Nếu Phụ nữ thống trị thế giới, Chiến tranh có chấm dứt không?
Thay thế đàn ông bằng các bà mẹ để lên nắm quyền và đem lại hoà binh cho thế giới là một bài thuốc quá đơn giản. Nhưng liều thuốc đơn giản quá chưa chắc chữa được bệnh.
Yamaguchi bị điếc một bên tai và phỏng nặng khắp mình mẩy, nhưng sống sót và được chuyên chở về Nagasaki, nơi mà quả bom nguyên tử thứ nhì được ném xuống chỉ ba ngày sau đó. Đáng lẽ ra, người đàn ông Nhật xấu số này đã không phải gánh chịu tai họa thêm một lần nữa, vì máy may Mỹ thoạt tiên định ném bom xuống thành phố Kokura, nhưng sau đó phải đổi mục tiêu do thời tiết xấu.
Chúng ta cũng có thể xem Yamaguchi như là người may mắn nhất thế gian vì ông đã sống sót qua hai vụ ném bom nguyên tử, sống thêm 65 năm nữa, và mất vào lúc 93 tuổi. Trước khi mất, ông đã để lại lời nhắn nhủ với hậu thế, về phương thức tránh thảm họa nguyên tử: "Chỉ có đàn bà mới được quyền lãnh đạo các quốc gia có vũ khí nguyên tử, và đó phải là những bà mẹ còn đang cho con bú." (2)
Nếu đàn bà lãnh đạo tất cả các quốc gia, thế giới có hết chiến tranh không? Tôi không biết câu trả lời, và lịch sử cũng không dạy được cho chúng ta một bài học rõ ràng về chuyện ấy - chưa bao giờ có chuyện phụ nữ lên cầm quyền tại tất cả, hay thậm chí đa số, các nước trên thế giới.
Chúng ta đã từng gặp những bà Võ Tắc Thiên, Từ Hi Thái Hậu, nữ vương Isabella đệ Nhất của Tây Ban Nha, Mary Đệ Nhất Và Elizabeth Đệ Nhất của Anh Quốc, Elizabeth Báthory của Hung Ga Ri, Ranavalona Đệ Nhất của Madagascar, Catherine the Great của Nga, Margaret Thatcher vv. Những người đàn bà ấy làm giảm giá trị của câu nói dỡn cợt "Nếu đàn bà cai trị thế giới, sẽ không có chiến tranh. Chỉ có những quốc gia giận lẫy và không nói chuyện với nhau thôi".
Bà Margaret Thatcher không thuộc về cái danh sách bao gồm những người như nữ vương "Mary Khát Máu" ở trên, nhưng tôi đề cập đến tên bà chẳng qua vì đấy là nữ thủ tướng của một cường quốc nguyên tử. George Shultz, cựu Bộ trưởng Ngoại giao dưới thời tổng thống Reagan, kể lại chuyện ông đã bị bà Thatcher triệu tập đến sứ quán Anh (khi bà đến Washington, D.C.) để mắng vốn chỉ vì ông đã ủng hộ việc Ronald Reagan đề nghị với Michael Gorbachov là nên phá hủy tất cả vũ khí nguyên tử. Tuy vậy, tất cả những thí dụ nói trên không phải là bằng chứng "toa thuốc" của ông Yamaguchi không hiệu nghiệm, vì ta biết là chiến tranh trên thế giới, cũng như bạo động và tội phạm trong xã hội, chủ yếu do đàn ông gây ra.
Người ta cũng biết là trong thiên nhiên có hai giống khỉ lớn gần loài người nhất trên bậc thang tiến hóa, đấy là con chimpanzee và con bonobo. Trong xã hội chimpanzee, với "chế độ phụ hệ", không thiếu những hành vi bạo động, đi lùng kiếm, săn giết và sát hại đồng loại khác. Ngược lại, giống bonobo, theo "chế độ mẫu hệ", là loài khỉ lớn hiền hòa hơn, và thường làm lành với nhau để tránh xung đột hay bạo động.
Tuy vậy, có thể ông Yamaguchi đã bỏ xót một điều: những người đàn bà lên nắm quyền không phải là người đàn bà hay bà mẹ cho con bú mà ta gặp thường ngày. Họ thường là những người có tham vọng, tham quyền lực, và tìm cách duy trì, bảo vệ uy tín và quyền lợi cá nhân cũng như quyền lợi quốc gia của họ, cũng như những người đàn ông lãnh đạo khác mà thôi. Quyền lực dễ dẫn đến bạo động, không phân biệt giới tính, chủng tộc, hay tôn giáo.
Không chứng minh được điều ấy, tôi dùng minh họa sau đây, một thí dụ trong thiên nhiên, để kết thúc bài viết:
Linh cẩu đốm, còn gọi là chồn cười, là loài linh cẩu lớn nhất ở châu Phi, chúng có thể tụm lại để đánh đuổi sư tử. Con cái cầm đầu các nhóm linh cẩu, lớn hơn con đực, không có âm hộ (3), nhưng lại có âm vật dài 7 inches, trông tựa như dương vật. Đây là trường hợp của một "xã hội" thú sống trong một môi trường đầy trắc trở, sát hại và cạnh tranh, không giống như cái xã hội hiền hòa của loài khỉ ăn cây cỏ bonobo. Con linh cẩu cái mà là "bà hiền mẫu" thì có lẽ giống này đã bị tuyệt chủng từ lâu, hoặc là con đực phải lãnh đạo nhóm.
Tóm lại, đàn ông hay đàn bà lên lãnh đạo cũng không mang đến hòa bình cho nhân loại. Chỉ khi nào các xã hội trên thế giới trở thành phồn thịnh và văn minh đồng đều như nhau, thì vua chúa, tổng thống, thủ tướng, giáo chủ nắm quyền lực, và các nữ hoàng sẽ giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
(1) Người điều khiển chương trình QI Show của BBC đã gọi ông Yamaguchi như vậy.
(2) Theo Steven Pinker, "The Better Angel Of Our Nature: Why Violence Has Declined" (2011), Ch. 10.
(3) Các bà mẹ bị đau khi sanh nở hãy nghĩ đến điều này: có những cơn đau đẻ còn ghê gớm hơn thế nữa, chẳng hạn như việc rặn đẩy thai nhi để nó lọt qua một cái bộ phận trông giống như dương vật. Quyền lực bằng mọi giá, và cái giá phải trả để có quyền lực!
https://www.danluan.org/tin-tuc/20150709/neu-phu-nu-thong-tri-the-gioi-chien-tranh-co-cham-dut-khong#sthash.LYQHRLQQ.dpuf
Chúng ta cũng có thể xem Yamaguchi như là người may mắn nhất thế gian vì ông đã sống sót qua hai vụ ném bom nguyên tử, sống thêm 65 năm nữa, và mất vào lúc 93 tuổi. Trước khi mất, ông đã để lại lời nhắn nhủ với hậu thế, về phương thức tránh thảm họa nguyên tử: "Chỉ có đàn bà mới được quyền lãnh đạo các quốc gia có vũ khí nguyên tử, và đó phải là những bà mẹ còn đang cho con bú." (2)
Nếu đàn bà lãnh đạo tất cả các quốc gia, thế giới có hết chiến tranh không? Tôi không biết câu trả lời, và lịch sử cũng không dạy được cho chúng ta một bài học rõ ràng về chuyện ấy - chưa bao giờ có chuyện phụ nữ lên cầm quyền tại tất cả, hay thậm chí đa số, các nước trên thế giới.
Chúng ta đã từng gặp những bà Võ Tắc Thiên, Từ Hi Thái Hậu, nữ vương Isabella đệ Nhất của Tây Ban Nha, Mary Đệ Nhất Và Elizabeth Đệ Nhất của Anh Quốc, Elizabeth Báthory của Hung Ga Ri, Ranavalona Đệ Nhất của Madagascar, Catherine the Great của Nga, Margaret Thatcher vv. Những người đàn bà ấy làm giảm giá trị của câu nói dỡn cợt "Nếu đàn bà cai trị thế giới, sẽ không có chiến tranh. Chỉ có những quốc gia giận lẫy và không nói chuyện với nhau thôi".
Bà Margaret Thatcher không thuộc về cái danh sách bao gồm những người như nữ vương "Mary Khát Máu" ở trên, nhưng tôi đề cập đến tên bà chẳng qua vì đấy là nữ thủ tướng của một cường quốc nguyên tử. George Shultz, cựu Bộ trưởng Ngoại giao dưới thời tổng thống Reagan, kể lại chuyện ông đã bị bà Thatcher triệu tập đến sứ quán Anh (khi bà đến Washington, D.C.) để mắng vốn chỉ vì ông đã ủng hộ việc Ronald Reagan đề nghị với Michael Gorbachov là nên phá hủy tất cả vũ khí nguyên tử. Tuy vậy, tất cả những thí dụ nói trên không phải là bằng chứng "toa thuốc" của ông Yamaguchi không hiệu nghiệm, vì ta biết là chiến tranh trên thế giới, cũng như bạo động và tội phạm trong xã hội, chủ yếu do đàn ông gây ra.
Người ta cũng biết là trong thiên nhiên có hai giống khỉ lớn gần loài người nhất trên bậc thang tiến hóa, đấy là con chimpanzee và con bonobo. Trong xã hội chimpanzee, với "chế độ phụ hệ", không thiếu những hành vi bạo động, đi lùng kiếm, săn giết và sát hại đồng loại khác. Ngược lại, giống bonobo, theo "chế độ mẫu hệ", là loài khỉ lớn hiền hòa hơn, và thường làm lành với nhau để tránh xung đột hay bạo động.
Tuy vậy, có thể ông Yamaguchi đã bỏ xót một điều: những người đàn bà lên nắm quyền không phải là người đàn bà hay bà mẹ cho con bú mà ta gặp thường ngày. Họ thường là những người có tham vọng, tham quyền lực, và tìm cách duy trì, bảo vệ uy tín và quyền lợi cá nhân cũng như quyền lợi quốc gia của họ, cũng như những người đàn ông lãnh đạo khác mà thôi. Quyền lực dễ dẫn đến bạo động, không phân biệt giới tính, chủng tộc, hay tôn giáo.
Không chứng minh được điều ấy, tôi dùng minh họa sau đây, một thí dụ trong thiên nhiên, để kết thúc bài viết:
Linh cẩu đốm, còn gọi là chồn cười, là loài linh cẩu lớn nhất ở châu Phi, chúng có thể tụm lại để đánh đuổi sư tử. Con cái cầm đầu các nhóm linh cẩu, lớn hơn con đực, không có âm hộ (3), nhưng lại có âm vật dài 7 inches, trông tựa như dương vật. Đây là trường hợp của một "xã hội" thú sống trong một môi trường đầy trắc trở, sát hại và cạnh tranh, không giống như cái xã hội hiền hòa của loài khỉ ăn cây cỏ bonobo. Con linh cẩu cái mà là "bà hiền mẫu" thì có lẽ giống này đã bị tuyệt chủng từ lâu, hoặc là con đực phải lãnh đạo nhóm.
Tóm lại, đàn ông hay đàn bà lên lãnh đạo cũng không mang đến hòa bình cho nhân loại. Chỉ khi nào các xã hội trên thế giới trở thành phồn thịnh và văn minh đồng đều như nhau, thì vua chúa, tổng thống, thủ tướng, giáo chủ nắm quyền lực, và các nữ hoàng sẽ giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
(1) Người điều khiển chương trình QI Show của BBC đã gọi ông Yamaguchi như vậy.
(2) Theo Steven Pinker, "The Better Angel Of Our Nature: Why Violence Has Declined" (2011), Ch. 10.
(3) Các bà mẹ bị đau khi sanh nở hãy nghĩ đến điều này: có những cơn đau đẻ còn ghê gớm hơn thế nữa, chẳng hạn như việc rặn đẩy thai nhi để nó lọt qua một cái bộ phận trông giống như dương vật. Quyền lực bằng mọi giá, và cái giá phải trả để có quyền lực!
https://www.danluan.org/tin-tuc/20150709/neu-phu-nu-thong-tri-the-gioi-chien-tranh-co-cham-dut-khong#sthash.LYQHRLQQ.dpuf
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét