Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Thủ tướng “gặp kiều bào”: Bỏ đi cho đỡ tốn kém!

Không ngờ là bác Giang lại ngây thơ như đã viết trong bài này. Chẳng nhẽ bác chưa từng gặp gỡ các quan chức trong "hệ thống chính trị" của Việt Nam thời đại xã hội chủ nghĩa ?
Chương trình Thủ tướng “gặp gỡ kiều bào”: Nên bỏ đi cho đỡ tốn kém!
Giang Lê 23-03-2015  điều tổi rất chắc chắn là nếu được mời đi dự một cuộc gặp mặt (Thủ tướng) dạng này trong tương lai, tôi (và có lẽ một số người khác) sẽ khó có thể nhận lời một lần nữa. Nếu các cuộc “gặp gỡ kiều bào” đều đại loại như thế này, tôi chân thành khuyên BNG bỏ đi cho đỡ tốn kém.

Toàn cảnh buổi gặp mặt. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tuần rồi mặc dù rất bận vì phải chuẩn bị cho mấy cuộc họp quan trọng tôi đã thu xếp công việc để đi dự buổi gặp mặt với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm Úc của ông ngày 17/3. Thú thực lúc đầu tôi khá lưỡng lự vì phải mất một ngày bay đi Sydney nhưng rồi nghĩ mình có một câu hỏi rất “thời sự” mà nếu hỏi trực tiếp được thủ tướng Dũng thì cũng đáng công sức. Câu hỏi đó, mà tôi nghĩ nhiều bạn nếu có cơ hội cũng sẽ hỏi, là quan điểm của VN thế nào khi Mỹ yêu cầu ngừng không cho Nga sử dụng Cam Ranh để tiếp tế nhiên liệu cho máy bay hoạt động trong khu vực Thái Bình Dương nữa.

Tôi phải bay từ sáng sớm vì giờ Brisbane hiện đang chậm hơn Sydney một tiếng. Đến Tổng Lãnh sự VN tại Sydney đúng 11AM như được yêu cầu, nhưng hoá ra lịch trình đã được đổi lại thành 12:30, đành đi lang thang mấy phố nhà giầu khu Double Bay gần TLS để giết thời gian. Tình cờ nhìn thấy 2 cái cây ngay trên đường New South Head cách TLS chỉ vài trăm mét trông rất xấu và có vẻ mục ruỗng sắp đổ ra đường. Nhưng chúng được rào chắn và chống rất cẩn thận choáng gần hết vỉa hè, trên hàng rào có biển ghi một dòng chữ rất to: “Tree Protection Zone”. Chợt nghĩ mấy cái cây này số may vì nếu ở HN chắc đã bị chặt phéng đi rồi.

Đến 12:30 quay lại TLS thấy các bạn sinh viên lục tục kéo đến, cũng có một số “kiều bào” nhưng chưa đến 1/10 số người tham dự. Tôi may mắn nhập hội với một nhóm giáo sư của các trường đại học. Tất cả số “đại biểu” này được 2 chiếc xe bus lớn chở đến Parliament House trong CBD của Sydney, nơi mà thủ tướng và đoàn quan khách/doanh nhân VN đã đến từ sáng và đã được một nhóm “kiều bào” khác chào đón bằng một cuộc biểu tình khá rầm rộ. Rất tiếc khi chúng tôi đến nơi đoàn biểu tình kia đã giải tán nên không kịp chụp vài tấm ảnh, có lẽ cuộc biểu tình đã hết thời gian đăng ký với cảnh sát Sydney.

Sau khi qua cửa kiểm tra security chúng tôi được đưa vào ngồi trong một phòng họp (ảnh bên dưới) và phải đợi thêm gần một tiếng nữa. Hoá ra thủ tướng và đoàn doanh nghiệp vẫn còn đang toạ đàm với Austrade và các doanh nghiệp Úc ở phòng họp bên cạnh và cuộc họp đó bị trễ. Nghe ké các câu hỏi và trả lời thấy bạn phiên dịch, chắc của BNG, dịch rất tốt. Ngồi đợi khá sốt ruột nhưng nghĩ thông cảm cho phái đoàn, họ cũng phải họp hành vất vả bên kia và chắc cũng chẳng có thời gian ăn trưa. Các cán bộ ngoại giao và giới phóng viên báo chí/truyền hình cũng vất vả không kém, chạy ngược chạy xuôi lo tổ chức.

Cuối cùng cuộc họp phòng bên cạnh cũng kết thúc, một cán bộ ngoại giao lên thông báo thủ tướng sắp vào và đề nghị mọi người đừng lên vỗ tay chào mừng theo nghi thức lễ tân. Có một vài tiếng xì xào về lời đề nghị này, một anh giáo sư ngồi cạnh tôi tỏ vẻ không hài lòng nói “Điều này không phải thông lệ ở đây”. Nhưng nhập gia tuỳ tục nên tất cả mọi người vẫn đứng lên vỗ tay khi thủ tướng bước vào. Một điều rất đáng tiếc, thậm chí rất kém ngoại giao, là dù ông và phái đoàn phải đi từ cuối phòng họp lên bàn chủ toạ, không ai dừng lại bắt tay những người đã phải đợi ông hàng tiếng. Chỉ đến khi lên đến bàn chủ toạ ông mới đứng lên cười thật tươi và vẫy tay chào mọi người rất ra dáng một “nguyên thủ”.

Lần lượt ngài đại sứ, đại diện kiều bào (một bác sĩ ở Sydney), đại diện giới trí thức (một giáo sư đại học Queensland), và một du học sinh lên phát biểu. Sau đó thủ tướng Dũng đứng lên đáp từ khoảng 20′. Có lẽ vì cái lẵng hoa với phong cách rất VN to đùng trước mặt nên ngài thủ tướng phải đứng phát biểu để mọi người nhìn thấy mặt, không như hầu hết các buổi hội nghị ở đây những người chủ trì đều ngồi phát biểu. Nội dung cũng chẳng có gì đáng nói, vẫn những câu thông dụng kiểu như “khúc ruột ngàn dặm” hay “cầu nối văn hoá”…, và tất nhiên không thể thiếu nhắc đến số kiều hối mà đồng bào gửi về. Khi thủ tướng nhắc đến tiền, bệnh nghề nghiệp nổi lên làm tôi nhẩm tính trong căn phòng có hơn 90% lưu học sinh thế này, chắc chắn tiền “kiều hối” của các “đại biểu” sẽ là net outflow khỏi VN, thủ tướng khen không đúng chỗ. Đúng ra lời khen hay cám ơn này phải dành cho những “kiều bào” chính hiệu đứng biểu tình bên ngoài lúc sáng.

Các bài phát biểu, đặc biệt bài của thủ tướng, cứ dầm dề làm tôi rất sốt ruột vì sợ chẳng còn thời gian cho phần Q&A, là phần mình mong đợi. Và đúng như vậy, khi thủ tướng vừa phảt biểu xong ngài đại sứ đứng lên tuyên bố buổi “gặp gỡ kiều bào” kết thúc vì đã hết thời gian, ai có câu hỏi gì thì gửi email cho thủ tướng, tất nhiên thông qua sứ quán hoặc website của chính phủ. Ngài thủ tướng lại đứng lên cười rất tươi vẫy tay chào “kiều bào” bên dưới rồi nhanh chóng đi ra khỏi phòng không hề bắt tay ai, nhanh đến mức phu nhân của ngài tụt lại đằng sau một mình. Khỏi phải nói nhiều ngừoi đã thất vọng, một anh giáo sư khác (từ Melbourne) thốt lên: “Mình đi cả ngày đến đây chỉ vỗ tay mấy lần rồi về thế này thôi à?”.

Vẫn biết các lãnh đạo VN khi đi công cán nước ngoài luôn có “tiết mục” gặp gỡ kiều bào/du học sinh như thế này, nhưng hình thức buổi gặp mặt vừa rồi rất kém hiệu quả. Chưa kể thời gian/tiền bạc của hơn trăm người bỏ ra đến gặp thủ tướng, công sức và chi phí tổ chức của đại sứ quán chắc không nhỏ. Thời gian đáng ra đoàn thủ tướng có thể gặp gỡ đàm phán thêm với phía Úc bị san sẻ một cách lãng phí cho một sự kiện PR mà có lẽ có hiệu quả tiêu cực, ít nhất với cá nhân tôi và một số trí thức tôi tiếp xúc.

Cuối bài phát biểu thủ tướng có nói một câu đại ý là nhờ những ai có mặt trong buổi gặp gỡ này nói lại với những kiều bào (biểu tình bên ngoài) là chính phủ VN luôn cởi mở và chào đón đồng bào quay về. Tôi không dám chắc cái vế “chào đón”, còn “cởi mở” thì ấn tượng của thủ tướng trong buổi gặp mặt làm tôi rất nghi ngờ. Nhưng điều tổi rất chắc chắn là nếu được mời đi dự một cuộc gặp mặt dạng này trong tương lai, tôi (và có lẽ một số người khác) sẽ khó có thể nhận lời một lần nữa. Nếu các cuộc “gặp gỡ kiều bào” đều đại loại như thế này, tôi chân thành khuyên BNG bỏ đi cho đỡ tốn kém.

https://plus.google.com/+GiangLe_KinhTeTaiChinh/posts/7uFkakAhvCL
____

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp gỡ kiều bào tại Sydney

Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc
17-03-2015
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn đồng bào ta tại Sydney nói riêng và tại Australia nói chung phát huy vai trò cầu nối, góp phần xây dựng tình hữu nghị Việt Nam - Australia ngày càng phát triển. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn đồng bào ta tại Sydney nói riêng và tại Australia nói chung phát huy vai trò cầu nối, góp phần xây dựng tình hữu nghị Việt Nam – Australia ngày càng phát triển. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(Chinhphu.vn) – Nhân chuyến thăm chính thức Australia, chiều 17/3 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp gỡ thân mật với bà con kiều bào và các sinh viên Việt Nam đang theo học tại Sydney.
Nhân dịp đầu Xuân 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi những lời thăm hỏi thân thiết, lời chúc tốt đẹp nhất tới bà con kiều bào tại Sydney nói riêng và tại Australia nói chung.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, quan hệ hữu nghị Việt Nam – Australia đang phát triển ngày càng hiệu quả, thực chất trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện năm 2009.
Theo đó, hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các cấp. Hiện Australia là một trong những bạn hàng, nhà đầu tư lớn của Việt Nam. Quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học-công nghệ,… thời gian qua cũng đạt được những kết quả hết sức tích cực.
Thủ tướng cho biết, chuyến thăm chính thức Australia của Đoàn Việt Nam lần này nhằm tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Australia, qua đó mang lại lợi ích thiết thực cho sự phát triển chung của cả 2 nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng khi thấy cộng đồng người Việt tại Australia có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt và có những đóng góp tích cực vào xã hội sở tại, giữ gìn bản sắc dân tộc và ngày càng hướng về quê hương đất nước; luôn chung vai sát cánh cùng đồng bào trong nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn, đồng bào ta tại Sydney nói riêng và tại Australia nói chung tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, chung tay xây dựng cộng đồng đoàn kết, vững mạnh, đóng góp tích cực cho đất nước sở tại, đồng thời luôn giữ gìn bản sắc dân tộc, gắn bó với quê hương đất nước Việt Nam; phát huy vai trò cầu nối, góp phần xây dựng tình hữu nghị Việt Nam – Australia ngày càng phát triển.
13 commentaires
Minh Lê
22 mars 2015
+
5
6
5
 
 
Đúng là được mở mang tầm mắt! Không thể ngờ được người ta có thể quan liêu đến thế giữa thế kỷ 21.
Traduire
Vu Quang Thai
22 mars 2015
 
 
Ai cũng biết chỉ mình bác không biết thôi-Thích nhất đoạn "Nhưng điều tổi rất chắc chắn là nếu được mời đi dự một cuộc gặp mặt dạng này trong tương lai, tôi (và có lẽ một số người khác) sẽ khó có thể nhận lời một lần nữa. Nếu các cuộc "gặp gỡ kiều bào" đều đại loại như thế này, tôi chân thành khuyên BNG bỏ đi cho đỡ tốn kém."
Traduire
Kevin Truong
22 mars 2015
+
1
2
1
 
 
Không biết các bác ở đây cố tình hay vô tình không hiểu là những cuộc gặp mặt như thế này, họ chỉ tiến hành cho có lệ để có vài tấm hình, đăng vài tiêu đề đại ý là có gặp gỡ kiều bào hải ngoại. Chứ vừa họp nhức đầu với mấy ông nước ngoài xong, giờ lại gặp mấy câu hỏi khó từ "mấy khúc ruột"  thì làm sao trả lời nổi. Haizz
Traduire
pham khanh Duong
22 mars 2015
+
1
2
1
 
 
Đọc xong thấy tội nghiệp bác Giang quá! Vừa mất thời gian, mất nhiều thứ, lại thêm thất vọng nữa. Buồn, buồn,...
Traduire
Tony Tan
hier à 08:07
 
 
once bitten, twice shy. 
Bang Tran cong
hier à 09:15
 
 
đọc những lời bạn viết tôi thấy buồn và càng buồn hơn khi chúng ta cùng chung tổ quốc lại có điều gì đó chưa hiểu nhau, chưa cảm thông cho nhau. Viết lên điều này bạn sẽ nhận được điều gì? Riêng tôi cảm nhận bạn đã xa quê hương mình nhiều quá rồi..........!
Traduire
Vu Minh Duc
hier à 11:52
 
 
Thật là phí công bay từ Brisbane và đợi chờ của anh Giang...
Traduire
Khai Le
hier à 12:32
 
 
Thủ tướng Dũng đã rút được kinh nghiêm Q&A từ trước. Ông làm vậy để avoid answering any question of the audiences. 
Traduire
Khoa Phoenix
hier à 15:07
 
 
Somewhat expected :) PM không có gì để nói với những người "ít liên quan".
Traduire
Traduire
Yao Hui
hier à 19:04
+
1
2
1
 
 
Và câu hỏi của bác cuối cùng vẫn là câu hỏi không có đáp án,.....
Traduire
Tới Thái Bá
09:41
 
 
kinh nghiệm đầy mình rồi anh giang ơi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét