Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

VN ngày càng quan trọng đối với Hoa Kỳ ở Châu Á

VN trở nên quan trọng cho lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ ở Châu Á
Joshua Kurlantzick - Đến khi Tổng Thống Obama hết nhiệm kỳ hai, quan hệ Mỹ-Việt sẽ trở nên mạnh mẽ hơn về một số mặt nào đó. Việt Nam rất muốn tham gia hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP, mặt dù là nước nghèo nhất và, trong nhiều mặt, là nền kinh tế khép kín nhất tham dự vào TPP, đã gửi một tín hiệu quan trọng cho biết Hà Nội cam kết cải cách kinh tế. 
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama (phải) bắt tay Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sau khi hai người có cuộc gặp gỡ trong Phòng Bầu Dục ở Tóa Bạch Ốc tại Thủ Đôn Washington vào ngày 7-7-2015.

Sau cuộc gặp gỡ ngày 7/7 giữa nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trong và Tổng thống Obama cùng Phó Tổng thống Joseph Biden, quan hệ Mỹ Việt có vẻ như được nâng lên tầm cao mới. Như tờ báo Washington Post lưu ý là hiếm khi nào một tổng thống Mỹ đón tiếp tại Nhà Trắng một lãnh đạo ngoại quốc không phải là quốc trưởng hay chủ tịch nước hoặc không phải là người cầm đầu chính phủ. Nhưng một biệt lệ được ban cho nhà lãnh đạo Việt Nam vì Hà Nội ngày càng trở nên quan trong cho lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ ở Á Châu, và cũng vì ông Trọng có thể nắm và xử dụng quyền hành nhiều như chủ tịch nước hay thủ tướng trong cấu trúc lãnh đạo mù mờ của Hà Nội.

Trong bài diễn văn đọc tại Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế (CSIS) ở Washington, ngày hôm sau 08-7-2015, ông Trọng đã lên tiếng kêu gọi một loạt những bước đi làm cho quan hệ song phương tiến hơn nữa và ông sẽ tìm những sáng kiến tương ứng đáp trả. Như tác giả đã ghi chú trong một bản ghi chép hồi đầu năm, quan hệ của Mỹ với Việt Nam tiến triển tốt đẹp khiến Việt Nam đang trở thành đối tác chiến lược gần gũi nhất của Mỹ ở Đông Nam Á, cao hơn cả quan hệ của Mỹ với Singapore. Không khó để hình dung ra viễn ảnh, trong một thập niên nữa thôi, Hà Nội và Washington sẽ trở thành những đồng minh chiến lược

Bản thông cáo viễn quan chung được công bố sau chuyến thăm Tòa Bạch Ốc của ông Trọng cho thấy ngay đây là một tín hiệu về một tầm cao mới trong quan hệ Mỹ-Việt. Mặc dù Thái Lan là một đồng minh chiến lược của Mỹ, nhưng tình hình tại xứ Chùa Vàng biến động trên một thập niên nay đã làm cho Thái không ổn định, thường làm cho đối tác (Mỹ) bối rối và mất tin tưởng. Một đồng minh khác ở Đông Nam Á của Mỹ là Philippines, một quốc gia dân chủ có hạng và có quan hệ mật thiết về kinh tế và văn hóa với Hoa Kỳ, nhưng lực lượng chính qui của quốc gia này chỉ bằng nửa quân đội Việt Nam. Ngoài ra tình hình nội tại ở Phi vẫn còn có những cuộc nổi dậy dây dưa chưa dứt hẳn.

Đồng thời, Việt Nam không chỉ có một lực lượng võ trang sẵn sàng chiến đấu, trên 400,000 quân, mà hải quân đang được tăng cường vũ khí tinh vi hiện đại. Hà Nội cũng đang âm thầm từ bỏ chiến lược cân bằng quan hệ giữa Trung quốc, Hoa Kỳ và các thế lực khác trong vùng mà đảng CSVN đã theo đuổi từ thập niên 1990. Cuộc đối đầu tại Biển Nam Hải (tức là Biển Đông theo cái nhìn từ Việt Nam) hồi Tháng 5 và 6 năm 2014 giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã khiến cho Việt Nam nhanh chóng thay đổi chiến lược. Như bình luận gia Alexander Vuving lưu ý: “Sau biến cố (giàn khoan Hải Dương 981 đặt ở thêm lục địa Việt Nam ở Biển Nam Hải), một số thành viên Quốc Hội Việt Nam đã gọi Trung quốc là một kẻ xâm lược và là kẻ thù, phá vỡ cái tình hình khó ăn khó nói (với người bạn láng giếng 16 chữ vàng và 4 chữ tốt) kéo dài trên hai thập niên kể từ khi quan hệ Trung Việt được tái bình thường vào năm 1991”.

Trong thập niên tới, tình hình có thể là Việt Nam sẽ chính thức bỏ chính sách quốc phòng “ba không” – không liên minh quân sự, không có căn cứ quân sự ngoại quốc trên lãnh thổ Việt Nam và phòng thủ Việt Nam không dựa vào sức mạnh bên ngoài - là chiến lược được Hà Nội củng cố trong nhiều thập niên. Giới lãnh đạo CSVN ngày càng trở nên lo lắng về thế lực trong vùng của Trung quốc ngày càng lớn mạnh nên họ đã thành lập những đối tác chiến lược, trong 5 năm qua, với Philiippines, Singapore, và Nhật cùng với các nước khác. (Đối tác Mỹ-Việt được chính thức gọi là đối tác toàn diện.) Hợp tác với Philippines, nước này cùng với Việt Nam là hai quốc gia tuyên bố chủ quyền biển đảo kiên quyết nhất ở Biển Đông, có vẻ đã làm cho Bắc Kinh nổi giận đùng đùng, trong một cách nào đó, cơn giận của Bắc Kinh còn nặng hơn với quan hệ Việt Nam và Mỹ.

Đến khi Tổng Thống Obama hết nhiệm kỳ hai, quan hệ Mỹ-Việt sẽ trở nên mạnh mẽ hơn về một số mặt nào đó. Việt Nam rất muốn tham gia hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP, mặt dù là nước nghèo nhất và, trong nhiều mặt, là nền kinh tế khép kín nhất tham dự vào TPP, đã gửi một tín hiệu quan trọng cho biết Hà Nội cam kết cải cách kinh tế. Mặc dù Việt Nam đã trở thành một nơi đầu tư quan trọng cho các công ty Mỹ, được gia nhập TPP sẽ mang đến cho Việt Nam một làn sóng đầu tư mới của Mỹ và của các hãng xường Nhật, chưa kể còn của nhiều quốc gia khác.

Ngoài ra, việc Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam, đã được cho phép năm ngoái, rồi cũng sẽ được mở rộng. Mặc dù tình hình nhân quyền ở Việt Nam chưa được cải thiện trong 5 năm qua – Freedom House lưu ý rằng “trong năm 2014, Việt Nam tiếp tục đàn áp tự do phát biểu trên mạng online, trên sách báo và tại các cuộc biểu tình công khai” – việc Quốc Hội Mỹ chống lại việc võ trang cho Việt Nam cũng yếu dần. 

Tuy vậy, cũng có một nhóm dân biểu Hạ Viện Mỹ viết thư cho Tổng thống bày tỏ mối quan tấm về nhân quyền trước khi ông Trọng đặt chân đến Mỹ. Hôm trước ngày ông Trọng đến Tòa Bạch Ốc, Human Rights Watch đã kêu gọi Hoa Kỳ và các quốc gia khác phải “áp lực chính phủ Việt Nam chấm dứt những chính sách lạm quyền và áp dụng một cách lộng hành”, và dùng các phương tiện phát biển ý kiến và các hình thức diễn đàn khác để nhắc nhở Quốc Hội và các nhà lãnh đạo có ý kiến khác về hồ sơ đàn áp thô bạo nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng vận động hành lang quốc hội tỏ ra không có hiệu quả là bao. Cụ thể là các viên chức chính phủ Obama đã nói với các phóng viên rằng “Việt Nam không có hứa hẹn gì thả tù nhân hay thay đổi luật tự do ngôn luận để trao đổi được gặp Obama”, theo tờ Washington Post cho biết như vậy.

Cách đây 10 năm, những quan tâm về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam có thể làm cho Quốc Hội Mỹ lên án mạnh và đã cố ngăn chặn một lời mời Tổng bí thư Đảng CSVN đến Washington. Nhưng với đảng Cộng Hòa kiểm soát Thượng Viện lúc này, và nhất là Thượng Nghị sĩ John McCain, đương kim chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ, một nhân vật có ảnh hưởng nhất ở Quốc Hội chủ trương võ trang cho Hà Nội và xây dựng quan hệ thắt chặt hơn với Việt Nam, là người nắm trong tay sức mạnh đáng kể.

Ông Obama cũng chắc chắn sẽ thăm Việt Nam vào mùa thu này. Chủ nhân Nhà Trắng nói với ông Trọng rằng ông ta sẽ sớm đến thăm Việt Nam, nhưng đến Hà Nội chỉ xảy ra trong chuyến công du Á Châu đã được sắp xếp xong lịch trình. Chuyến công du của tổng thống sẽ làm nổi bật sự gần gũi giữa Hà Nội và Washington, đem đến một mức độ ủng hộ cho tầng lớp lãnh đạo thân Mỹ trong đảng cầm quyền ở Việt Nam, và rất có thể tạo nên một sân khấu cho vị tổng thống Mỹ kế nhiệm cứu xét vị thế một liên minh hiệp ước với Việt Nam (giống như với Nhật và Philippines hiện nay).

Joshua Kurlantzick
Khải Huyền, cộng tác viên Dân Luận, chuyển ngữ
Theo CFR
Joshua Kurlantzick là chuyên gia cộng tác viên tạp chí Hội Đồng Đối Ngoại (Council of Foreign Relationships) đặc trách vùng Đông Nam Á. Bài đăng trên Asian Unbound số ra ngày 08-07-2015.
(Dân Luận)
https://www.danluan.org/tin-tuc/20150712/joshua-kurlantzick-viet-nam-ngay-cang-tro-nen-quan-trong-cho-loi-ich-chien-luoc-cua

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét