Buổi sáng mát mẻ
Nguyễn Lệ Uyên - Tôi không còn nhớ là đã bao nhiêu năm rồi mới gặp lại Hà. Hai lăm, ba mươi năm hay nhiều hơn nữa? Và cũng không tin rằng, người đón mình ở sân ga không phải ai khác, mà chính là người bạn nhỏ trong những năm còn ngồi trên giảng đường. Đó là một cô bé mảnh mai, có đôi mắt bồ câu đen tròn, miệng luôn cười với người đối diện, tóc rẽ ngôi. Hà như con chim chiền chiện bé nhỏ gọi nắng, tung tăng gót chân hồng trên bãi cát vàng mịn, tóc bung chảy ngược về phía sau, níu theo gió, theo mây giữa màu xanh ngút ngàn xanh của của cây lá, sông nước.
Vậy nhưng năm tháng và sự đời đã làm đảo lộn tất cả. Ví như ao hồ đang cạn đáy, bãi cỏ non tươi bị ngọn lửa thiêu đốt rụi tàn. Một con người luôn mang niềm hạnh phúc đến cho kẻ khác. Vậy mà Hà không còn dấu vết của cô bé Hà ngày xưa! Hà khác trước nhiều, chín hơn, già dặn hơn và từng trải hơn.
Tất cả đều hiện rất rõ trên nét kéo dài ở đuôi lông mày vẽ màu đen nhạt thật khéo, một chút son trên môi, lớp phấn hồng mỏng trên má và màu sơn mận chín hồng đào trên những móng tay cắt dũa tỉ mẩn. Tất cả làm cho tôi gần như hụt hơi khi phải nhìn ngắm những gì mình không trông đợi. Thời gian và khoảng cách bấy lâu nay không làm tôi xa, mất cô bạn bé nhỏ. Trong tâm trí, Hà luôn trong veo như giọt nước long lanh nơi đuôi lá mỗi sáng sớm. Vậy mà giờ đây tôi cảm thấy như Hà đứng rất xa, tận cuối đường chân trời, như một cái bóng chập chờn trôi nổi trên lớp bọt sóng, xa gần, dữ dội.
Lúc ngồi trên taxi, Hà nói:
– Tôi cứ tưởng là mình phải viết tên lên tấm bìa carton “… đón Thành”.
– Nếu đúng văn phạm thì phải là “Măng cụt đón Thành”. Hàng ngàn khách đi tàu, rất có thể là có vài chục người tên Thành thì sao?
– Nhưng mà cuối cùng không có Thành nào khác nhận ẩu, phải không?
– Gía mà thời gian lùi lại, sẽ có nhiều người mạo nhận, tôi chắc vậy.
– Còn nay? – Hà hỏi:
– Những tên Thành ấy đã già nua, mệt mỏi nhiều rồi.
– Chúng ta đều già thật rồi sao?
Hai người im lặng có vẻ như tự mình tìm câu trả lời. Nhưng không có câu trả lời nào cả.
Thành phố buổi sáng sớm êm đềm, sạch sẽ sau cơn mưa đêm; xe cộ thưa thớt. Đèn đường lướt thướt dốc ngược phía sau, kéo những vệt vàng như dải lụa thả trôi trên sông. Phố, cửa đóng im ỉm. Những hàng cây hai bên đường như còn đang ngái ngủ. Tôi nói trổng, không cho ai cả:
– Còn đang sớm quá.
Hà đề nghị:
– Hay mình tìm một quán cà phê cóc nào đó ngồi chờ sáng, kiểu hồi xưa anh em mình thường ra quán dì Tư bên dốc cầu Cái Khế?
– Ý kiến hay.
Hai ly cà phê đen thẫm đặt trước mặt, bốc khói là đà, kéo lùi cơn buồn ngủ và mỏi mệt một đêm trên tàu. Những năm trước kia, thời còn trẻ, bọn anh thường có những phút bốc đồng, hẹn hò nhau ngồi quán cóc thật sớm, có khi còn sớm hơn cả người bán hàng. Sau đó mới đến lượt những chú bé bán báo trờ tới, với những lời rao giật gân: “Báo mới đây! Chính Luận, Trắng Đen, Độc Lập, Tây Đô… đăng tin ông Kỳ đảo chánh lật đổ ông Thiệu…”.Những đồng tiền lẻ lôi ra. Những tờ báo sột soạt trên tay. Tiếng rao báo mất hút cuối đường, chỉ còn vương vất mùi thơm mực in trong bóng sáng mờ đục. Và không có đảo chánh nào cả, chỉ thấy toàn những tin Việt kiều và đồng bào ở khu biên giới bị “cáp duồn” liên tục mà không có biện pháp nào chống đỡ. Một đất nước thật lạ kỳ: phân năm xẻ bảy, hổ lốn còn hơn đống bùi nhùi.Thanh niên như bọn anh chỉ còn biết ngó nhau mà không hiểu sẽ trông chờ điều gì sẽ xảy ra. Và những quán cà phê cóc gần như là chỗ để họ tụ tập, để giải tỏa những bức bối chất chồng, cao mãi, đầy mãi trong lòng mỗi người.
– Anh vào chơi lâu không? – Hà hỏi đột ngột.
– Một hai ngày gì đó rồi xuống Mỹ Tho. Tôi sẽ dành cả buổi sáng cho Hà.
– Còn sau đó?
– Là bạn bè.
– Không công bằng chút nào. Bỡi tôi cũng là chỗ bạn bè, lại có thời gian học chung trường, tuy không chung lớp, lớp sau xa nhưng cũng có thể gọi là đồng môn. Uống cà phê xong anh về chỗ tôi, tắm rửa.
Sau đó thì lên chương trình rong chơi như hồi còn trẻ. Mình thử tìm lại cảm giác ngày xưa xem sao? Báo trước với anh rằng: lúc này tôi rất thong dong, không bị ràng buộc gì hết về thời gian.
Tôi thong thả nhấp ngụm cà phê, thong thả đặt xuống mặt bàn và thong thả nhìn vào đôi mắt Hà:
– Tôi nghĩ là không tiện chút nào. Tôi sẽ lấy khách sạn nào đó gần đây, vất bỏ đồ đạt xong ta đi ăn sáng.
Tính tôi cẩu thả bừa bãi, áo quần, đồ đạt vất lung tung.
– Tôi một mình. Cả căn gác rộng mênh mông anh vất gì tùy thích.
Tôi chưng hửng, định bụng hỏi tại sao nhưng kịp giữ lại. Như vậy gọi là khiếm nhã, là hơi thiếu lịch sự đối với phụ nữ.
Hà gõ gõ ngón tay xuống mặt bàn gỗ xù xì.
– Tôi biết anh đang nghĩ gì rồi. Không việc gì phải giấu diếm. Tôi và Hiệu chia tay hơn hai chục năm nay rồi.
– Sao lại thế nhỉ? –Tôi nói, nhưng tiếng không thể bật ra khỏi cổ họng.
Hà huơ tay vào lớp không khí trước mặt:
– Anh không cần thắc mắc, hỏi tại sao. Anh chỉ biết là tôi và Hiệu đã chia tay nhau. Đứa con trai duy nhất phía nội dành nuôi. Chưa hết đâu. Bảy năm sau gặp người thứ hai sống với nhau năm năm và cũng kịp có với nhau một đứa con nữa trước khi chia tay. Anh lại nghĩ thầm “tại sao?” phải không? Tới bây giờ tôi vẫn không hiểu tại sao như vậy. Lỗi do tôi hay do những người đàn ông ấy. Gía như tôi là đàn ông thì tôi có thể hiểu và cảm thông phần nào với những điều oái oăm đã xảy ra. Đàng này, tôi vẫn là người nữ, là chiếc xương sườn của họ, nên đành phải thế thôi. Có thể anh không muốn và không cần nghe những chuyện trái khoáy này, nhưng anh là bạn thân loại đặc biệt, có nhiều kỷ niệm với nhau, nên tôi không thể không bắt anh phải nghe, như thể anh là cái phao để tôi trút hết nỗi niềm.
Anh Thành này, anh không được ngắt lời tôi. Anh phải nghe tôi nói hết từ đầu. Anh có thừa nhận là anh đã yêu tôi, yêu từ khi tôi còn năm Đệ Nhị ở Đoàn Thị Điểm? Nhưng anh không nói ra, hay chỉ bóng gió xa gần. Anh chìu chuộng, săn sóc tôi còn hơn người mẹ. Từ một cô học trò nhút nhát, anh đã lôi tôi lên sân khấu ca nhạc, đọc thơ trên giảng đường “Những Tối Thứ Bảy” một sinh hoạt văn nghệ của sinh viên các anh hồi đó. Nhưng cũng chỉ chừng đó, không tiến không lùi. Thật tình thì tôi ngưỡng vọng anh. Anh sừng sững to lớn như cây cổ thụ với những bài báo hừng hực lửa, với những truyện ngắn đọc đến nao lòng, xót dạ. Anh là chỗ bù lấp những thiếu sót mà tôi không hề có. Trời xuôi đất khiến thế nào mà khi tôi bước chân vào năm thứ nhất, anh lại ra trường, coi như sự nuông chìu, vỗ về cũng trôi theo những dề lục bình trên giòng Bassac. Và Hiệu đã nhảy vào thế chỗ anh. Anh ta khác anh, thực dụng hơn, đoán biết được những điều tôi cần và không cần. Tình cảm của anh ta cứ như một gã ăn mày xồng xộc chống gậy bước vào nhà mà không thèm biết chủ có đồng ý không. Tôi ngã bổ trước cây gậy của anh ta, trong khi anh ở xa lắc, thỉnh thoảng mới quay về trường cũ, thỉnh thoảng mới đọc được những lá thư dài ngắn, đứt đoạn của anh bằng những giòng chữ luôn quan tâm đến thời cuộc hơn là tình yêu anh cố gắng nén ém lại trong lòng. Dĩ nhiên, cuối cùng thì vỡ diễn tồi tệ ấy phải hạ màn một cách mệt mỏi, ảm đạm, não nề. Một kết cuộc nhão nhóet rất có hậu, phải như vậy thôi. Tôi và Hiệu lấy nhau anh biết, đánh điện tín chúc mừng, mà sao những dòng chữ cứ như những bông cỏ may đâm miết vào thịt da nhột nhạt, nhói đau. Còn chuyện tôi và Hiệu bỏ nhau anh không cần quan tâm, cũng như sau này tôi lại bỏ Khánh. Chuyện này tôi đâu báo cho anh để chia sẻ niềm vui được tự do của tôi?
Tôi nhăn mũi:
– Chuyện buồn, tôi xin chia sẻ với Hà. Vả lại lâu rồi, nhắc lại đâu có thay đổi gì – Nói và lúng túng đẩy gọng kính, chỗ giáp với sống mũi theo thói quen.
Hà chồm tới, gần như chạm vào mặt tôi:
– Anh bảo sao? Đã đành thời gian đã quá xa. Nhưng giờ đây chúng ta đang ngồi gần nhau thì nó trở nên gần, như mới hôm qua đây thôi.
– Nhưng nó đâu giúp được gì, chẳng giải quyết được vấn đề!
– Tôi không cần biết và đòi hỏi có giải quyết được gì không. Nhưng tôi cần một điều là anh phải biết tất cả những chuyện cũ đó, những chuyện mà đáng ra không nên xảy ra, chuyện mà đáng ra anh phải biết rõ, để, nói sao cho đúng nhỉ? Vâng, để anh hiểu rằng anh đã lầm khi là bạn của tôi, nuông chìu tôi, khỏa lấp cái tính xấu vô cùng xấu của tôi.
– Trái lại – Tôi thở dài, cay đắng.
– Không, anh không được quyền an ủi tôi như ngày xưa tôi còn là đứa bé con của anh.
– Oan cho tôi. Lúc nào tôi cũng coi Hà như người lớn, để chia sẻ, để cảm thông. Tôi chưa bao giờ coi Hà như một đứa bé.
– Thoạt đầu ai cũng bảo thế. Càng về lâu, mọi sự đối xử đều thay đổi cả, quay ngoắt đến đúng một trăm tám mươi độ, không sai một ly. Đàn ông các anh đều như thế cả.
– Có thể, nhưng tôi không ở trong cái đám ấy.
Hà chùng giọng xuống, thất vọng:
– Có thể. Anh biết không, sau cái ngày u ám đầu tiên trong đời, tôi mới chợt nhớ có một người bạn ở ngoài ấy, là anh. Tôi hỏi thăm đám sinh viên cùng quê với anh, nhưng chẳng đứa nào biết cả, cho đến khi trường liên kết mở tại chức chuyên tu, hỏi mấy ông sinh viên già, mới hay anh cũng đang chọc trời khuấy nước ở cái xứ bé tí tẹo bằng ngón tay, đến độ các nạn nhân phải nghĩ cách bứng anh đi. Tôi có một bà “gián điệp” để cung cấp thông tin về anh. Thật tình lúc đó tôi muốn cầu cứu anh, nhưng kịp nghĩ lại, thế nào anh cũng sẽ lên mặt anh cả, sẽ khuyên nhủ, sẽ an ủi. Tôi không muốn điều đó xảy ra, nên thôi. Có khi cam chịu một mình lại tốt hơn. Mà không chừng gặp lại anh trong thời điểm đó biết đâu tôi lại quay sang an ủi anh?
– Tôi không biết phải nói thế nào cho phải. Dẫu sao đó cũng là tai nạn ngoài sự trông chờ của mọi người. Cả hai chúng ta có thể là những nạn nhân, nếu như Hà và tôi cứ luôn giành cái lý về phần mình.
Hà thở dài:
– Tôi biết thế nào anh cũng sẽ nói như vậy mà. Thôi chuyện đời tôi coi như đã đặt một dấu chấm sang hàng. Còn anh bây giờ thế nào?
– Vẫn phây phây, chưa chết.
Hà cười khẩy:
– Hay thật. Định mệnh chúng ta lại trùng hợp nhau. Chưa chết có nghĩa là còn ngáp ngáp như tôi bây giờ – Nói và Hà cười ngất – Thôi sáng rồi, anh quyết định đi.
– Không thay đổi.
– Vậy chúng ta đi- Nói và Hà đứng dậy.
Lúc ngồi ăn phở ở Pasteur, Hà chỉ ngồi chống đũa nhìn tôi, nói “gặp anh tôi mừng quá hóa no”. Thỉnh thoảng lại ngắt từng đoạn ngò gai cho thêm vào tô, giục “anh ăn nhiều vào”. Rồi nhắc “Ngày xưa anh thích món bánh cống ở bến Ninh Kiều. Hay là chiều nay mình về dưới đó. Lâu lắm rồi tôi không biết mặt mũi xứ sở mình ra sao nữa. Về đó đầu tiên là ra bến Ninh Kiều và ăn bánh cống. Anh chẳng từng nói bánh Ninh Kiều ngon hơn những chỗ khác chẳng phải vì nó ngon mà đơn giản là mùi bùn non từ sông đưa lên thấm đẫm vào trong từng thớ bánh đó sao?”. Rồi như chợt nhớ ra, Hà đặt tay lên tay tôi:
– Anh bảo dành cho tôi ngày hôm nay. Vậy thì tôi sẽ có toàn quyền quyết định. Anh không được chen vào bất cứ chuyện gì tôi thích.
– Vâng, tôi sẽ chìu. Nhưng chìu theo cái đúng.
– Trong trường hợp này không có nhưng.
– D’accord!
Và cái quyền đầu tiên của Hà là lôi tôi vào câu lạc bộ Đinh Tiên Hoàng mãi tận trên lầu năm. Hà đề nghị không sử dụng thang máy để kiểm tra lại đôi chân. Lên đến nơi Hà có vẻ mệt, nhưng coi bộ hớn hở, trong khi tôi lại chưng hửng lần thứ hai, khi biết rằng đây không phải là quán cà phê cao cấp, một bar rượu mà là vũ trường dành cho những quý ông, quý bà “trung niên sồn sồn”. Sàn nhảy không rộng, mà người thì đông. Tôi bị cuốn theo Hà như một thỏi kim loại rỉ sét bên cục nam châm cực mạnh. Hà quay cuồng với các điệu nhảy như bão táp mưa sa, dầm dề lửa cháy rực: Tango,Chachacha… đến cả Rap, Rock nữa. Bước chân tôi liêu xiêu như cọng rơm sũng nước sau mùa mưa, như những sợi bún thiu bốc mùi. Hà cố tình lôi theo tôi như bà chị cả lôi đứa em chạy ríu quíu qua chiếc cầu khỉ trên con kênh hẹp, đến nỗi chiếc dép tụt quai rơi tõm xuống nước. Đứa bé níu chặt tay chị, miệng không nói ra lời. Khói bốc ra từ hai lỗ tai, la đà trên chỏm tóc. Tôi lử đừ . Hà nép sát và ôm tôi thật chặt, thầm thì:
– Cái hào hoa, rực lửa năm xưa của anh đâu rồi?
– Nó nói với tôi rằng đã bước qua buổi xế chiều để kịp thò tay đặt vào lấy bóng đêm.
– Nghe thê thảm quá chừng chừng.
– Đúng vậy.
– Em nghĩ anh không phải thế. Anh đang giả bộ hay đang cố chứng minh rằng anh là người lớn, biết độ dừng. Còn em luôn là đứa bé con trong suy nghĩ anh. Anh làm vậy liệu có ích gì kia chứ?
– Trước em, anh không chứng minh một điều gì cả. Anh vẫn như hồi nào, không khác.
Hà ôm tôi chặt hơn:
– Có. Trước anh vẫn giấu lòng mình và nay vẫn giấu, kín bưng như chiếc tủ lạnh.
– Em đã mở toang hết còn gì.
– Nhưng là cái cánh. Còn phần bên trong chỉ có thể lấy chạm búa mới đục ra nổi.
– Em không phải nhọc công, chỉ cần lấy ngón tay khều nhẹ thôi.
– Anh sợ đau?
– Quá nhiều, nên có thêm chút đỉnh chẳng sao.
Gần trưa, người đông đúc hơn. Không khí cô đặc lại, âm thanh vê tròn đùng đùng nhớp nháp. Hà nói gọn lỏn:
-Thôi về.
Chiếc thang máy khật khưởng trôi xuống đất như người say rượu. Hai tay tôi nắm chặt thành vịn bằng inox trơn chùi. Hà cười:
-Anh đóng kịch thiệt khéo. Em vái trời điện cắt ngay bây giờ để chiếc thang treo lơ lửng trên không, coi anh thế nào?
– Có cả em cùng treo mà.
Thang chạm đất. Cửa mở toang. Tôi bước ra, nói đùa:
– Cửa tự động mở, nó không đợi em nữa rồi.
Hà bước thẳng tới chỗ gửi xe, không trả lời, cũng không ngoái nhìn phía sau. Tôi tự hỏi: không biết Hà đang nghĩ gì, bày sắp những gì cho bữa tiệc muộn màng này? Có thể Hà vẫn còn giận tôi trong những ngày mà nàng gọi là “anh cố nén ém trong lòng”. Nếu vậy, đúng là tôi có lỗi, bỡi tôi rất sợ một khi vói tay đụng vào mảnh trăng mỏng manh kia sẽ làm vỡ nát màu vàng như dải lụa tinh khiết, sẽ làm lạt phai đi hương thơm diệu kỳ váng vất đâu đó trên giòng Bassac, trong vườn sầu riêng, măng cụt bên Lộ Tẻ, Cái Răng. Và những đêm cuối tuần ở giảng đường lớn, những buổi rong chơi với chữ nghĩa, âm thanh trong phòng thu âm thoang thoảng hương ngọc lan.
– Anh nghĩ gì vậy? – Hà hỏi phía sau lưng tôi.
– Không gì cả – Tôi đáp.
– Anh lên xe đi. Mình không ăn tiệm. Để em đi mua cái gì đó về phòng, như mình đang ngồi trong bàn ăn ở nhà. Đã lâu lắm rồi em không có thứ không khí đáng yêu này. Em thèm nhớ nó như không thể bỏ thói quen rờ đụng từng múi măng cụt trên đầu lưỡi. Cái không khí gia đình mất từ lâu rồi. Anh đừng ngăn cản em.
– Dĩ nhiên anh không ngăn cản nổi điều em muốn.
Hà biến mất. Tôi mở cửa nằm đổ xuống giường và kéo tấm drap mỏng đắp ngang bụng, nhắm mắt. Chiếc giường trôi dập dềnh. Tiếng máy điều hòa già nua thở rột rạt, lè xè quái gơ, bắt tôi trôi thiếp đi trong giấc ngủ chập chờn, gãy khúc. Tôi mơ thấy Hà trợt chân trên chiếc cầu khỉ trơn bóng như thoa mỡ, rơi tòm xuống rồi bay la đà như con thiên nga trên mặt hồ rộng mênh mông. Đôi cánh trắng soải rộng và mất hút giữa tầng không. Tôi chới với, chập choạng bước theo, ngẩn ngơ nhìn những lọn mây xốp nõn cuồn cuộn phía trên, sau đó chìm nghỉm dưới quầng nước đục lềnh. Tôi cố hết sức dãy dụa, cố hết sức nhoài đạp mà không gượng lên được. Càng cố, lớp rong rêu càng thít chặt đến ngộp thở dưới làn nước lạnh băng.
– Oi kìa, anh mơ gì vậy? – Tiếng nói lạ hoắc, xa tít mù mù.
Tôi cố mở miệng để nói câu gì đó, nhưng đôi môi bị kẹp cứng, thật chặt.
Cuối cùng thì tôi cũng mở mắt được. Và trước mặt là cô bé Hà trở lại nhỏ bé, thơ ngây đến không tưởng. Hà lấy khăn ướt chờm lên trán tôi, nhỏ nhẹ:
– Anh mơ một giấc mơ đẹp, phải không?
– Giấc mơ đẹp đến nao lòng.
Có vẻ như Hà không để ý, hoặc không nghe kiểu chữ nghĩa hụt hẫng của tôi, vỗ nhẹ bên má:
– Anh nằm nghỉ một lát, em sửa soạn bữa trưa – Nói và Hà quay đi.
Tiếng bước chân xa dần. Tiếng giấy gói sột soạt, ly cốc chạm xuống mặt bàn lanh canh tựa hồ tiếng reo của trẻ thơ. Bổng dưng lòng tôi trổi dậy niềm háo hức của thằng bé lên năm, lên mười, tưởng không bao giờ gặp lại. Niềm hạnh phúc nhỏ nhoi và mong manh, tôi thầm kêu lên. Có phải Hà đang vực tôi dậy để quay lại những năm tháng xa xưa, đẹp tựa tiếng bập bẹ của đứa trẻ mới bắt đầu tập nói? Những ngày xa lắc ấy có khúc nhớ khúc quên, có đoạn đục đoạn trong bay bổng, và hóa thành những bông hoa tuyệt diệu. Lòng tôi cồn nức, muốn đặt ngay nụ hôn biết ơn lên mái tóc Hà, cô bé luôn đứng bên ngoài và choáng hết ô cửa đời tôi. Với tôi, Hà không bao giờ có tuổi tác, vẫn là cô bé con mỏng manh, hiền thục và hầu như không hề xảy ra những điều Hà kể với tôi ban sáng, không hề trải qua những cơn sóng gió dữ dội của cuộc đời chông chênh, gập gềnh. Tôi bật dậy, ngó Hà bày biện thức ăn lên bàn. Không, không còn rớt lại một chút gì của niềm cay đắng và tuyệt vọng; không cả sự hằn học, giận dữ, mà chỉ thấy bóng dáng của một bà nội trợ đảm đang, dịu dàng, luôn chăm sóc luôn có mặt bên gia đình sum vầy. Tôi tự hỏi: Vậy thì cớ gì Hà lại đánh rơi niềm hạnh phúc đó, đáng ra nàng phải được đền đáp, tận hưởng một cách trọn vẹn, với, không phải một, mà hai người đàn ông cách nhau không xa? Tôi không biết gì nhiều về Hiệu, nhưng không thể nào anh ta mang nghề nghiệp luật sư của mình để đối đãi một cách vu vơ với vợ, đến độ Hà không thể chịu đựng nổi? Người thứ hai thì tôi hoàn toàn mù tịt về lai lịch.
Và nếu là tôi chứ không phải Hiệu hay người đàn ông thứ hai bước qua cuộc đời nàng lúc đó, thì cơ sự sẽ ra sao bây giờ?
– Anh đừng nhìn em và suy nghĩ vẩn vơ như thế – Hà đột ngột lên tiếng.
– Anh chỉ nhìn ngắm hạnh phúc tròn trĩnh trước mặt.
– Không khác hơn đâu. Em chỉ làm bổn phận của đứa em gái với anh trai. Anh luôn miệng bảo thế, mà lòng anh thì không vậy. Anh ngồi vào bàn đi. Bữa ăn mừng ngày anh em mình lại gặp nhau.
Chai rượu vang đỏ. Bánh mì kẹp thịt. Khoai tây chiên. Xúc xích. Dĩa măng cụt, một loại trái cây muôn thuở nàng ưa thích. Và một búp hồng đỏ thắm cắm trong chiếc ly khách sạn. Tất cả đều bày biện rất khéo trên chiếc bàn nhỏ trong phòng.
Hà rót rượu, nâng ly:
– Mừng ngày hội ngộ – Nàng nói với giọng điệu trong veo, đôi mắt lúng liếng, môi chúm tròn như nụ tầm xuân.
Tôi đưa ly lên, khẽ nghiêng đầu:
– Chúc em muôn năm là cô bé.
– Còn thiếu: cô bé của anh.
– Vâng, cô bé của anh.
Tiếng cười vang lên, đầy ắp căn phòng nhỏ.
Hà luôn rót rượu vào ly và ép tôi ăn, trong khi Hà chỉ nhấm nháp gọi là. Hà đang dành quyền được làm người chăm sóc theo đúng nghĩa? Không, còn hơn thế nữa, bỡi từng lời nói, cử chỉ và ánh mắt nàng đã nói lên điều ấy, một sự biểu lộ tình cảm hoàn toàn có thật mà không cần che đậy, giấu giếm. Giá như cái tủ mica đứng bất động trong góc tường kia, chiếc máy điều hòa trên cao, rồi cả bàn ghế vật dụng trong phòng đều có thể cất tiếng được, thì chúng sẽ không ngần ngại la to lên rằng: Không công bằng chút nào. Tại sao các người cứ phải hành động một cách vòng vèo như đánh đu, làm xiếc vậy? Tại sao lại cứ phải dối lòng để ôm lấy ảo ảnh mà sống, trong khi các người hoàn toàn có thể làm khác được. Hoàn toàn có thể thực hiện những ước muốn của mình kia mà?
Nhưng cũng bỡi chúng chỉ là những đồ vật vô tri, nên cuối cùng không có một lời nào thốt lên, dù nhỏ như tiếng con dế ri rích dưới chân bếp.
Có vẻ như Hà đọc được những ý nghĩ của tôi, nàng hơi nhếch môi:
– Lại bắt đầu thắc mắc, tự tra vấn mình nữa rồi. Không phải bận tâm suy nghĩ gì cả. Anh phải uống với em thật say, một lần…
-Một lần? – Tôi ngạc nhiên.
– Không – Hà lắc đầu và chạm ly.
Bữa ăn trôi qua thật tuyệt vời, như thể chưa bao giờ chúng tôi được thưởng thức, như thể đó là bữa ăn ở nơi khác, không phải chốn trần gian. Hà chăm chút cho tôi từ trong ánh mắt, trong tận cùng đáy lòng sâu thăm thẳm. Tôi muốn nhảy bổ đến bên Hà, ôm chặt vào lòng và thầm thì câu nói muôn đời của giống người cuồng si, ngu dại, nhưng có cái gì đó, vây túm, ngăn giữ tôi lại. Tôi không thể thấy được bộ dạng mình trong những giây phút đó, nhưng Hà biết, thấy hết đến nỗi nàng co rúm người lại và bật khóc tức tưởi như đứa con nít. Tôi nhìn sững khuôn mặt nàng đang từ từ chuyển động từ trạng thái này sang trạng thái khác, đau đớn đến tột cùng, nát tan đến tột cùng, như thể tôi là người thứ ba đẩy nàng tới vực sâu. Tôi kịp định thần lại.
– Xin lỗi em. Anh đúng là thằng đàn ông ngu nhất trần đời.
– Anh đừng giải thích bất cứ điều gì nữa cả. Em mệt mỏi quá nhiều rồi.
– Vâng. Kẻ đáng nguyền rủa là anh chứ không ai khác.
Hà đứng vụt dậy, nhìn tôi với cặp mắt ngây dại. Tôi nhắm mắt chờ đợi một cái tát nẩy lửa. Nhưng không
Hà lao tới như con chim sắt, níu theo tôi ngã vắt ngang lên thành ghế salon. Căn phòng rung lên, lẩy bẩy như người bị trượt kịp gượng dậy. Thân thể nàng cũng rung lên. Những giọt nước mắt chảy tràn lên mặt tôi, bỏng rát và, mát mẻ.
Lúc ngồi trên taxi, Hà nói:
– Tôi cứ tưởng là mình phải viết tên lên tấm bìa carton “… đón Thành”.
– Nếu đúng văn phạm thì phải là “Măng cụt đón Thành”. Hàng ngàn khách đi tàu, rất có thể là có vài chục người tên Thành thì sao?
– Nhưng mà cuối cùng không có Thành nào khác nhận ẩu, phải không?
– Gía mà thời gian lùi lại, sẽ có nhiều người mạo nhận, tôi chắc vậy.
– Còn nay? – Hà hỏi:
– Những tên Thành ấy đã già nua, mệt mỏi nhiều rồi.
– Chúng ta đều già thật rồi sao?
Hai người im lặng có vẻ như tự mình tìm câu trả lời. Nhưng không có câu trả lời nào cả.
Thành phố buổi sáng sớm êm đềm, sạch sẽ sau cơn mưa đêm; xe cộ thưa thớt. Đèn đường lướt thướt dốc ngược phía sau, kéo những vệt vàng như dải lụa thả trôi trên sông. Phố, cửa đóng im ỉm. Những hàng cây hai bên đường như còn đang ngái ngủ. Tôi nói trổng, không cho ai cả:
– Còn đang sớm quá.
Hà đề nghị:
– Hay mình tìm một quán cà phê cóc nào đó ngồi chờ sáng, kiểu hồi xưa anh em mình thường ra quán dì Tư bên dốc cầu Cái Khế?
– Ý kiến hay.
Hai ly cà phê đen thẫm đặt trước mặt, bốc khói là đà, kéo lùi cơn buồn ngủ và mỏi mệt một đêm trên tàu. Những năm trước kia, thời còn trẻ, bọn anh thường có những phút bốc đồng, hẹn hò nhau ngồi quán cóc thật sớm, có khi còn sớm hơn cả người bán hàng. Sau đó mới đến lượt những chú bé bán báo trờ tới, với những lời rao giật gân: “Báo mới đây! Chính Luận, Trắng Đen, Độc Lập, Tây Đô… đăng tin ông Kỳ đảo chánh lật đổ ông Thiệu…”.Những đồng tiền lẻ lôi ra. Những tờ báo sột soạt trên tay. Tiếng rao báo mất hút cuối đường, chỉ còn vương vất mùi thơm mực in trong bóng sáng mờ đục. Và không có đảo chánh nào cả, chỉ thấy toàn những tin Việt kiều và đồng bào ở khu biên giới bị “cáp duồn” liên tục mà không có biện pháp nào chống đỡ. Một đất nước thật lạ kỳ: phân năm xẻ bảy, hổ lốn còn hơn đống bùi nhùi.Thanh niên như bọn anh chỉ còn biết ngó nhau mà không hiểu sẽ trông chờ điều gì sẽ xảy ra. Và những quán cà phê cóc gần như là chỗ để họ tụ tập, để giải tỏa những bức bối chất chồng, cao mãi, đầy mãi trong lòng mỗi người.
– Anh vào chơi lâu không? – Hà hỏi đột ngột.
– Một hai ngày gì đó rồi xuống Mỹ Tho. Tôi sẽ dành cả buổi sáng cho Hà.
– Còn sau đó?
– Là bạn bè.
– Không công bằng chút nào. Bỡi tôi cũng là chỗ bạn bè, lại có thời gian học chung trường, tuy không chung lớp, lớp sau xa nhưng cũng có thể gọi là đồng môn. Uống cà phê xong anh về chỗ tôi, tắm rửa.
Sau đó thì lên chương trình rong chơi như hồi còn trẻ. Mình thử tìm lại cảm giác ngày xưa xem sao? Báo trước với anh rằng: lúc này tôi rất thong dong, không bị ràng buộc gì hết về thời gian.
Tôi thong thả nhấp ngụm cà phê, thong thả đặt xuống mặt bàn và thong thả nhìn vào đôi mắt Hà:
– Tôi nghĩ là không tiện chút nào. Tôi sẽ lấy khách sạn nào đó gần đây, vất bỏ đồ đạt xong ta đi ăn sáng.
Tính tôi cẩu thả bừa bãi, áo quần, đồ đạt vất lung tung.
– Tôi một mình. Cả căn gác rộng mênh mông anh vất gì tùy thích.
Tôi chưng hửng, định bụng hỏi tại sao nhưng kịp giữ lại. Như vậy gọi là khiếm nhã, là hơi thiếu lịch sự đối với phụ nữ.
Hà gõ gõ ngón tay xuống mặt bàn gỗ xù xì.
– Tôi biết anh đang nghĩ gì rồi. Không việc gì phải giấu diếm. Tôi và Hiệu chia tay hơn hai chục năm nay rồi.
– Sao lại thế nhỉ? –Tôi nói, nhưng tiếng không thể bật ra khỏi cổ họng.
Hà huơ tay vào lớp không khí trước mặt:
– Anh không cần thắc mắc, hỏi tại sao. Anh chỉ biết là tôi và Hiệu đã chia tay nhau. Đứa con trai duy nhất phía nội dành nuôi. Chưa hết đâu. Bảy năm sau gặp người thứ hai sống với nhau năm năm và cũng kịp có với nhau một đứa con nữa trước khi chia tay. Anh lại nghĩ thầm “tại sao?” phải không? Tới bây giờ tôi vẫn không hiểu tại sao như vậy. Lỗi do tôi hay do những người đàn ông ấy. Gía như tôi là đàn ông thì tôi có thể hiểu và cảm thông phần nào với những điều oái oăm đã xảy ra. Đàng này, tôi vẫn là người nữ, là chiếc xương sườn của họ, nên đành phải thế thôi. Có thể anh không muốn và không cần nghe những chuyện trái khoáy này, nhưng anh là bạn thân loại đặc biệt, có nhiều kỷ niệm với nhau, nên tôi không thể không bắt anh phải nghe, như thể anh là cái phao để tôi trút hết nỗi niềm.
Anh Thành này, anh không được ngắt lời tôi. Anh phải nghe tôi nói hết từ đầu. Anh có thừa nhận là anh đã yêu tôi, yêu từ khi tôi còn năm Đệ Nhị ở Đoàn Thị Điểm? Nhưng anh không nói ra, hay chỉ bóng gió xa gần. Anh chìu chuộng, săn sóc tôi còn hơn người mẹ. Từ một cô học trò nhút nhát, anh đã lôi tôi lên sân khấu ca nhạc, đọc thơ trên giảng đường “Những Tối Thứ Bảy” một sinh hoạt văn nghệ của sinh viên các anh hồi đó. Nhưng cũng chỉ chừng đó, không tiến không lùi. Thật tình thì tôi ngưỡng vọng anh. Anh sừng sững to lớn như cây cổ thụ với những bài báo hừng hực lửa, với những truyện ngắn đọc đến nao lòng, xót dạ. Anh là chỗ bù lấp những thiếu sót mà tôi không hề có. Trời xuôi đất khiến thế nào mà khi tôi bước chân vào năm thứ nhất, anh lại ra trường, coi như sự nuông chìu, vỗ về cũng trôi theo những dề lục bình trên giòng Bassac. Và Hiệu đã nhảy vào thế chỗ anh. Anh ta khác anh, thực dụng hơn, đoán biết được những điều tôi cần và không cần. Tình cảm của anh ta cứ như một gã ăn mày xồng xộc chống gậy bước vào nhà mà không thèm biết chủ có đồng ý không. Tôi ngã bổ trước cây gậy của anh ta, trong khi anh ở xa lắc, thỉnh thoảng mới quay về trường cũ, thỉnh thoảng mới đọc được những lá thư dài ngắn, đứt đoạn của anh bằng những giòng chữ luôn quan tâm đến thời cuộc hơn là tình yêu anh cố gắng nén ém lại trong lòng. Dĩ nhiên, cuối cùng thì vỡ diễn tồi tệ ấy phải hạ màn một cách mệt mỏi, ảm đạm, não nề. Một kết cuộc nhão nhóet rất có hậu, phải như vậy thôi. Tôi và Hiệu lấy nhau anh biết, đánh điện tín chúc mừng, mà sao những dòng chữ cứ như những bông cỏ may đâm miết vào thịt da nhột nhạt, nhói đau. Còn chuyện tôi và Hiệu bỏ nhau anh không cần quan tâm, cũng như sau này tôi lại bỏ Khánh. Chuyện này tôi đâu báo cho anh để chia sẻ niềm vui được tự do của tôi?
Tôi nhăn mũi:
– Chuyện buồn, tôi xin chia sẻ với Hà. Vả lại lâu rồi, nhắc lại đâu có thay đổi gì – Nói và lúng túng đẩy gọng kính, chỗ giáp với sống mũi theo thói quen.
Hà chồm tới, gần như chạm vào mặt tôi:
– Anh bảo sao? Đã đành thời gian đã quá xa. Nhưng giờ đây chúng ta đang ngồi gần nhau thì nó trở nên gần, như mới hôm qua đây thôi.
– Nhưng nó đâu giúp được gì, chẳng giải quyết được vấn đề!
– Tôi không cần biết và đòi hỏi có giải quyết được gì không. Nhưng tôi cần một điều là anh phải biết tất cả những chuyện cũ đó, những chuyện mà đáng ra không nên xảy ra, chuyện mà đáng ra anh phải biết rõ, để, nói sao cho đúng nhỉ? Vâng, để anh hiểu rằng anh đã lầm khi là bạn của tôi, nuông chìu tôi, khỏa lấp cái tính xấu vô cùng xấu của tôi.
– Trái lại – Tôi thở dài, cay đắng.
– Không, anh không được quyền an ủi tôi như ngày xưa tôi còn là đứa bé con của anh.
– Oan cho tôi. Lúc nào tôi cũng coi Hà như người lớn, để chia sẻ, để cảm thông. Tôi chưa bao giờ coi Hà như một đứa bé.
– Thoạt đầu ai cũng bảo thế. Càng về lâu, mọi sự đối xử đều thay đổi cả, quay ngoắt đến đúng một trăm tám mươi độ, không sai một ly. Đàn ông các anh đều như thế cả.
– Có thể, nhưng tôi không ở trong cái đám ấy.
Hà chùng giọng xuống, thất vọng:
– Có thể. Anh biết không, sau cái ngày u ám đầu tiên trong đời, tôi mới chợt nhớ có một người bạn ở ngoài ấy, là anh. Tôi hỏi thăm đám sinh viên cùng quê với anh, nhưng chẳng đứa nào biết cả, cho đến khi trường liên kết mở tại chức chuyên tu, hỏi mấy ông sinh viên già, mới hay anh cũng đang chọc trời khuấy nước ở cái xứ bé tí tẹo bằng ngón tay, đến độ các nạn nhân phải nghĩ cách bứng anh đi. Tôi có một bà “gián điệp” để cung cấp thông tin về anh. Thật tình lúc đó tôi muốn cầu cứu anh, nhưng kịp nghĩ lại, thế nào anh cũng sẽ lên mặt anh cả, sẽ khuyên nhủ, sẽ an ủi. Tôi không muốn điều đó xảy ra, nên thôi. Có khi cam chịu một mình lại tốt hơn. Mà không chừng gặp lại anh trong thời điểm đó biết đâu tôi lại quay sang an ủi anh?
– Tôi không biết phải nói thế nào cho phải. Dẫu sao đó cũng là tai nạn ngoài sự trông chờ của mọi người. Cả hai chúng ta có thể là những nạn nhân, nếu như Hà và tôi cứ luôn giành cái lý về phần mình.
Hà thở dài:
– Tôi biết thế nào anh cũng sẽ nói như vậy mà. Thôi chuyện đời tôi coi như đã đặt một dấu chấm sang hàng. Còn anh bây giờ thế nào?
– Vẫn phây phây, chưa chết.
Hà cười khẩy:
– Hay thật. Định mệnh chúng ta lại trùng hợp nhau. Chưa chết có nghĩa là còn ngáp ngáp như tôi bây giờ – Nói và Hà cười ngất – Thôi sáng rồi, anh quyết định đi.
– Không thay đổi.
– Vậy chúng ta đi- Nói và Hà đứng dậy.
Lúc ngồi ăn phở ở Pasteur, Hà chỉ ngồi chống đũa nhìn tôi, nói “gặp anh tôi mừng quá hóa no”. Thỉnh thoảng lại ngắt từng đoạn ngò gai cho thêm vào tô, giục “anh ăn nhiều vào”. Rồi nhắc “Ngày xưa anh thích món bánh cống ở bến Ninh Kiều. Hay là chiều nay mình về dưới đó. Lâu lắm rồi tôi không biết mặt mũi xứ sở mình ra sao nữa. Về đó đầu tiên là ra bến Ninh Kiều và ăn bánh cống. Anh chẳng từng nói bánh Ninh Kiều ngon hơn những chỗ khác chẳng phải vì nó ngon mà đơn giản là mùi bùn non từ sông đưa lên thấm đẫm vào trong từng thớ bánh đó sao?”. Rồi như chợt nhớ ra, Hà đặt tay lên tay tôi:
– Anh bảo dành cho tôi ngày hôm nay. Vậy thì tôi sẽ có toàn quyền quyết định. Anh không được chen vào bất cứ chuyện gì tôi thích.
– Vâng, tôi sẽ chìu. Nhưng chìu theo cái đúng.
– Trong trường hợp này không có nhưng.
– D’accord!
Và cái quyền đầu tiên của Hà là lôi tôi vào câu lạc bộ Đinh Tiên Hoàng mãi tận trên lầu năm. Hà đề nghị không sử dụng thang máy để kiểm tra lại đôi chân. Lên đến nơi Hà có vẻ mệt, nhưng coi bộ hớn hở, trong khi tôi lại chưng hửng lần thứ hai, khi biết rằng đây không phải là quán cà phê cao cấp, một bar rượu mà là vũ trường dành cho những quý ông, quý bà “trung niên sồn sồn”. Sàn nhảy không rộng, mà người thì đông. Tôi bị cuốn theo Hà như một thỏi kim loại rỉ sét bên cục nam châm cực mạnh. Hà quay cuồng với các điệu nhảy như bão táp mưa sa, dầm dề lửa cháy rực: Tango,Chachacha… đến cả Rap, Rock nữa. Bước chân tôi liêu xiêu như cọng rơm sũng nước sau mùa mưa, như những sợi bún thiu bốc mùi. Hà cố tình lôi theo tôi như bà chị cả lôi đứa em chạy ríu quíu qua chiếc cầu khỉ trên con kênh hẹp, đến nỗi chiếc dép tụt quai rơi tõm xuống nước. Đứa bé níu chặt tay chị, miệng không nói ra lời. Khói bốc ra từ hai lỗ tai, la đà trên chỏm tóc. Tôi lử đừ . Hà nép sát và ôm tôi thật chặt, thầm thì:
– Cái hào hoa, rực lửa năm xưa của anh đâu rồi?
– Nó nói với tôi rằng đã bước qua buổi xế chiều để kịp thò tay đặt vào lấy bóng đêm.
– Nghe thê thảm quá chừng chừng.
– Đúng vậy.
– Em nghĩ anh không phải thế. Anh đang giả bộ hay đang cố chứng minh rằng anh là người lớn, biết độ dừng. Còn em luôn là đứa bé con trong suy nghĩ anh. Anh làm vậy liệu có ích gì kia chứ?
– Trước em, anh không chứng minh một điều gì cả. Anh vẫn như hồi nào, không khác.
Hà ôm tôi chặt hơn:
– Có. Trước anh vẫn giấu lòng mình và nay vẫn giấu, kín bưng như chiếc tủ lạnh.
– Em đã mở toang hết còn gì.
– Nhưng là cái cánh. Còn phần bên trong chỉ có thể lấy chạm búa mới đục ra nổi.
– Em không phải nhọc công, chỉ cần lấy ngón tay khều nhẹ thôi.
– Anh sợ đau?
– Quá nhiều, nên có thêm chút đỉnh chẳng sao.
Gần trưa, người đông đúc hơn. Không khí cô đặc lại, âm thanh vê tròn đùng đùng nhớp nháp. Hà nói gọn lỏn:
-Thôi về.
Chiếc thang máy khật khưởng trôi xuống đất như người say rượu. Hai tay tôi nắm chặt thành vịn bằng inox trơn chùi. Hà cười:
-Anh đóng kịch thiệt khéo. Em vái trời điện cắt ngay bây giờ để chiếc thang treo lơ lửng trên không, coi anh thế nào?
– Có cả em cùng treo mà.
Thang chạm đất. Cửa mở toang. Tôi bước ra, nói đùa:
– Cửa tự động mở, nó không đợi em nữa rồi.
Hà bước thẳng tới chỗ gửi xe, không trả lời, cũng không ngoái nhìn phía sau. Tôi tự hỏi: không biết Hà đang nghĩ gì, bày sắp những gì cho bữa tiệc muộn màng này? Có thể Hà vẫn còn giận tôi trong những ngày mà nàng gọi là “anh cố nén ém trong lòng”. Nếu vậy, đúng là tôi có lỗi, bỡi tôi rất sợ một khi vói tay đụng vào mảnh trăng mỏng manh kia sẽ làm vỡ nát màu vàng như dải lụa tinh khiết, sẽ làm lạt phai đi hương thơm diệu kỳ váng vất đâu đó trên giòng Bassac, trong vườn sầu riêng, măng cụt bên Lộ Tẻ, Cái Răng. Và những đêm cuối tuần ở giảng đường lớn, những buổi rong chơi với chữ nghĩa, âm thanh trong phòng thu âm thoang thoảng hương ngọc lan.
– Anh nghĩ gì vậy? – Hà hỏi phía sau lưng tôi.
– Không gì cả – Tôi đáp.
– Anh lên xe đi. Mình không ăn tiệm. Để em đi mua cái gì đó về phòng, như mình đang ngồi trong bàn ăn ở nhà. Đã lâu lắm rồi em không có thứ không khí đáng yêu này. Em thèm nhớ nó như không thể bỏ thói quen rờ đụng từng múi măng cụt trên đầu lưỡi. Cái không khí gia đình mất từ lâu rồi. Anh đừng ngăn cản em.
– Dĩ nhiên anh không ngăn cản nổi điều em muốn.
Hà biến mất. Tôi mở cửa nằm đổ xuống giường và kéo tấm drap mỏng đắp ngang bụng, nhắm mắt. Chiếc giường trôi dập dềnh. Tiếng máy điều hòa già nua thở rột rạt, lè xè quái gơ, bắt tôi trôi thiếp đi trong giấc ngủ chập chờn, gãy khúc. Tôi mơ thấy Hà trợt chân trên chiếc cầu khỉ trơn bóng như thoa mỡ, rơi tòm xuống rồi bay la đà như con thiên nga trên mặt hồ rộng mênh mông. Đôi cánh trắng soải rộng và mất hút giữa tầng không. Tôi chới với, chập choạng bước theo, ngẩn ngơ nhìn những lọn mây xốp nõn cuồn cuộn phía trên, sau đó chìm nghỉm dưới quầng nước đục lềnh. Tôi cố hết sức dãy dụa, cố hết sức nhoài đạp mà không gượng lên được. Càng cố, lớp rong rêu càng thít chặt đến ngộp thở dưới làn nước lạnh băng.
– Oi kìa, anh mơ gì vậy? – Tiếng nói lạ hoắc, xa tít mù mù.
Tôi cố mở miệng để nói câu gì đó, nhưng đôi môi bị kẹp cứng, thật chặt.
Cuối cùng thì tôi cũng mở mắt được. Và trước mặt là cô bé Hà trở lại nhỏ bé, thơ ngây đến không tưởng. Hà lấy khăn ướt chờm lên trán tôi, nhỏ nhẹ:
– Anh mơ một giấc mơ đẹp, phải không?
– Giấc mơ đẹp đến nao lòng.
Có vẻ như Hà không để ý, hoặc không nghe kiểu chữ nghĩa hụt hẫng của tôi, vỗ nhẹ bên má:
– Anh nằm nghỉ một lát, em sửa soạn bữa trưa – Nói và Hà quay đi.
Tiếng bước chân xa dần. Tiếng giấy gói sột soạt, ly cốc chạm xuống mặt bàn lanh canh tựa hồ tiếng reo của trẻ thơ. Bổng dưng lòng tôi trổi dậy niềm háo hức của thằng bé lên năm, lên mười, tưởng không bao giờ gặp lại. Niềm hạnh phúc nhỏ nhoi và mong manh, tôi thầm kêu lên. Có phải Hà đang vực tôi dậy để quay lại những năm tháng xa xưa, đẹp tựa tiếng bập bẹ của đứa trẻ mới bắt đầu tập nói? Những ngày xa lắc ấy có khúc nhớ khúc quên, có đoạn đục đoạn trong bay bổng, và hóa thành những bông hoa tuyệt diệu. Lòng tôi cồn nức, muốn đặt ngay nụ hôn biết ơn lên mái tóc Hà, cô bé luôn đứng bên ngoài và choáng hết ô cửa đời tôi. Với tôi, Hà không bao giờ có tuổi tác, vẫn là cô bé con mỏng manh, hiền thục và hầu như không hề xảy ra những điều Hà kể với tôi ban sáng, không hề trải qua những cơn sóng gió dữ dội của cuộc đời chông chênh, gập gềnh. Tôi bật dậy, ngó Hà bày biện thức ăn lên bàn. Không, không còn rớt lại một chút gì của niềm cay đắng và tuyệt vọng; không cả sự hằn học, giận dữ, mà chỉ thấy bóng dáng của một bà nội trợ đảm đang, dịu dàng, luôn chăm sóc luôn có mặt bên gia đình sum vầy. Tôi tự hỏi: Vậy thì cớ gì Hà lại đánh rơi niềm hạnh phúc đó, đáng ra nàng phải được đền đáp, tận hưởng một cách trọn vẹn, với, không phải một, mà hai người đàn ông cách nhau không xa? Tôi không biết gì nhiều về Hiệu, nhưng không thể nào anh ta mang nghề nghiệp luật sư của mình để đối đãi một cách vu vơ với vợ, đến độ Hà không thể chịu đựng nổi? Người thứ hai thì tôi hoàn toàn mù tịt về lai lịch.
Và nếu là tôi chứ không phải Hiệu hay người đàn ông thứ hai bước qua cuộc đời nàng lúc đó, thì cơ sự sẽ ra sao bây giờ?
– Anh đừng nhìn em và suy nghĩ vẩn vơ như thế – Hà đột ngột lên tiếng.
– Anh chỉ nhìn ngắm hạnh phúc tròn trĩnh trước mặt.
– Không khác hơn đâu. Em chỉ làm bổn phận của đứa em gái với anh trai. Anh luôn miệng bảo thế, mà lòng anh thì không vậy. Anh ngồi vào bàn đi. Bữa ăn mừng ngày anh em mình lại gặp nhau.
Chai rượu vang đỏ. Bánh mì kẹp thịt. Khoai tây chiên. Xúc xích. Dĩa măng cụt, một loại trái cây muôn thuở nàng ưa thích. Và một búp hồng đỏ thắm cắm trong chiếc ly khách sạn. Tất cả đều bày biện rất khéo trên chiếc bàn nhỏ trong phòng.
Hà rót rượu, nâng ly:
– Mừng ngày hội ngộ – Nàng nói với giọng điệu trong veo, đôi mắt lúng liếng, môi chúm tròn như nụ tầm xuân.
Tôi đưa ly lên, khẽ nghiêng đầu:
– Chúc em muôn năm là cô bé.
– Còn thiếu: cô bé của anh.
– Vâng, cô bé của anh.
Tiếng cười vang lên, đầy ắp căn phòng nhỏ.
Hà luôn rót rượu vào ly và ép tôi ăn, trong khi Hà chỉ nhấm nháp gọi là. Hà đang dành quyền được làm người chăm sóc theo đúng nghĩa? Không, còn hơn thế nữa, bỡi từng lời nói, cử chỉ và ánh mắt nàng đã nói lên điều ấy, một sự biểu lộ tình cảm hoàn toàn có thật mà không cần che đậy, giấu giếm. Giá như cái tủ mica đứng bất động trong góc tường kia, chiếc máy điều hòa trên cao, rồi cả bàn ghế vật dụng trong phòng đều có thể cất tiếng được, thì chúng sẽ không ngần ngại la to lên rằng: Không công bằng chút nào. Tại sao các người cứ phải hành động một cách vòng vèo như đánh đu, làm xiếc vậy? Tại sao lại cứ phải dối lòng để ôm lấy ảo ảnh mà sống, trong khi các người hoàn toàn có thể làm khác được. Hoàn toàn có thể thực hiện những ước muốn của mình kia mà?
Nhưng cũng bỡi chúng chỉ là những đồ vật vô tri, nên cuối cùng không có một lời nào thốt lên, dù nhỏ như tiếng con dế ri rích dưới chân bếp.
Có vẻ như Hà đọc được những ý nghĩ của tôi, nàng hơi nhếch môi:
– Lại bắt đầu thắc mắc, tự tra vấn mình nữa rồi. Không phải bận tâm suy nghĩ gì cả. Anh phải uống với em thật say, một lần…
-Một lần? – Tôi ngạc nhiên.
– Không – Hà lắc đầu và chạm ly.
Bữa ăn trôi qua thật tuyệt vời, như thể chưa bao giờ chúng tôi được thưởng thức, như thể đó là bữa ăn ở nơi khác, không phải chốn trần gian. Hà chăm chút cho tôi từ trong ánh mắt, trong tận cùng đáy lòng sâu thăm thẳm. Tôi muốn nhảy bổ đến bên Hà, ôm chặt vào lòng và thầm thì câu nói muôn đời của giống người cuồng si, ngu dại, nhưng có cái gì đó, vây túm, ngăn giữ tôi lại. Tôi không thể thấy được bộ dạng mình trong những giây phút đó, nhưng Hà biết, thấy hết đến nỗi nàng co rúm người lại và bật khóc tức tưởi như đứa con nít. Tôi nhìn sững khuôn mặt nàng đang từ từ chuyển động từ trạng thái này sang trạng thái khác, đau đớn đến tột cùng, nát tan đến tột cùng, như thể tôi là người thứ ba đẩy nàng tới vực sâu. Tôi kịp định thần lại.
– Xin lỗi em. Anh đúng là thằng đàn ông ngu nhất trần đời.
– Anh đừng giải thích bất cứ điều gì nữa cả. Em mệt mỏi quá nhiều rồi.
– Vâng. Kẻ đáng nguyền rủa là anh chứ không ai khác.
Hà đứng vụt dậy, nhìn tôi với cặp mắt ngây dại. Tôi nhắm mắt chờ đợi một cái tát nẩy lửa. Nhưng không
Hà lao tới như con chim sắt, níu theo tôi ngã vắt ngang lên thành ghế salon. Căn phòng rung lên, lẩy bẩy như người bị trượt kịp gượng dậy. Thân thể nàng cũng rung lên. Những giọt nước mắt chảy tràn lên mặt tôi, bỏng rát và, mát mẻ.
http://xunauvn.org/2015/10/01/buoi-sang-mat-me/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét