Sự thật đơn giản: “Việt nam không 'nghiêm túc về ngành du lịch'”
Bất kỳ quốc gia nào tính phí du khách 45 đô la một cái visa và bắt họ phải nộp đơn xin trước thì quốc gia ấy không nghiêm túc làm du lịch. Bất kỳ quốc gia nào cho phép du khách bị lừa gạt và làm phiền với mức độ như ở Việt nam, ngay cả ở sân bay thì họ không thật sự nghiêm túc làm du lịch. Bất kỳ quốc gia nào cho phép xây dựng các khu nghỉ mát ở bờ biển lớn mà không đi kèm theo việc phát triển các của hàng tiện ích, các quán rượu hay nhà hàng ngoài bãi biển (như Đà Nẵng) thì cũng không hoàn toàn nghiêm túc làm du lịch. Thái Lan hiểu được điều này. Thậm chí Campuchia cũng hiểu được.
Về lý thuyết, Việt nam đáng ra phải là đối thủ đánh bại Thái lan, thế nhưng Việt nam lại đang phải cố hết sức để cho bằng Campuchia. Tại sao? Bởi vì du khách không cảm thấy được đón chào và được đối xử như một cơ hội duy nhất để kiếm tiền.
Một bài báo gần đây trên báo Tuổi Trẻ đã được dịch và in trên tờ Tuần Việt Nam và Thanh niên với tiêu đề “Tại sao chúng ta thất bại và tại sao họ lại thành công,” đã có một cái nhìn khá hạn hẹp tại sao Thái lan lại là một điểm du lịch nổi tiếng mà Việt nam lại không.
Theo bài báo này thì Thái lan đã thành công vì họ đã thưởng công cho các đối tác du lịch của họ, và Việt nam không thành công vì họ đã thuê một đại sứ du lịch không hợp lý.
Điều đáng buồn là điều này lại không đơn giản như thế, và người viết cũng đã phạm tất cả các lỗi sơ đẳng khi phỏng đoán về các phần thưởng đó, hay về đại sứ du lịch và các biện pháp quảng cáo du lịch tương ứng. Nhưng những điều này lại không phải như vậy.
Du khách đến thăm đất nước này có biết gì đâu về những giải thưởng hay Lý Nhã Kỳ, và thậm chí cho là họ có biết đi nữa, thì điều này chắc cũng chẳng ảnh hưởng gì đến lựa chọn du lịch của họ.
Tốc độ rùa bò
Công nghiệp du lịch Thái lan tiếp tục làm nên các điều kỳ diệu: 22 triệu lượt khách trong năm 2012 và trên 24 triệu trong năm nay, trong số đó khoảng 50% khách quay trở lại, Bangkok là điểm được nhiều người đến thăm nhất trên toàn thế giới... và sự kiện này xảy ra sau cuộc biểu tình năm 2010 và trận lũ năm 2011. So sánh và đối chiếu với Việt nam chỉ có 6 triệu trong năm 2012, năm 2013 giảm sút và lượng khách quay trở lại chỉ 5% cùng với sự lan truyền rộng rãi về nạn lừa gạt và chặt chém. Vậy thì tại sao lại có sự khác biệt về con số lớn như thế?
Để biện hộ cho Việt nam, người ta có thể cho rằng Thái lan đã có nền công nghiệp du lịch từ những năm 1960, trong khi đó ở Việt nam mãi đến giữa thập kỷ 90. Nhưng điều này lại có vẻ quá đơn giản và có thể sẽ bỏ qua mất sự thiếu phát triển của nền công nghiệp du lịch Việt nam trong 20 năm qua, trong thời gian này số lượng du khách có tăng, nhưng trình độ phục vụ, hạ tầng cơ sở, quảng cáo, và ý thức lại phát triển với tốc độ rùa bò.
Nhiều người nước ngoài đã viết về rằng, dù cho các vấn đề mà họ gặp phải ở Việt nam, thì họ cũng không thể chấp nhận một cách đơn giản rằng sự giận dữ phải đổ lên tất cả người Việt. Điều này sẽ tạo ra một sự biện minh để cho đất nước này có cớ ngồi ỳ một chỗ và chờ thêm 30 năm nữa để cải thiện tình hình, một lời xin biện minh đã là quá đủ.
Việt nam cố cho bằng Campuchia
Tôi đã sống ở Việt nam từ năm 2003 cho đến cuối năm 2012, và khi đến Thái lan tôi đã trải nghiệm được cả hai nền du lịch và lý do cho sự cách biệt như thế đã trở nên rất rõ ràng là nền văn hóa.
Anh có thể quảng cáo một điểm du lịch về bất kỳ điều gì anh muốn, nhưng nếu người ta đi đến nơi và chỉ có được các trải nghiệm xấu thì người ta đơn giản sẽ không quay lại nữa. Văn hóa du lịch Thái lan là tất cả để đem lại sự đón tiếp nồng nhiệt và cung cấp những trải nghiệm thú vị, và điều này bắt đầu ngay từ ở sân bay Bangkok, nơi du khách không cần phải có bất cứ loại visa nào, nơi có dãy xe taxi được tổ chức tốt, và nơi có cả mạng giao thông bằng tàu và xe buýt nhanh chóng, rẻ và hiệu quả để đưa khách du lịch vào tận trong thành phố.
So sánh điều này với tình trạng visa ở Việt nam, nơi mà du khách phải trả trước một cái giá đắt đỏ ( 45 đô la mỹ) để xin một visa du lịch, nơi mà muốn tìm một chiếc taxi trung thực thì như mò kim đáy bể, hay mạng lưới xe lửa nối với sân bay chỉ là một kế hoạch viển vông. Quá nhiều du khách đến Việt nam đã có các ấn tượng ngay từ trải nghiệm xấu ở sân bay và sẽ không bao giờ hồi phục được.
Người Thái đã nhận thức được rằng lợi nhuận lâu dài là cung cấp trải nghiệp thú vị cho du khách hơn là vắt kiệt hết những gì du khách có và rồi đuổi họ đi, không bảo giờ quay trở lại. Chắc chắn là ở Thái cũng có lừa gạt, nhưng sự lừa gạt là ngoại lệ chứ không phải là luật. Điều cần nhấn mạnh là sự lễ phép, lịch sự, và đem đến cho du khách những gì họ muốn, dù là các quầy rượu ngoài biển, các thú vui về đêm đến các khu mua sắm đa dạng với giá phải chăng, hoặc điều quan trọng nhất là sự ôn hòa, yên tĩnh, và thoải mái. Tóm lại Thái lan mà một nơi nồng ấm, thoải mái và không căng thẳng để đến tham quan.
Việt nam cũng có thể cạnh tranh được. Trong khi Thái lan thiếu các điểm du lịch nổi tiếng toàn cầu, thì Việt nam có Vịnh Hạ Long. Các thành phố ở Việt nam có cuộc sống sôi động kiểu xưa của Châu Á và các con đường sống động mà Bangkok đã mất đi từ lâu do sự phát triển quá độ. Việt nam còn có các cảnh núi non hùng vĩ và trên 3 nghìn km bờ biển. Việt nam còn có các tòa nhà có lối kiến trúc thuộc địa tuyệt vời ( dù là các tòa nhà loại này đã dần dần bị phá hủy một cách đáng buồn). Việt nam còn có những người dân thân thiện cởi mở và tò mò muốn gặp gỡ du khách. Và Việt nam lại còn có sự hấp dẫn của vùng Đông Nam Á mà Thái lan không có. Về lý thuyết, thì Việt nam đáng ra phải là đối thủ đánh bại Thái lan, thế nhưng Việt nam lại đang phải cố hết sức để cho bằng Campuchia.
Tại sao? Bởi vì du khách không cảm thấy được đón chào và được đối xử như một cơ hội duy nhất để kiếm tiền.
Ai cũng hiểu, chỉ Việt nam không chịu hiểu
Bất kỳ quốc gia nào tính phí du khách 45 đô la một cái visa và bắt họ phải nộp đơn xin trước thì quốc gia ấy không nghiêm túc làm du lịch. Bất kỳ quốc gia nào cho phép du khách bị lừa gạt và làm phiền với mức độ như ở Việt nam, ngay cả ở sân bay thì họ không thật sự nghiêm túc làm du lịch. Bất kỳ quốc gia nào cho phép xây dựng các khu nghỉ mát ở bờ biển lớn mà không đi kèm theo việc phát triển các của hàng tiện ích, các quán rượu hay nhà hàng ngoài bãi biển (như Đà Nẵng) thì cũng không hoàn toàn nghiêm túc làm du lịch. Tất cả các chế độ thưởng, đại sứ du lịch và các quầy triển lãm thương mại trên thế giới không thể thay đổi được điều này. Nếu tạo khó khăn cho du khách đến đất nước này và rồi lại cung cấp các trải nghiệm không hài lòng khi họ đến nơi, thì nền công nghiệp du lịch sẽ không bao giờ thành công. Nhưng nếu làm cho du khách cảm thấy được đón tiếp nồng nhiệt, cho họ những gì mà họ muốn, và làm mọi cách để cho họ có được khoảng thời gian vui thú nhất, rồi thì họ sẽ quảng cáo và tiếp thị giúp cho.
Thái Lan hiểu được điều này. Thậm chí Campuchia cũng hiểu được. Thật đáng buồn là Việt nam vẫn không chịu hiểu, và tiềm năng, kiến thức và sự sáng tạo của rất nhiều người nước ngoài và Việt nam có kiến thức về du lịch sẽ lại bị lãng phí.
Một bài báo gần đây trên báo Tuổi Trẻ đã được dịch và in trên tờ Tuần Việt Nam và Thanh niên với tiêu đề “Tại sao chúng ta thất bại và tại sao họ lại thành công,” đã có một cái nhìn khá hạn hẹp tại sao Thái lan lại là một điểm du lịch nổi tiếng mà Việt nam lại không.
Theo bài báo này thì Thái lan đã thành công vì họ đã thưởng công cho các đối tác du lịch của họ, và Việt nam không thành công vì họ đã thuê một đại sứ du lịch không hợp lý.
Điều đáng buồn là điều này lại không đơn giản như thế, và người viết cũng đã phạm tất cả các lỗi sơ đẳng khi phỏng đoán về các phần thưởng đó, hay về đại sứ du lịch và các biện pháp quảng cáo du lịch tương ứng. Nhưng những điều này lại không phải như vậy.
Du khách đến thăm đất nước này có biết gì đâu về những giải thưởng hay Lý Nhã Kỳ, và thậm chí cho là họ có biết đi nữa, thì điều này chắc cũng chẳng ảnh hưởng gì đến lựa chọn du lịch của họ.
Tốc độ rùa bò
Công nghiệp du lịch Thái lan tiếp tục làm nên các điều kỳ diệu: 22 triệu lượt khách trong năm 2012 và trên 24 triệu trong năm nay, trong số đó khoảng 50% khách quay trở lại, Bangkok là điểm được nhiều người đến thăm nhất trên toàn thế giới... và sự kiện này xảy ra sau cuộc biểu tình năm 2010 và trận lũ năm 2011. So sánh và đối chiếu với Việt nam chỉ có 6 triệu trong năm 2012, năm 2013 giảm sút và lượng khách quay trở lại chỉ 5% cùng với sự lan truyền rộng rãi về nạn lừa gạt và chặt chém. Vậy thì tại sao lại có sự khác biệt về con số lớn như thế?
Để biện hộ cho Việt nam, người ta có thể cho rằng Thái lan đã có nền công nghiệp du lịch từ những năm 1960, trong khi đó ở Việt nam mãi đến giữa thập kỷ 90. Nhưng điều này lại có vẻ quá đơn giản và có thể sẽ bỏ qua mất sự thiếu phát triển của nền công nghiệp du lịch Việt nam trong 20 năm qua, trong thời gian này số lượng du khách có tăng, nhưng trình độ phục vụ, hạ tầng cơ sở, quảng cáo, và ý thức lại phát triển với tốc độ rùa bò.
Nhiều người nước ngoài đã viết về rằng, dù cho các vấn đề mà họ gặp phải ở Việt nam, thì họ cũng không thể chấp nhận một cách đơn giản rằng sự giận dữ phải đổ lên tất cả người Việt. Điều này sẽ tạo ra một sự biện minh để cho đất nước này có cớ ngồi ỳ một chỗ và chờ thêm 30 năm nữa để cải thiện tình hình, một lời xin biện minh đã là quá đủ.
Việt nam cố cho bằng Campuchia
Tôi đã sống ở Việt nam từ năm 2003 cho đến cuối năm 2012, và khi đến Thái lan tôi đã trải nghiệm được cả hai nền du lịch và lý do cho sự cách biệt như thế đã trở nên rất rõ ràng là nền văn hóa.
Anh có thể quảng cáo một điểm du lịch về bất kỳ điều gì anh muốn, nhưng nếu người ta đi đến nơi và chỉ có được các trải nghiệm xấu thì người ta đơn giản sẽ không quay lại nữa. Văn hóa du lịch Thái lan là tất cả để đem lại sự đón tiếp nồng nhiệt và cung cấp những trải nghiệm thú vị, và điều này bắt đầu ngay từ ở sân bay Bangkok, nơi du khách không cần phải có bất cứ loại visa nào, nơi có dãy xe taxi được tổ chức tốt, và nơi có cả mạng giao thông bằng tàu và xe buýt nhanh chóng, rẻ và hiệu quả để đưa khách du lịch vào tận trong thành phố.
So sánh điều này với tình trạng visa ở Việt nam, nơi mà du khách phải trả trước một cái giá đắt đỏ ( 45 đô la mỹ) để xin một visa du lịch, nơi mà muốn tìm một chiếc taxi trung thực thì như mò kim đáy bể, hay mạng lưới xe lửa nối với sân bay chỉ là một kế hoạch viển vông. Quá nhiều du khách đến Việt nam đã có các ấn tượng ngay từ trải nghiệm xấu ở sân bay và sẽ không bao giờ hồi phục được.
Người Thái đã nhận thức được rằng lợi nhuận lâu dài là cung cấp trải nghiệp thú vị cho du khách hơn là vắt kiệt hết những gì du khách có và rồi đuổi họ đi, không bảo giờ quay trở lại. Chắc chắn là ở Thái cũng có lừa gạt, nhưng sự lừa gạt là ngoại lệ chứ không phải là luật. Điều cần nhấn mạnh là sự lễ phép, lịch sự, và đem đến cho du khách những gì họ muốn, dù là các quầy rượu ngoài biển, các thú vui về đêm đến các khu mua sắm đa dạng với giá phải chăng, hoặc điều quan trọng nhất là sự ôn hòa, yên tĩnh, và thoải mái. Tóm lại Thái lan mà một nơi nồng ấm, thoải mái và không căng thẳng để đến tham quan.
Việt nam cũng có thể cạnh tranh được. Trong khi Thái lan thiếu các điểm du lịch nổi tiếng toàn cầu, thì Việt nam có Vịnh Hạ Long. Các thành phố ở Việt nam có cuộc sống sôi động kiểu xưa của Châu Á và các con đường sống động mà Bangkok đã mất đi từ lâu do sự phát triển quá độ. Việt nam còn có các cảnh núi non hùng vĩ và trên 3 nghìn km bờ biển. Việt nam còn có các tòa nhà có lối kiến trúc thuộc địa tuyệt vời ( dù là các tòa nhà loại này đã dần dần bị phá hủy một cách đáng buồn). Việt nam còn có những người dân thân thiện cởi mở và tò mò muốn gặp gỡ du khách. Và Việt nam lại còn có sự hấp dẫn của vùng Đông Nam Á mà Thái lan không có. Về lý thuyết, thì Việt nam đáng ra phải là đối thủ đánh bại Thái lan, thế nhưng Việt nam lại đang phải cố hết sức để cho bằng Campuchia.
Tại sao? Bởi vì du khách không cảm thấy được đón chào và được đối xử như một cơ hội duy nhất để kiếm tiền.
Ai cũng hiểu, chỉ Việt nam không chịu hiểu
Bất kỳ quốc gia nào tính phí du khách 45 đô la một cái visa và bắt họ phải nộp đơn xin trước thì quốc gia ấy không nghiêm túc làm du lịch. Bất kỳ quốc gia nào cho phép du khách bị lừa gạt và làm phiền với mức độ như ở Việt nam, ngay cả ở sân bay thì họ không thật sự nghiêm túc làm du lịch. Bất kỳ quốc gia nào cho phép xây dựng các khu nghỉ mát ở bờ biển lớn mà không đi kèm theo việc phát triển các của hàng tiện ích, các quán rượu hay nhà hàng ngoài bãi biển (như Đà Nẵng) thì cũng không hoàn toàn nghiêm túc làm du lịch. Tất cả các chế độ thưởng, đại sứ du lịch và các quầy triển lãm thương mại trên thế giới không thể thay đổi được điều này. Nếu tạo khó khăn cho du khách đến đất nước này và rồi lại cung cấp các trải nghiệm không hài lòng khi họ đến nơi, thì nền công nghiệp du lịch sẽ không bao giờ thành công. Nhưng nếu làm cho du khách cảm thấy được đón tiếp nồng nhiệt, cho họ những gì mà họ muốn, và làm mọi cách để cho họ có được khoảng thời gian vui thú nhất, rồi thì họ sẽ quảng cáo và tiếp thị giúp cho.
Thái Lan hiểu được điều này. Thậm chí Campuchia cũng hiểu được. Thật đáng buồn là Việt nam vẫn không chịu hiểu, và tiềm năng, kiến thức và sự sáng tạo của rất nhiều người nước ngoài và Việt nam có kiến thức về du lịch sẽ lại bị lãng phí.
Tác giả là một người Anh từng sống và làm việc tại Việt Nam trong 10 năm qua và hiện đang sống tại Thái Lan. Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả. The writer is a Briton who used to live and work in Vietnam for 10 years and now lives in Thailand. The opinions expressed are his own.
Tim Russell | TN News
Phương Thảo dịch
Theo VNTB
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét