính sách đối đầu mới của Trump đang thúc đẩy, bàn cờ kiềm chế Trung Quốc của Mỹ đã xoay qua hướng mới, chuyển từ tranh giành ảnh hưởng ở khu vực Châu Á -Thái Bình Dương chuyển sang bao vây và tiến công kinh tế, song song đó là huy động 2 sinh tử phù là Đài Loan và Hong Kong để tạo đà chuyển hóa Trung Quốc từ bên trong.
Nước cờ này được giới giang hồ đánh giá là lợi hại vì nếu Trump thua thì Mỹ cũng không mất gì mấy (vì hiện nay đang kém thế TQ ở Châu Á- Thái Bình Dương), nhưng nếu Trump thắng thì sẽ đưa đến nhiều bất ổn trong nội bộ Trung Quốc. Không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề chính trị. Đảng CSTQ sẽ mất niềm tin vào chính sách và đường lối mà họ đang tự tin thực thi, dẫn đến mất phương hướng và phân rã nội bộ.
Vai trò của Việt Nam đứng ở vị trí tiền đồn ngăn chặn con đường bành trướng duy nhất của Trung Quốc về phía Nam, ra biển Đông và eo biển Malacca, tương tự như Kinh Châu trong tam quốc chiến Ngụy-Thục- Ngô.
1/ Kinh Châu ai lấy ?
Khi Lưu Bị vào Kinh Châu thì bá tánh đổ ra đường cờ hoa đón tiếp dù Lưu Biểu đang là thái thú. Obama khi đến Việt Nam cũng được đón tiếp như vậy cho thấy lòng dân hướng về Mỹ dù thể chế có quan hệ mật thiết với đảng cầm quyền Trung Quốc.
Người ta bàn bạc phân tích nhiều về chuyến thăm của Obama đến Việt Nam, nhưng ít ai nói (hoặc biết mà không nói) là chuyến thăm đó có mục đích cao nhất là Mỹ muốn thăm dò xem quần chúng Việt Nam có ủng hộ Mỹ "quay lại Việt Nam" hay không, hay kịch bản "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản" một lần nữa diễn lại?
Trong phương trình tránh đối đầu trực tiếp với nhau về quân sự của Mỹ-Trung thì dĩ nhiên bài toán va chạm quân sự của các tiểu quốc với Trung Quốc là bài toán nhỏ mà hai bên phải tính đến. Chuyến thăm của Obama chính là để Mỹ kiểm chứng cho một tham số quan trọng của phương trình và Mỹ đã có kết quả làm họ hài lòng.
Khổng Minh ngày xưa cố vấn cho Lưu Bị thăm Kinh Châu cũng là để làm điều tương tự.
Mỹ hẳn nhiên sẽ hài lòng nếu Việt Nam giữ được vai trò trung lập thật sự, Mỹ thừa khôn ngoan để hiểu dân tộc Việt Nam sẽ không thuộc Mỹ hoàn toàn (để tránh vết xe VNCH trước đây) mà cân bằng ảnh hưởng là đủ để Mỹ yên tâm về vấn đề Việt Nam để rảnh tay xếp các quân cờ khác. Tiếc thay với sự thất bại của ông Nguyễn Tấn Dũng trong việc lên ngai vàng, Việt Nam một lần nữa lại ở vào thế thân thiên triều như cũ.
Việt Nam đã bỏ lỡ một cơ hội để có động lực vươn lên thành con xe trong bàn cờ khu vực, và với việc Trump đắc cử ngoài dự đoán (của đảng) đã làm đảng ở vào thế việt vị. Trump là người thực dụng, làm việc đòi hỏi cụ thể các yêu cầu và chi tiết, không hò hét ký tá chung chung về chủ trương đường lối, ý ở ngoài lời...như kiểu các chính khách bài bản chuyên nghiệp.
Với cá tính và phong cách của Trump, sẽ rất khó để Việt Nam viện ra các lý cớ chung chung theo kiểu xưa nay "..tại vì...nhưng mà.." khi hợp tác an ninh khu vực với Mỹ. Yes hay là No, nhanh gọn thế thôi.
2/ Định luật vạn vật hấp dẫn
Trung Quốc là một mặt trời khổng lồ đang hút các hành tinh nhỏ xung quanh nó dần dần vào nó. Việt Nam sẽ bị hút nhanh hơn các nước nhỏ khác vì sợi dây ý thức hệ. Quỹ đạo này sẽ không thay đổi trừ khi xảy ra các sự kiện lớn như Việt Nam đổi mới chính trị trong chuyển hóa, hoặc có va chạm quân sự với thiên triều.
Có thể thấy Trung Quốc rất muốn nắm chặt Việt Nam để khai thông cánh cửa phía Nam nhằm mượn đường diệt Quắc, thế nên cũng không muốn Việt Nam chuyển hóa hoặc va chạm quân sự làm Việt Nam thay đổi đường lối, nên khi căng thẳng Việt-Trung lên cao, Trung Quốc thường chủ động tháo ngòi trước (sự kiện giàn khoan HD 981 và việc giảm uy hiếp tàu cá VN sau khi VN đưa tên lửa ra Trường Sa là những ví dụ gần nhất).
Nếu có 1 cuộc đối đầu quân sự Mỹ - Trung theo sách lược bao vây quân sự để đối đầu kinh tế mà Trump đang bày bố. Thì nó sẽ diễn ra theo mô thức như kiểu "chiến tranh Triều Tiên" mà chiến trường sẽ là Đài Loan, Biển Đông, Quần Đảo Sensaku và...Việt Nam. Chúng ta có thể thấy nguy cơ ở đâu dễ xảy ra bùng nổ nhất trong các khu vực trên.
Với sự thất bại của ông Nguyễn Tấn Dũng, Mỹ chưa nhìn thấy ai sẽ đủ sức để thúc đẩy chuyển hóa ở Việt Nam tiếp tục trong trung hạn 5-10 năm tới, nên tôi cho rằng Trump sẽ không ngồi chờ VN chuyển hóa như các đời tổng thống trước đây, mà có khi ông muốn lôi Việt Nam vào vòng va chạm quân sự để bắt buộc phải thay đổi đường lối. Đây là điều cả Việt Nam lẫn thiên triều không muốn nhưng e rằng Trump đang muốn và Mỹ đang tính toán.
Như vậy lời giải cho Việt Nam để tránh bị hai bên mang ra làm quân cờ thí là cần chuyển hóa đủ nhanh để Mỹ lựa chọn quân cờ khác (có thể là Phillipin với các bãi cạn). Mỹ-Trung trừ khi không có lựa chọn nào tốt hơn thì mới dùng Việt Nam để tỷ thí lần nữa, do vai trò nhạy cảm của Việt Nam đối với hai bên là không nước nào trong khu vực có thể thay thế được.
Việt Nam vẫn còn thời gian để thoát khỏi thế chốt thí, nhưng vấn đề là có tự nỗ lực để thoát ra hay không.
Nguyễn An Dân 19/12/2016
Kỳ tiếp : Con chốt Việt Nam trung lập theo kiểu nào ?
(Blog Nguyễn An Dân)
Vai trò của Việt Nam đứng ở vị trí tiền đồn ngăn chặn con đường bành trướng duy nhất của Trung Quốc về phía Nam, ra biển Đông và eo biển Malacca, tương tự như Kinh Châu trong tam quốc chiến Ngụy-Thục- Ngô.
1/ Kinh Châu ai lấy ?
Khi Lưu Bị vào Kinh Châu thì bá tánh đổ ra đường cờ hoa đón tiếp dù Lưu Biểu đang là thái thú. Obama khi đến Việt Nam cũng được đón tiếp như vậy cho thấy lòng dân hướng về Mỹ dù thể chế có quan hệ mật thiết với đảng cầm quyền Trung Quốc.
Người ta bàn bạc phân tích nhiều về chuyến thăm của Obama đến Việt Nam, nhưng ít ai nói (hoặc biết mà không nói) là chuyến thăm đó có mục đích cao nhất là Mỹ muốn thăm dò xem quần chúng Việt Nam có ủng hộ Mỹ "quay lại Việt Nam" hay không, hay kịch bản "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản" một lần nữa diễn lại?
Trong phương trình tránh đối đầu trực tiếp với nhau về quân sự của Mỹ-Trung thì dĩ nhiên bài toán va chạm quân sự của các tiểu quốc với Trung Quốc là bài toán nhỏ mà hai bên phải tính đến. Chuyến thăm của Obama chính là để Mỹ kiểm chứng cho một tham số quan trọng của phương trình và Mỹ đã có kết quả làm họ hài lòng.
Khổng Minh ngày xưa cố vấn cho Lưu Bị thăm Kinh Châu cũng là để làm điều tương tự.
Mỹ hẳn nhiên sẽ hài lòng nếu Việt Nam giữ được vai trò trung lập thật sự, Mỹ thừa khôn ngoan để hiểu dân tộc Việt Nam sẽ không thuộc Mỹ hoàn toàn (để tránh vết xe VNCH trước đây) mà cân bằng ảnh hưởng là đủ để Mỹ yên tâm về vấn đề Việt Nam để rảnh tay xếp các quân cờ khác. Tiếc thay với sự thất bại của ông Nguyễn Tấn Dũng trong việc lên ngai vàng, Việt Nam một lần nữa lại ở vào thế thân thiên triều như cũ.
Việt Nam đã bỏ lỡ một cơ hội để có động lực vươn lên thành con xe trong bàn cờ khu vực, và với việc Trump đắc cử ngoài dự đoán (của đảng) đã làm đảng ở vào thế việt vị. Trump là người thực dụng, làm việc đòi hỏi cụ thể các yêu cầu và chi tiết, không hò hét ký tá chung chung về chủ trương đường lối, ý ở ngoài lời...như kiểu các chính khách bài bản chuyên nghiệp.
Với cá tính và phong cách của Trump, sẽ rất khó để Việt Nam viện ra các lý cớ chung chung theo kiểu xưa nay "..tại vì...nhưng mà.." khi hợp tác an ninh khu vực với Mỹ. Yes hay là No, nhanh gọn thế thôi.
2/ Định luật vạn vật hấp dẫn
Trung Quốc là một mặt trời khổng lồ đang hút các hành tinh nhỏ xung quanh nó dần dần vào nó. Việt Nam sẽ bị hút nhanh hơn các nước nhỏ khác vì sợi dây ý thức hệ. Quỹ đạo này sẽ không thay đổi trừ khi xảy ra các sự kiện lớn như Việt Nam đổi mới chính trị trong chuyển hóa, hoặc có va chạm quân sự với thiên triều.
Có thể thấy Trung Quốc rất muốn nắm chặt Việt Nam để khai thông cánh cửa phía Nam nhằm mượn đường diệt Quắc, thế nên cũng không muốn Việt Nam chuyển hóa hoặc va chạm quân sự làm Việt Nam thay đổi đường lối, nên khi căng thẳng Việt-Trung lên cao, Trung Quốc thường chủ động tháo ngòi trước (sự kiện giàn khoan HD 981 và việc giảm uy hiếp tàu cá VN sau khi VN đưa tên lửa ra Trường Sa là những ví dụ gần nhất).
Nếu có 1 cuộc đối đầu quân sự Mỹ - Trung theo sách lược bao vây quân sự để đối đầu kinh tế mà Trump đang bày bố. Thì nó sẽ diễn ra theo mô thức như kiểu "chiến tranh Triều Tiên" mà chiến trường sẽ là Đài Loan, Biển Đông, Quần Đảo Sensaku và...Việt Nam. Chúng ta có thể thấy nguy cơ ở đâu dễ xảy ra bùng nổ nhất trong các khu vực trên.
Với sự thất bại của ông Nguyễn Tấn Dũng, Mỹ chưa nhìn thấy ai sẽ đủ sức để thúc đẩy chuyển hóa ở Việt Nam tiếp tục trong trung hạn 5-10 năm tới, nên tôi cho rằng Trump sẽ không ngồi chờ VN chuyển hóa như các đời tổng thống trước đây, mà có khi ông muốn lôi Việt Nam vào vòng va chạm quân sự để bắt buộc phải thay đổi đường lối. Đây là điều cả Việt Nam lẫn thiên triều không muốn nhưng e rằng Trump đang muốn và Mỹ đang tính toán.
Như vậy lời giải cho Việt Nam để tránh bị hai bên mang ra làm quân cờ thí là cần chuyển hóa đủ nhanh để Mỹ lựa chọn quân cờ khác (có thể là Phillipin với các bãi cạn). Mỹ-Trung trừ khi không có lựa chọn nào tốt hơn thì mới dùng Việt Nam để tỷ thí lần nữa, do vai trò nhạy cảm của Việt Nam đối với hai bên là không nước nào trong khu vực có thể thay thế được.
Việt Nam vẫn còn thời gian để thoát khỏi thế chốt thí, nhưng vấn đề là có tự nỗ lực để thoát ra hay không.
Nguyễn An Dân 19/12/2016
Kỳ tiếp : Con chốt Việt Nam trung lập theo kiểu nào ?
(Blog Nguyễn An Dân)
uh, đúng rồi đấy, nhưng câu trả lời cũng có rồi đấy....
Trả lờiXóa