Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Giáo dục Việt Nam đang là một con điếm?

Đoạn này hay: "chính cuộc chạy đua bằng cấp và những giá trị ảo đã rút kiệt sức dân. Dân đã nghèo càng nghèo thêm bởi cái trò chơi chạy đua tốn kém này". Chưa bao giờ như thời nay, con em chúng ta ở các đô thị chỉ có hai việc: Ăn để sống và Học để lấy bằng. Chúng không còn bất kỳ thời gian rảnh nào để giải trí và làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ.
Giáo dục Việt Nam đang là một con điếm?
Chu Mộng Long - Câu này là của anh Nguyen Xuan Bang, một giảng viên dạy nhiều trường đại học trong và ngoài nước, trong một lần hội ngộ cafe với tôi kể lại, và chính anh công bố chính thức trong phần bình sau một bài viết của tôi. Anh ấy kể, khi ngồi uống cafe, có nguyên Thứ trưởng Bành Tiến Long, anh ấy nói: Giáo dục Việt Nam đang là một con điếm! Bất ngờ, lúc ấy, Thứ trưởng Bành Tiến Long không tức giận mà khen: Câu nói hay nhất trong ngày!
Tôi chưa bao giờ dám phát ngôn công khai thế, nhưng ngẫm kĩ, hay vì đúng đến tuyệt đối! Vì lẽ, giáo dục Việt Nam đang làm tiền trắng trợn. Mà thực ra làm tiền chẳng có gì là sai khi nó dũng cảm xem giáo dục là một hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, đằng này, mở mồm ra là phi lợi nhuận cho ra vẻ nhân đạo. Tính chất đĩ điếm nằm ở chỗ đó!


Bề ngoài, nó cũng chủ trương như người ta: “Học để biết; Học để làm; Học để tồn tại; và Học để chung sống”, nhưng đa phần học chỉ để biết như con vẹt, học xong chẳng xin được việc gì đúng ngành mình học, tồn tại vất vưởng và khó chung sống với ai khi chẳng lẽ mang tấm bằng về quê sống với dân cày???

Các trường từ công lập đến dân lập mở đủ các loại ngành, đủ các loại hệ và gia tăng chỉ tiêu để thu học phí, bất kể là các loại ngành, các loại hệ ấy có đáp ứng nhu cầu của xã hội hay không, trừ nhu cầu chạy đua bằng cấp của thường dân ít hiểu biết.

Giáo dục đang thực hiện những chiêu lừa thượng thặng. Nhớ cách đây mấy năm, khi tôi còn tham gia ôn luyện thi cho học sinh phổ thông, có nhiều em học sinh hỏi tôi: Ngành “giáo dục đặc biệt” là ngành gì, học ra làm gì vậy thầy? Hồi đó, mới chiêu sinh ngành này, tôi cũng không hiểu nó là ngành gì, bèn trả lời đại: Thầy không hiểu, có lẽ nó giống như cái “giải đặc biệt” khi chơi xổ số kiến thiết vậy! Tưởng hỏi vui, nói vui, không ngờ nhiều em nộp hồ sơ vào ngành này thật. Sau mới biết “giáo dục đặc biệt” là giáo dục cho trẻ em khuyết tật!


Kết quả chiêu sinh được một lớp, nhưng sau một năm rất nhiều sinh viên bỏ học và đành giải thể ngành học này. Cho đến giờ tôi cũng không hiểu, đội ngũ giảng viên tâm lí học - giáo dục học của Trường tham gia đào tạo ngành này dạy thế nào khi họ không phải là những chuyên gia về giáo dục người mù, câm điếc???

Rồi nữa, khi ngành “Việt Nam học” mở ra, nhiều sinh viên học trường chuyên, giỏi thật sự đã đăng kí thi tuyển, mặc cho Hiệu trưởng trường chuyên cảnh báo không nên, vì người Việt Nam sao phải học cái ngành khoa học lù mù không định hướng ấy rồi ra trường làm được việc gì? Thú thật, tôi cũng không hiểu cái Vietnamese Sciences là nhân chủng học, văn hóa học hay du lịch học… của Việt Nam? 

Kết quả là có một sinh viên xuất sắc của trường chuyên sau khi ra trường không thể xin việc ở đâu được và rơi vào bệnh trầm cảm nặng!

Khi phụ huynh của sinh viên ấy hỏi tôi, tôi bảo hay là cho cháu nó sang Hàn, sang Nhật gì đó, có khi bên ấy họ cần!

Gần đây nhất là cái hội chứng Kinh tế tài chính, Ngân hàng, các trường gần như không giới hạn chỉ tiêu, có khóa một ngành của trường có trên 3000 sinh viên theo học, kéo theo không quản lí nổi, dẫn đến chạy điểm, mua bán điểm cả loạt. Tiếp theo, lại xuất hiện các ngành hot mới như hot girl lên sàn diễn, nào là Quản lí giáo dục, nào là Quản lí Nhà nước… Nghe hai chữ Quản lí rất hấp dẫn, nhiều em mơ học xong có thể lên đến ghế Bộ trưởng Bộ Giáo dục hay Chủ tịch Nước vậy!

Trong một bài viết trên blog, tôi từng nói, chính cuộc chạy đua bằng cấp và những giá trị ảo đã rút kiệt sức dân. Dân đã nghèo càng nghèo thêm bởi cái trò chơi chạy đua tốn kém này.

Viết ra điều này để các phụ huynh và học sinh cảnh giác, tránh rơi vào trò chơi ảo tốn tiền hơn cả việc bọn trẻ ăn cắp tiền cha mẹ chơi game. Vẫn là mục đích dân trí, không nhằm chỉ trích ai! Vâng ạ, vì dân thôi ạ, vì trong cái thằng nhà giáo là tôi thấy xấu hổ thật sự khi ở trong cuộc chơi ăn tiền dân bất lương này! Mong được tha thứ!

__________
  • Trung Hiếu Chế Nhưng này bác Chu Mộng Long này, tôi review cái Biography của bác thấy bác được sanh ra làm người năm 1966, tức đến 1975 Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam, bác có 9 tuổi, thế bác học dưới mái trường CS toàn đĩ thế nó có xâm nhập vào nhân cách và đạo đức làm người của bác hong vậy cà ?

  • Pham Tuan Ngoc Không biết bác nhiêu tuổi mà suy nghĩ nông cạn quá. Văn hoá tri thức của một con người lại phụ thuộc nơi họ sinh ra hay xuất thân gia đình sao? Bác comment cay cú, lý luận thô thiển thể hiện sự thiếu văn hoá

      • Chu Mộng Long

    • Nhượng Đặng Xuân " . . . Vì trong cái thằng nhà giáo là tôi thấy xấu hổ thật sự khi ở trong cuộc chơi ăn tiền dân bất lương này ! . . ." Nhưng xin được hỏi CML ở trong cuộc chơi đó CML có làm chuyện bất lương không ? Cảm ơn .

    • Chu Mộng Long Chưa bao giờ! Một xu phong bì cũng lo trả! Anh nên hỏi những người không biết xấu hổ ấy!
    Phượng Nguyễn Tôi thấy cách so sánh thể hiện ngay trên tiêu đề của bài viết này đã là không chuẩn, không khách quan. Tôi cho rằng cả Chu Mộng Long lẫn Nguyên Xuan Bang và nhiều người đang nhiệt liệt tán đồng stt trên, về mặt quan niệm, vẫn còn mang nặng thành kiến nghề nghiệp. Theo tôi, giáo dục là một nghề, điếm cũng là một nghề. Hai nghề này phải trước hết được coi trọng ngang nhau. Tôi không tán thành cách tác giả tự cho phép mình đánh đồng cái tồi, cái dở, cái tệ, cái hư, cái hỏng của nghề giáo dục với nghề điếm. Nói như vậy là không tôn trọng những người đang làm cái nghề chịu khổ, chịu nhục, chịu mất thời gian cho thuê thân (cũng như nghề cho thuê nhà, cho thuê đất, cho thuê cửa hàng, cho thuê áo cưới...). Tôi không dám thay mặt cho những người đang làm nghề CHO THUÊ THÂN nhưng từ vị trí của người trung lập, tôi phản đối Chu Mộng Long về cách so sánh mang tính miệt thị này!
Nguyen Xuan Bang Đúng như comment Phượng Nguyễn. Tôi cũng nghĩ là người đời vẫn miệt thị và chẳng coi trọng và theo quán tính, thói quen hay so sánh những cái xấu xa, nhầy nhụa như con đĩ, con điếm vậy. Chẳng mấy ai trong suy nghĩ lành mạnh phản đối điều này. Tuy nhiên tôi hoàn toàn ủng hộ cái nghề bán thân được luật hóa và có cái nhìn rất công bằng với các nghề khác như giáo dục chẳng hạn. Nghề điếm cũng cần giáo dục tử tế phải không Phượng Nguyễn và thầy Chu? Chỉ có điều giáo dục tử tế giờ tìm đâu ra!!!!

http://nguoidongbang.blogspot.com/2015/09/giao-duc-viet-nam-ang-la-mot-con-iem.html#more

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét