Đường sắt Cát Linh - Hà Đông:
Tổng thầu Trung Quốc hứa cả trăm lần nhưng... không thực hiện (!)
Dân trí “Vướng mắc nhất ở Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là Tổng thầu Trung Quốc đồng ý rồi lật lại, kể cả là đồng ý bằng văn bản. Trong mọi vấn đề, Tổng thầu hứa cả trăm lần nhưng không thực hiện, cứ như họ đang giấu giếm điều gì đó…”. Đối chất “nóng rát” về tiến độ “rùa bò” của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông / Dân khổ vì dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông thi công ì ạchTiến độ Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông
đang chậm như "rùa bò" (ảnh: Hữu Nghị)
Ông Lê Kim Thành - Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) - đã thẳng thắn cho biết như vậy tại cuộc họp kiểm điểm Dự án án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) chiều 14/9.Tổng thầu: Ta chẳng sợ ai?
“Nóng” như cái tên của dự án, tinh thần cuộc họp được Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẩn trương đốc thúc ngay khi các thành phần tham dự còn đang “lục tục” ngồi vào bàn làm việc. Tình hình dự án được Ban Quản lý dự án đường sắt (QLDA) báo cáo nhanh chóng, các vấn đề đưa ra đều chung một câu “chốt” là: Chậm.
Trên thực tế, sự chậm trễ của dự án Cát Linh - Hà Đông đã là “điệp khúc”. Vấn đề nằm ở chỗ dự án này đang trong giai đoạn nước rút với những yêu cầu cấp bách về tiến độ, nhưng Tổng thầu Trung Quốc thì vẫn “bình chân như vại”.
Bằng chứng là hạn chót tới 31/12/2015 phải hoàn thành 12 nhà ga trên tuyến (tức chỉ còn hơn 3 tháng), nhưng đến nay Tổng thầu vẫn đang “kì kèo” trong việc thương thảo với thầu phụ nên chưa ký được hợp đồng. Khối lượng thi công dù đã được bàn giao nhưng tổng thầu không thanh toán cho các thầu phụ khiến số dư nợ hiện rơi vào khoảng hơn 300 tỷ đồng. Trong khi đó, việc điều chỉnh dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư và điều chỉnh hợp đồng EPC với khoản vay bổ sung nước ngoài là hơn 250 triệu USD dù đã có phê duyệt của Chính phủ Việt Nam và Ban QLDA đã làm việc nhiều lần nhưng tới nay tổng thầu Trung Quốc vẫn chưa có ý kiến phản hồi…
Tại cuộc họp, ông Lê Kim Thành - Tổng Giám đốc Ban QLDA Đường sắt - thẳng thắn nêu bức xúc: “Tổng thầu không nghiêm túc. Chỉ riêng việc thanh toán tổng thầu hứa hẹn nhưng chờ 2 tuần nay tổng thầu không thực hiện. Ban QLDA gửi văn bản cho tổng thầu thì không trả lời”.
Lúc này, ông Yu Jiang - Giám đốc điều hành Dự án (người đại diện cao nhất của tổng thầu Trung Quốc tại Việt Nam) viện dẫn nhiều lí do. Khi Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đặt câu hỏi tại sao thầu phụ hoàn thành khối lượng mà không thanh toán? Ông Yu Jiang sau một lúc im lặng thì “lí nhí” nói, theo phiên dịch dịch lại là “chúng tôi sẽ cố gắng”.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: “Đi trên đường nhìn dự án rất sót ruột! Thời tiết đẹp mà không thi công, chỉ thấy lèo tèo 2-3 công nhân mặc quần áo đẹp chạy hết chỗ nọ chỗ kia.”
Vấn đề thi công dầm bê tông đang thực hiện theo tiến độ “chậm đột ngột”, từ 4 dầm trong một đêm xuống còn 1 dầm, thậm chí trong nửa đầu tháng 9 chỉ đổ được có 6 phiến dầm. Theo đơn vị thi công là Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long, lí do là vì tổng thầu không cung cấp vật liệu, biện pháp thi công chuyển từ công nghệ cao xuống công nghệ thấp đã gây mất thời gian và không đảm bảo an toàn lao động.
Được biết, không có vật liệu, không có việc nên Tổng Công ty Thăng Long thậm chí phải cắt giảm nhân sự vì mỗi ngày đơn vị này mất 50 triệu đồng để cho 200 kỹ sư và công nhân “ăn không ngồi rồi”. Khi Thứ trưởng Trường truy trách nhiệm thì mới ra vướng mắc giữa tổng thầu và đối tác về chi phí, tổng thầu không đồng ý tăng giá nên đối tác ngừng cung cấp vật liệu và thiết bị thi công. Trước sức ép tại cuộc họp, tổng thầu Trung Quốc mới chịu tăng chi phí để tiếp tục triển khai công việc.
Còn “chần chừ” sẽ thay Giám đốc điều hành dự án
Theo chỉ đạo của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, Ban QLDA đường sắt thay mặt Bộ GTVT điều hành dự án nên có quyền buộc các bên phải làm theo mình, phải thay đổi cách làm chứ không thể để tổng thầu loay hoay mãi không xong. Thứ trưởng yêu cầu Ban này không tiếp tục trông chờ ở tổng thầu, vướng mắc ở đâu Ban toàn quyền xử lý, không xử lý được thì trình lãnh đạo Bộ giải quyết.
Cuộc họp kiểm điểm Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chiều 14/9
Một lần nữa đứng dậy trước cuộc họp, Tổng Giám đốc Ban QLDA Đường sắt Lê Kim Thành khẳng định: “Vướng mắc nhất là Tổng thầu Trung Quốc đồng ý rồi lật lại, kể cả là đồng ý bằng văn bản. Trong mọi vấn đề, Tổng thầu hứa cả trăm lần nhưng không thực hiện, nhiều vấn đề được khẳng định bằng văn bản nhưng tổng thầu không gửi báo cáo sang Trung Quốc để lãnh đạo cấp cao hơn đưa ra hướng giải quyết, cứ như họ đang giấu giếm điều gì đó…”.
Tới đây, cũng một lần nữa, Giám đốc điều hành dự án Yu Jiang lại tiếp tục… im lặng (!?)
Phía đại diện Cục Quản lý Xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ GTV) nêu quan điểm: “Mấu chốt là ở tổng thầu, nếu tổng thầu không ký hợp đồng thì không giải quyết được vấn đề tiến độ. Sự nhìn nhận thiếu nghiêm túc của tổng thầu là nguyên nhân của mọi vấn đề tại dự án”.
Đến lúc này, Thứ trưởng Bộ GTVT “nóng mặt” và gay gắt: “Tôi ra hạn chót đến 30/9 tổng thầu phải hoàn thành việc ký hợp đồng với 12 nhà thầu thi công 12 nhà ga và ký tại Bộ GTVT. Từ ngày 25-30/9 tôi sẽ không đi đâu cả, tôi chỉ ở Bộ để chờ các đơn vị lên đây và chứng kiến việc ký kết hợp đồng.
Nếu Tổng thầu không ký được hợp đồng với các thầu phụ thì tôi sẽ thay mặt lãnh đạo Bộ GTVT kiến nghị sang Cục 6 Đường sắt Trung Quốc thay Giám đốc điều hành dự án tại Việt Nam. 12 nhà thầu có làm được hay không cũng phải nói rõ để cần thiết thì thay luôn”.
Xét về tiến độ tổng thể dự án, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho rằng sự chậm trễ có nguyên nhân cốt yếu là vấn đề con người, các đơn vị phối hợp chưa tốt, chưa sáng tạo. Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường yêu cầu tổng thầu Trung Quốc phải có thái độ nghiêm túc.
“Tiến độ trong cuộc họp thì quyết liệt nhưng tiến độ ngoài công trường thì “rùa bò”. Đừng chỉ đạo để cho vui! Đến 30/9 tất cả phải kết thúc về tiến độ tổng thể và điều chỉnh tổng mức đầu tư, trong đó hạn 31/12/2015 phải xây dựng xong 12 nhà ga, tới 30/5/2016 phải xong phần thô toàn dự án và 30/6/2016 phải hoàn thành xây lắp” - Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường kiên quyết.
Châu Như Quỳnhhttp://dantri.com.vn/xa-hoi/tong-thau-trung-quoc-hua-ca-tram-lan-nhung-khong-thuc-hien-2015091507142036.htm
- Lưu Quang Tuyến · 14:42 ngày 15/09Phải điều tra xem trách nhiệm của cá nhân hay tổ chức khi ký hợp đồng này chứ? Tất cả đều có Luật tại sao lại bảo "nói mãi không được". Tôi nghĩ, dự án lớn của Thủ đô mà còn thế này thì ở các vùng xa xôi sẽ như thế nào?Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Trần Quang Minh · 14:33 ngày 15/09Rồi đây con đường sắt Hà Đông Cát linh cũng sẽ tốn rất nhiều giấy mực và kể cả nó có hoàn thành sớm hay muộn thì còn rất nhiều điều sẽ được đàm tiếu trong dư luận xã hội và đời sống của người Hà Nội.Còn riêng bản thân tôi với sự trải nghiệm và tầm nhìn trong 10 năm nữa,con đường này sẽ rất vắng khách, khai thác sẽ liên tục lỗ. Về cảnh quan nó làm xấu đi một con đường cửa ngõ thủ đô,làm giảm giá trị của một con đường đẹp , làm xấu mặt tiền của khu đô thị hiện đại Roayl city, làm tinh thần người tham gia giao thông đoạn này bất ổn. Nói tóm lại giao thông đoạn này dù có nó không hề được cải thiện như người ta mong đợi.Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Lý Phúc · 14:15 ngày 15/09Chỉ khổ dân.Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Thanh Nien · 13:31 ngày 15/09Đề nghị bộ giao thông vận tải xử lý gấp dự án này, vì nó ảnh hưởng đến giao thông của HN.Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Trần Hiếu · 13:22 ngày 15/09Dự án chưa xong mà dân đã mất lòng tin nhiều như vậy, theo tôi, các nhà làm luật cần phải sửa đổi, tránh tình trạng này tiếp diễnThích·Trả lời·Chia sẻ
- Duy Armani · 12:29 ngày 15/09Đọc cũng thấy bức xúc. Khi lựa chọn nhà thầu thì Các nhà thầu TQ nổi tiếng về giá rẻ. Nhưng về sau thì thành ra đắt nhất.họ kéo dài thời gian tiến độ rồi do tiền trượt giá ..và hàng ngàn lí do để nâng vốn đầu tư.. VN đã trải qua "điệp khúc" đó bao nhiêu năm nay rồi xin hãy rút kinh nghiệm .còn về dự án này thì đã được kí kết từ 2 khóa trước nên bác thăng phải "ngậm bồ hòn làm ngọt" thôi.Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Huỳnh Đức · 12:23 ngày 15/09Sản phẩm của Trung Quốc chất lượng thế nào thì ai cũng biết rồi. chỉ có việt nam là vô ,còn các nước khác chỉ nghe tên trung quốc là bỏ chạy tứ xaThích·Trả lời·Chia sẻ
- Văn Phúc · 12:11 ngày 15/09Sản phẩm của Trung Quốc chất lượng thế nào thì ai cũng biết rồi. Nhưng vì dự án này được kí từ năm 2009 và bằng nguồn vốn vay từ Trung Quốc nên giờ khó xử lý. Hi vọng đây là bài học bổ ích cho chúng ta.Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Bất Hối · 12:03 ngày 15/09Dự án này vay vốn của TQ, tổng thầu là của TQ, thiết bị cũng của họ, bây giờ thay nhà thầu khác thì không thể, tầu của Nhật hay Đức đi làm sao được trên đường TQ thiết kế, Tổng thầu TQ gây khó rễ để đòi ưu sách là điều ai cũng nhìn thấy. Đây là bài học khi làm việc với người TQThích·Trả lời·Chia sẻ
- Binh Tran · 12:01 ngày 15/09dù là vay vốn ODA của Trung quốc nhưng cũng phải có cơ chế xử phạt khi ai đó vi phạm chứ. Chẳng lẽ nhà thầu Trung quốc dừng luôn dự án này trong 1,2 năm nữa thì phía Việt nam cũng chịu sao?Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Truongtruc · 11:59 ngày 15/09Tại sao là pháp danh của một Nhà nước đứng ra ký hợp đồng mà không xử lý được việc nàyThích·Trả lời·Chia sẻ
- Tran Hai · 11:57 ngày 15/09nha thau trung quoc la vay do, tu gio cac ong rut kinh nghiem nha, nhung cong trinh trong diem quoc nha ma giao cho nha thau trung quoc coi nhu hong...Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Quang Teo · 11:55 ngày 15/09Bai hoc cho viec ham re chon nha thau TQThích·Trả lời·Chia sẻ
- Vantien · 11:53 ngày 15/09Từ hôm trước khi nghe nói Trung Quốc trúng thầu mình đã không thích tý nào rồi,zai..........sao không nhờ Nhật Bản họ lam cho nhỉ.Không biết TQ họ có rút ruột không đây,an toàn có không???????????Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Levietthong · 11:48 ngày 15/09Không lẽ ở VN ta có 1 họ Hứa như vậy àThích·Trả lời·Chia sẻ
- Levietthong · 11:45 ngày 15/09Có ai trên đời này hứa nhiều thế nhỉ! Chẳng qua bị vướng vào cái gì đó mới như vậy thôi.Cần điều tra xử lý nghiêm l !Không lẽ không có mợ thì chợ không đông !!Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Sy Pham · 11:44 ngày 15/09Anh Đinh la Thăng ng đi vắng thôi chứ anh ấy mà ở nhà thi .....Kg bao giờ để tình trạng đó xây ra ,như các nhà thầu trong nước bị trảm ngayThích·Trả lời·Chia sẻ
- Nguyễn Minh Long · 11:13 ngày 15/09Không biết có gì không nhưng đến giờ này vẫn tin lời hứa của thằng tàu khựa.Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Phạm Xuân Trường · 11:05 ngày 15/09Các cụ xưa đã dạy: Chọn bạn mà chơi. Ai không nghe lời răn dạy thì lãnh hậu quả thôi. Nhưng có điều mình tự gánh chứ đừng đổ cho người khác phải gánh thay là mắc tội đấy.Thích·Trả lời·Chia sẻẨn 2 trả lời
- Dân Thường · 11:50 ngày 15/09sao để tổng thần lộng hành như vậy.?Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Bất Hối · 12:08 ngày 15/09Bác Trường nói quá đúng, mình bị lừa nhiều vố rồi mà vẫn mất cảnh giácThích·Trả lời·Chia sẻ
- Thien Ha Phuoc · 10:27 ngày 15/09Qua những việc này, xét thấy cần xem lại việc sử dụng vốn ODA. Biết rõ là chúng ta đang rất cần ODA để xây dựng hạ tầng, nhưng không nên vì thế mà bất chấp để lấy bằng được. Như dự án này, sử dụng ODA của Trung Quốc, nên tổng thầu của bên đó làm. Cái được thì chưa thấy đâu, chỉ thấy quá chậm tiến độ, từ đó đội vốn, phát sinh chi phí...rồi lại phải vay thêm...nợ nần thêm. Theo tôi, chúng ta nên bước vào lúc dựa vào thực lực là chính để xây dựng hạ tầng, không nên phụ thuộc quá nhiều vào ODA nữa.Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Nguyễn Hồng Linh · 10:25 ngày 15/09Theo tôi, hiệu quả của dự án thì chưa biết đến đâu nhưng ngay bây giờ là thấy ảnh hưởng đến giao thông của đô thị Hà Nội và còn gây tốn nhiều tiền mà tiền đi vay thì dân lại phải làm để trả nợ. Họp nhiều nhưng không hiệu quả. Phải trừ vào giá thành do ảnh hưởng chậm tiến độ của dự án làm ảnh hưởng đến giao thông của khu vực có dự án mới thỏa đáng. Phải tính một ngày thiệt hại do ùn tắc đường là bao nhiêu và thẳng thắn trừ vào tổng thầu xem họ phản ứng thế nào?Thích·Trả lời·Chia sẻ
- La Phuc Tuan · 09:48 ngày 15/09Từ dự án này, chúng ta phải rút kinh nghiệm khi hợp tác với các công ty nước ngoài. Không phải vì vốn mà phụ thuộc vào họ. Ở đây thể hiện thái độ làm ăn có trách nhiệm, văn minh, lịch sự.Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Lê Mạnh Trường · 09:06 ngày 15/09Công trình giao thông phải quan tâm đến an toàn và chất lượng.Theo tôi phải tính toán lại cho kỹ càng để sớm hoàn thành công trình mà chất luong vẫn bảo đảm.Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Nguyễn Hoàn · 08:46 ngày 15/09“Tiến độ trong cuộc họp thì quyết liệt nhưng tiến độ ngoài công trường thì vẫn chậm. Nói đi đôi với làm, nhà thầu ì à ì ạch không có khả năng thực hiện thì Bộ giao thông vận tải có thể đổi nhà thầu khác, ko thể để tiến độ chậm trễ như vậy được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét