'VN không tham gia trò chơi quyền lực nào của nước lớn'
Chúng ta phải giữ cho được độc lập tự chủ, không tham gia bất kỳ trò chơi quyền lực nào, không dựa vào một bên để chống lại bên kia nhưng cũng không có nghĩa là co thủ... - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nói. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn của VOV nhân chuyến công tác tại Washington của đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: VOV |
Xây dựng lòng tin
Xin Thứ trưởng cho biết, hiện nay đâu là trọng tâm của quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ?
Quan hệ quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ là mối quan hệ rất đặc biệt, quan hệ giữa hai quốc gia đã từng có cuộc chiến tranh kéo dài, quân đội hai nước ở hai bên chiến tuyến và cũng đã phân biệt kẻ thắng, người thua.
Một thời gian dài sau chiến tranh, hai nước đã bình thường hóa quan hệ, trong đó quan hệ quốc phòng có một vai trò đặc biệt. Điểm quan trọng nhất trong quan hệ quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ là xây dựng lòng tin. Lòng tin rằng Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ không còn là kẻ thù của nhau, sẽ không dùng vũ lực đối với nhau, không đem vũ khí để đối đầu nhau mà cần hợp tác để giữ gìn hòa bình, để cùng phát triển và đóng góp cho hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới. Đó là điểm quan trọng nhất mà hợp tác quốc phòng có thể đem lại.
Để làm được điều đó, hai bên cần hợp tác trên rất nhiều lĩnh vực, thực hiện nhiều việc trong một thời gian dài và với một nhịp độ vừa phải, làm hài lòng cho cả hai bên, phù hợp với sự phát triển của tình hình hiện nay nhưng cũng phải phù hợp với đặc thù lịch sử trong quan hệ giữa hai nước.
Vì vậy, điều quan trọng đầu tiên là hai bên tìm kiếm những tương đồng trong quan điểm về an ninh khu vực, đảm bảo hòa bình ổn định bền vững cho Việt Nam cũng như đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ có trách nhiệm đối với sự hòa bình, ổn định ấy.
Đó là một mục tiêu hết sức quan trọng trong quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thứ hai, cuộc chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả của nó còn kéo dài nên việc hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ khắc phục hậu quả của quá khứ mà còn mở cửa cho tương lai, một tương lai không còn chiến tranh, không còn hận thù, một tương lai hợp tác với nhau.
Hoa Kỳ cũng như cả thế giới đều thấy rằng hiếm có nước nào như Việt Nam đã hợp tác tốt với Hoa Kỳ như vậy trong khắc phục hậu quả chiến tranh. Đây có thể nói là một mẫu mực trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ cũng như trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh giữa các nước từng có chiến tranh với nhau.
Một điểm nữa cũng rất cần quan tâm trong hợp tác quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ là hợp tác đóng góp cho hoạt động gìn giữ hòa bình trên thế giới. Đây không chỉ đơn giản là hợp tác trong các hoạt động gìn giữ hòa bình mà bản chất của nó là hợp tác để cùng đem lại hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
Sau những lĩnh vực được đặc biệt quan tâm như vậy, hai bên cũng đang thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như đào tạo tiếng Anh, khoa học công nghệ, pháp lý tại Hoa Kỳ.
Ngoài ra, chúng ta cũng đang hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực an ninh biển, ví dụ như tăng cường năng lực cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển, đào tạo bồi dưỡng kiến thức về luật biển, kinh nghiệm bảo vệ thềm lục địa…
Nói rộng hơn thì năm 2011, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký biên bản hợp tác quốc phòng gồm 5 lĩnh vực thì cả 5 lĩnh vực này cho đến nay đều chứng tỏ được tác dụng và có những bước phát triển phù hợp với nhu cầu và năng lực của mỗi bên.
Sự hợp tác ấy đem lại lợi ích cho Việt Nam, cho Hoa Kỳ, không gây phương hại đến bất kỳ quốc gia nào, đóng góp một cách rất tích cực và được tất cả các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như trến thế giới thừa nhận mạnh mẽ.
Vậy hợp tác quốc phòng giữ vai trò như thế nào trong mối quan hệ tổng thể giữa Việt Nam và Hoa Kỳ?
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là mối quan hệ đối tác toàn diện, bao gồm cả chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng-an ninh… và vai trò của hợp tác quốc phòng trong bức tranh tổng thể ấy chính là xây dựng lòng tin.
Nếu không có lòng tin, nếu vẫn giữ tư tưởng thù địch, nếu nghĩ rằng chúng ta sẽ gặp bất trắc trong tương lai thì sẽ không thể có mối quan hệ bền vững và có lợi cho cả hai bên.
Hợp tác quốc phòng phải làm sao để nhà nước và nhân dân hai nước cũng như cả thế giới thấy rằng chúng ta có thể yên tâm hợp tác với Hoa Kỳ. Chúng ta cũng phải cho Hoa Kỳ thấy rằng khi hợp tác với Việt Nam thì hòa bình, ổn định, bình đẳng, tôn trọng chế độ chính trị của nhau là những điều kiện tiên quyết. Cho đến nay, Hoa Kỳ cũng đã thừa nhận tất cả các giá trị của Việt Nam và đây cũng chính là động lực phát triển của các mối quan hệ khác giữa hai nước.
Một thời gian dài sau chiến tranh, hai nước đã bình thường hóa quan hệ, trong đó quan hệ quốc phòng có một vai trò đặc biệt. Điểm quan trọng nhất trong quan hệ quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ là xây dựng lòng tin. Lòng tin rằng Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ không còn là kẻ thù của nhau, sẽ không dùng vũ lực đối với nhau, không đem vũ khí để đối đầu nhau mà cần hợp tác để giữ gìn hòa bình, để cùng phát triển và đóng góp cho hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới. Đó là điểm quan trọng nhất mà hợp tác quốc phòng có thể đem lại.
Để làm được điều đó, hai bên cần hợp tác trên rất nhiều lĩnh vực, thực hiện nhiều việc trong một thời gian dài và với một nhịp độ vừa phải, làm hài lòng cho cả hai bên, phù hợp với sự phát triển của tình hình hiện nay nhưng cũng phải phù hợp với đặc thù lịch sử trong quan hệ giữa hai nước.
Vì vậy, điều quan trọng đầu tiên là hai bên tìm kiếm những tương đồng trong quan điểm về an ninh khu vực, đảm bảo hòa bình ổn định bền vững cho Việt Nam cũng như đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ có trách nhiệm đối với sự hòa bình, ổn định ấy.
Đó là một mục tiêu hết sức quan trọng trong quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thứ hai, cuộc chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả của nó còn kéo dài nên việc hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ khắc phục hậu quả của quá khứ mà còn mở cửa cho tương lai, một tương lai không còn chiến tranh, không còn hận thù, một tương lai hợp tác với nhau.
Hoa Kỳ cũng như cả thế giới đều thấy rằng hiếm có nước nào như Việt Nam đã hợp tác tốt với Hoa Kỳ như vậy trong khắc phục hậu quả chiến tranh. Đây có thể nói là một mẫu mực trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ cũng như trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh giữa các nước từng có chiến tranh với nhau.
Một điểm nữa cũng rất cần quan tâm trong hợp tác quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ là hợp tác đóng góp cho hoạt động gìn giữ hòa bình trên thế giới. Đây không chỉ đơn giản là hợp tác trong các hoạt động gìn giữ hòa bình mà bản chất của nó là hợp tác để cùng đem lại hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
Sau những lĩnh vực được đặc biệt quan tâm như vậy, hai bên cũng đang thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như đào tạo tiếng Anh, khoa học công nghệ, pháp lý tại Hoa Kỳ.
Ngoài ra, chúng ta cũng đang hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực an ninh biển, ví dụ như tăng cường năng lực cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển, đào tạo bồi dưỡng kiến thức về luật biển, kinh nghiệm bảo vệ thềm lục địa…
Nói rộng hơn thì năm 2011, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký biên bản hợp tác quốc phòng gồm 5 lĩnh vực thì cả 5 lĩnh vực này cho đến nay đều chứng tỏ được tác dụng và có những bước phát triển phù hợp với nhu cầu và năng lực của mỗi bên.
Sự hợp tác ấy đem lại lợi ích cho Việt Nam, cho Hoa Kỳ, không gây phương hại đến bất kỳ quốc gia nào, đóng góp một cách rất tích cực và được tất cả các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như trến thế giới thừa nhận mạnh mẽ.
Vậy hợp tác quốc phòng giữ vai trò như thế nào trong mối quan hệ tổng thể giữa Việt Nam và Hoa Kỳ?
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là mối quan hệ đối tác toàn diện, bao gồm cả chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng-an ninh… và vai trò của hợp tác quốc phòng trong bức tranh tổng thể ấy chính là xây dựng lòng tin.
Nếu không có lòng tin, nếu vẫn giữ tư tưởng thù địch, nếu nghĩ rằng chúng ta sẽ gặp bất trắc trong tương lai thì sẽ không thể có mối quan hệ bền vững và có lợi cho cả hai bên.
Hợp tác quốc phòng phải làm sao để nhà nước và nhân dân hai nước cũng như cả thế giới thấy rằng chúng ta có thể yên tâm hợp tác với Hoa Kỳ. Chúng ta cũng phải cho Hoa Kỳ thấy rằng khi hợp tác với Việt Nam thì hòa bình, ổn định, bình đẳng, tôn trọng chế độ chính trị của nhau là những điều kiện tiên quyết. Cho đến nay, Hoa Kỳ cũng đã thừa nhận tất cả các giá trị của Việt Nam và đây cũng chính là động lực phát triển của các mối quan hệ khác giữa hai nước.
Hòa bình, ổn định cho Việt Nam
Khu vực châu Á-TBD hiện đang có nhiều diễn biến khá phức tạp, theo Thứ trưởng, hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cần phát triển theo phương hướng nào để Việt Nam vừa có thể giữ vững độc lập, chủ quyền, vừa đảm bảo mối quan hệ hài hòa với các nước khác?
Các quan chức quốc phòng Hoa Kỳ cũng vừa hỏi tôi đúng câu này. Tôi đã trả lời rằng trong quan hệ quốc phòng nói riêng cũng như quan hệ chiến lược nói chung trong bối cảnh khu vực châu Á-TBD đang có sự can dự của nhiều thế lực, đặc biệt là các nước lớn với nhiều yếu tố, sức mạnh khác nhau, chúng tôi chỉ yêu cầu hai điểm.
Các quan chức quốc phòng Hoa Kỳ cũng vừa hỏi tôi đúng câu này. Tôi đã trả lời rằng trong quan hệ quốc phòng nói riêng cũng như quan hệ chiến lược nói chung trong bối cảnh khu vực châu Á-TBD đang có sự can dự của nhiều thế lực, đặc biệt là các nước lớn với nhiều yếu tố, sức mạnh khác nhau, chúng tôi chỉ yêu cầu hai điểm.
Thứ nhất là hòa bình, ổn định cho Việt Nam. Thứ hai là chúng tôi sẽ không tham gia bất cứ trò chơi cạnh tranh quyền lực nào của các nước lớn. Chúng ta không đứng về bất kỳ bên nào để chống bên kia mà chúng ta chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình, đóng góp vào hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ.
Đó chính là đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của đất nước ta. Trên thực tế thì đây không phải là cái chúng ta nghĩ ra vào thời điểm này mà đó là quy luật, là chân lý, là bài học lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và cũng là quy luật phát triển của đất nước ta về sau này.
Chúng ta phải giữ cho được độc lập tự chủ, không tham gia bất kỳ trò chơi quyền lực nào, không dựa vào một bên để chống lại bên kia nhưng cũng không có nghĩa là chúng ta co thủ mà có nghĩa là chúng ta giữ được trách nhiệm của mình đối với hòa bình, ổn định của khu vực. Chúng ta không đồng tình với mọi sự can dự gây phương hại tới bất kỳ quốc gia nào, cho dù có ảnh hưởng tới chúng ta hay không, và sẽ phản đối bằng khả năng của chúng ta.
Do vậy việc giữ vững đường lối độc lập tự chủ sẽ đảm bảo cho chúng ta một nền hòa bình lâu dài, bền vững. Trừ khi nước ngoài đem quân xâm lược chúng ta thì chúng ta phải chiến đấu còn nếu chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc không bị xâm hại thì chúng ta giữ hòa hiếu với tất cả các nước khác.
Đó chính là đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của đất nước ta. Trên thực tế thì đây không phải là cái chúng ta nghĩ ra vào thời điểm này mà đó là quy luật, là chân lý, là bài học lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và cũng là quy luật phát triển của đất nước ta về sau này.
Chúng ta phải giữ cho được độc lập tự chủ, không tham gia bất kỳ trò chơi quyền lực nào, không dựa vào một bên để chống lại bên kia nhưng cũng không có nghĩa là chúng ta co thủ mà có nghĩa là chúng ta giữ được trách nhiệm của mình đối với hòa bình, ổn định của khu vực. Chúng ta không đồng tình với mọi sự can dự gây phương hại tới bất kỳ quốc gia nào, cho dù có ảnh hưởng tới chúng ta hay không, và sẽ phản đối bằng khả năng của chúng ta.
Do vậy việc giữ vững đường lối độc lập tự chủ sẽ đảm bảo cho chúng ta một nền hòa bình lâu dài, bền vững. Trừ khi nước ngoài đem quân xâm lược chúng ta thì chúng ta phải chiến đấu còn nếu chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc không bị xâm hại thì chúng ta giữ hòa hiếu với tất cả các nước khác.
Tìm kiếm liệt sỹ, khắc phục hậu quả dioxin
40 năm đã trôi qua nhưng cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn để lại nhiều hậu quả nặng nề, Thứ trưởng đánh giá thế nào về hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh giữa hai nước?
Từ trước khi bình thường hóa quan hệ, Việt Nam và Hoa Kỳ đã hợp tác tìm kiếm hài cốt người Hoa Kỳ mất tích. Cho đến hôm nay, hoạt động này vẫn là một trong những nội dung chủ yếu, quan trọng và rất điển hình trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.
Chúng ta đã làm cho Chính phủ và người dân Hoa Kỳ hiểu rằng Việt Nam thực sự là một đất nước nhân đạo. Chúng ta đã giúp Hoa Kỳ tìm kiếm hài cốt của quân nhân họ, những người đã mang chiến tranh tới Việt Nam, bằng tất cả những khả năng của chúng ta và rất hiệu quả. Đây là những nhận xét của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chứ không phải tự chúng ta nói ra.
Trong thời gian tới, chúng ta sẽ đẩy mạnh hoạt động này để không một gia đình, không một bà mẹ nào phải chờ để tìm được hài cốt của con mình. Bản thân chúng ta cũng có những khó khăn rất lớn khi hàng trăm nghìn liệt sỹ, chiến sỹ cách mạng hy sinh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ nhưng chưa tìm được hài cốt. Chúng ta có trách nhiệm với đất nước chúng ta, với những người đã hy sinh và đặc biệt là gia đình họ. Đây là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của nhân dân ta, chúng ta tự làm chứ không chờ một ai giúp chúng ta làm chuyện này cả.
Tuy nhiên, chúng ta hoan nghênh sự hợp tác của các nước bao gồm cả Hoa Kỳ trong vấn đề này, đặc biệt là trong cung cấp thông tin và hỗ trợ về kỹ thuật, trang thiết bị để chúng ta đẩy nhanh hơn, sớm hơn việc tìm kiếm liệt sỹ Việt Nam mất tích. Trong thời gian qua, với sự hợp tác của một số nước như Australia, Hàn Quốc và đặc biệt là Hoa Kỳ, chúng ta đã cải thiện được tốc độ tìm kiếm liệt sỹ Việt Nam.
Điểm tiếp theo là khắc phục hậu quả dioxin. Càng ngày các chuyên gia Việt Nam, Hoa Kỳ và cả thế giới càng thấy rằng hậu quả của dioxin là vô cùng khủng khiếp. Cho đến giờ khoa học vẫn chưa chứng minh được là đến bao giờ chúng ta mới có thể giải quyết cơ bản hậu quả dioxin. Hậu quả này vô cùng nặng nề, kéo dài nhiều đời, gây ra bi kịch khủng khiếp cho gia đình các nạn nhân.
Cho đến thế kỷ 21 này mà những người cháu tới 3 đời của các chiến sỹ nhiễm dioxin vẫn bị tàn tật khi ra đời, vẫn trở thành những con người nhưng không đủ năng lực làm người thì mới thấy sự đau xót như thế nào.
Hoa Kỳ cũng đã nhận thức được vấn đề này và vừa qua đã giúp chúng ta một dự án tẩy độc tại Đà Nẵng và sắp tới đây sẽ khảo sát và xây dựng dự án ở Biên Hòa. Dioxin là vấn đề rất nặng nề và lâu dài và chúng ta mong Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ chúng ta giải quyết.
Tôi đã gặp thượng nghị sỹ Patrick Leahy, một người hết sức nhiệt tình trong hợp tác với Việt Nam để giải quyết vấn đề dioxin. Tôi nói với ông ấy rằng tôi mời ông ấy sang Việt Nam một lần nữa, mời ông ấy đến các gia đình có các cháu sinh ra bị hậu quả dioxin thì ông sẽ thấy những người mẹ khổ như thế nào, gia đình họ khổ như thế nào và ông sẽ hiểu rằng chúng tôi khổ hơn ông hàng trăm hàng ngàn lần. Ông ấy nói rằng ông ấy sẽ sang và sẽ đến những gia đình như vậy.
Một lĩnh vực nữa trong khắc phục hậu quả chiến tranh là khắc phục hậu quả bom mìn. Theo tính toán sơ bộ của các chuyên gia, nếu với tốc độ như cách đây khoảng 5 năm thì chúng ta phải mất 300 nữa mới làm sạch được bom mìn trên đất nước Việt Nam. Một năm Việt Nam có biết bao người chết và bị thương vì bom mìn và cứ một người bị thương thì lại phải có những người nuôi họ nữa.
Cách đây 5 năm, Chính phủ đã lập ra Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả bom mìn quốc gia và tận dụng tối đa các nguồn lực nhà nước để tăng tốc độ làm sạch bom mìn.
Theo tính toán bây giờ thì vẫn còn khoảng 100 năm nữa, trong khi chúng ta đang muốn rút ngắn chỉ còn 30 năm hoặc cùng lắm là 50 năm, còn trước mắt thì cố gắng không để có thêm người chết và bị thương nữa.
Vừa qua, Hoa Kỳ cũng đã có động thái quan tâm đến vấn đề này và đã ký với Việt Nam bản ghi nhớ về khắc phục hậu quả bom mìn. Trong chuyến thăm lần này, tôi đã đề xuất 3 dự án để phía Hoa Kỳ nghiên cứu. Thứ nhất là dự án làm sạch bom mìn ở một số địa phương có tỷ lệ ô nhiễm bom mìn rất nặng mà người ta gọi là vùng đỏ.
Thứ hai, Chính phủ đã thành lập Trung tâm bom mìn Việt Nam và hiện nay trung tâm này đang rất cần một trung tâm dữ liệu về bom mìn và nạn nhân bom mìn. Chúng tôi đã đề nghị Hoa Kỳ hỗ trợ trung tâm này tùy theo khả năng của họ.
Thứ ba là các nạn nhân bom mìn tại Việt Nam đang rất cần chân tay giả phù hợp với nhu cầu sinh sống, lao động và tái hòa nhập của họ. Tại Việt Nam cũng có các cơ sở sản xuất chân tay giả do nước ngoài tài trợ nhưng trình độ cũng chưa đạt được mức như trên.
Do vậy mà chúng tôi đề nghị các tổ chức nhân đạo, các quỹ của Hoa Kỳ giúp đỡ Hội hỗ trợ nạn nhân bom mìn Việt Nam để làm sao mỗi tỉnh có nhiều nạn nhân bom mìn có một xưởng sản xuất chân tay giả như vậy. Đề xuất của chúng tôi đã nhận được sự hưởng ứng rất tích cực của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng như thượng nghị sỹ Leahy. Tôi hy vọng tới đây Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ ký được những dự án cụ thể như thế này.
2015 là năm kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, vậy đâu sẽ là điểm nhấn trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước trong năm nay cũng như trong thời gian tới?
Đó là hợp tác trên thực tế và đặc biệt là trong các lĩnh vực nhân đạo. Trước hết là về các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, thứ hai là khắc phục hậu quả chiến tranh, và thứ ba là trao đổi về mặt chiến lược để tìm ra những nhận thức chung về tình hình an ninh khu vực, từ đó đi đến những tiếng nói, hành động đảm bảo cho khu vực chúng ta, đất nước chúng ta có một nền hòa bình bền vững, sự ổn định, phát triển và hợp tác tốt hơn với Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực khác.
40 năm đã trôi qua nhưng cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn để lại nhiều hậu quả nặng nề, Thứ trưởng đánh giá thế nào về hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh giữa hai nước?
Từ trước khi bình thường hóa quan hệ, Việt Nam và Hoa Kỳ đã hợp tác tìm kiếm hài cốt người Hoa Kỳ mất tích. Cho đến hôm nay, hoạt động này vẫn là một trong những nội dung chủ yếu, quan trọng và rất điển hình trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.
Chúng ta đã làm cho Chính phủ và người dân Hoa Kỳ hiểu rằng Việt Nam thực sự là một đất nước nhân đạo. Chúng ta đã giúp Hoa Kỳ tìm kiếm hài cốt của quân nhân họ, những người đã mang chiến tranh tới Việt Nam, bằng tất cả những khả năng của chúng ta và rất hiệu quả. Đây là những nhận xét của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chứ không phải tự chúng ta nói ra.
Trong thời gian tới, chúng ta sẽ đẩy mạnh hoạt động này để không một gia đình, không một bà mẹ nào phải chờ để tìm được hài cốt của con mình. Bản thân chúng ta cũng có những khó khăn rất lớn khi hàng trăm nghìn liệt sỹ, chiến sỹ cách mạng hy sinh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ nhưng chưa tìm được hài cốt. Chúng ta có trách nhiệm với đất nước chúng ta, với những người đã hy sinh và đặc biệt là gia đình họ. Đây là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của nhân dân ta, chúng ta tự làm chứ không chờ một ai giúp chúng ta làm chuyện này cả.
Tuy nhiên, chúng ta hoan nghênh sự hợp tác của các nước bao gồm cả Hoa Kỳ trong vấn đề này, đặc biệt là trong cung cấp thông tin và hỗ trợ về kỹ thuật, trang thiết bị để chúng ta đẩy nhanh hơn, sớm hơn việc tìm kiếm liệt sỹ Việt Nam mất tích. Trong thời gian qua, với sự hợp tác của một số nước như Australia, Hàn Quốc và đặc biệt là Hoa Kỳ, chúng ta đã cải thiện được tốc độ tìm kiếm liệt sỹ Việt Nam.
Điểm tiếp theo là khắc phục hậu quả dioxin. Càng ngày các chuyên gia Việt Nam, Hoa Kỳ và cả thế giới càng thấy rằng hậu quả của dioxin là vô cùng khủng khiếp. Cho đến giờ khoa học vẫn chưa chứng minh được là đến bao giờ chúng ta mới có thể giải quyết cơ bản hậu quả dioxin. Hậu quả này vô cùng nặng nề, kéo dài nhiều đời, gây ra bi kịch khủng khiếp cho gia đình các nạn nhân.
Cho đến thế kỷ 21 này mà những người cháu tới 3 đời của các chiến sỹ nhiễm dioxin vẫn bị tàn tật khi ra đời, vẫn trở thành những con người nhưng không đủ năng lực làm người thì mới thấy sự đau xót như thế nào.
Hoa Kỳ cũng đã nhận thức được vấn đề này và vừa qua đã giúp chúng ta một dự án tẩy độc tại Đà Nẵng và sắp tới đây sẽ khảo sát và xây dựng dự án ở Biên Hòa. Dioxin là vấn đề rất nặng nề và lâu dài và chúng ta mong Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ chúng ta giải quyết.
Tôi đã gặp thượng nghị sỹ Patrick Leahy, một người hết sức nhiệt tình trong hợp tác với Việt Nam để giải quyết vấn đề dioxin. Tôi nói với ông ấy rằng tôi mời ông ấy sang Việt Nam một lần nữa, mời ông ấy đến các gia đình có các cháu sinh ra bị hậu quả dioxin thì ông sẽ thấy những người mẹ khổ như thế nào, gia đình họ khổ như thế nào và ông sẽ hiểu rằng chúng tôi khổ hơn ông hàng trăm hàng ngàn lần. Ông ấy nói rằng ông ấy sẽ sang và sẽ đến những gia đình như vậy.
Một lĩnh vực nữa trong khắc phục hậu quả chiến tranh là khắc phục hậu quả bom mìn. Theo tính toán sơ bộ của các chuyên gia, nếu với tốc độ như cách đây khoảng 5 năm thì chúng ta phải mất 300 nữa mới làm sạch được bom mìn trên đất nước Việt Nam. Một năm Việt Nam có biết bao người chết và bị thương vì bom mìn và cứ một người bị thương thì lại phải có những người nuôi họ nữa.
Cách đây 5 năm, Chính phủ đã lập ra Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả bom mìn quốc gia và tận dụng tối đa các nguồn lực nhà nước để tăng tốc độ làm sạch bom mìn.
Theo tính toán bây giờ thì vẫn còn khoảng 100 năm nữa, trong khi chúng ta đang muốn rút ngắn chỉ còn 30 năm hoặc cùng lắm là 50 năm, còn trước mắt thì cố gắng không để có thêm người chết và bị thương nữa.
Vừa qua, Hoa Kỳ cũng đã có động thái quan tâm đến vấn đề này và đã ký với Việt Nam bản ghi nhớ về khắc phục hậu quả bom mìn. Trong chuyến thăm lần này, tôi đã đề xuất 3 dự án để phía Hoa Kỳ nghiên cứu. Thứ nhất là dự án làm sạch bom mìn ở một số địa phương có tỷ lệ ô nhiễm bom mìn rất nặng mà người ta gọi là vùng đỏ.
Thứ hai, Chính phủ đã thành lập Trung tâm bom mìn Việt Nam và hiện nay trung tâm này đang rất cần một trung tâm dữ liệu về bom mìn và nạn nhân bom mìn. Chúng tôi đã đề nghị Hoa Kỳ hỗ trợ trung tâm này tùy theo khả năng của họ.
Thứ ba là các nạn nhân bom mìn tại Việt Nam đang rất cần chân tay giả phù hợp với nhu cầu sinh sống, lao động và tái hòa nhập của họ. Tại Việt Nam cũng có các cơ sở sản xuất chân tay giả do nước ngoài tài trợ nhưng trình độ cũng chưa đạt được mức như trên.
Do vậy mà chúng tôi đề nghị các tổ chức nhân đạo, các quỹ của Hoa Kỳ giúp đỡ Hội hỗ trợ nạn nhân bom mìn Việt Nam để làm sao mỗi tỉnh có nhiều nạn nhân bom mìn có một xưởng sản xuất chân tay giả như vậy. Đề xuất của chúng tôi đã nhận được sự hưởng ứng rất tích cực của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng như thượng nghị sỹ Leahy. Tôi hy vọng tới đây Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ ký được những dự án cụ thể như thế này.
2015 là năm kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, vậy đâu sẽ là điểm nhấn trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước trong năm nay cũng như trong thời gian tới?
Đó là hợp tác trên thực tế và đặc biệt là trong các lĩnh vực nhân đạo. Trước hết là về các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, thứ hai là khắc phục hậu quả chiến tranh, và thứ ba là trao đổi về mặt chiến lược để tìm ra những nhận thức chung về tình hình an ninh khu vực, từ đó đi đến những tiếng nói, hành động đảm bảo cho khu vực chúng ta, đất nước chúng ta có một nền hòa bình bền vững, sự ổn định, phát triển và hợp tác tốt hơn với Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực khác.
Theo VOV (Tiêu đề và tiêu đề phụ do VietNamNet đặt)
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/227895/-vn-khong-tham-gia-tro-choi-quyen-luc-nao-cua-nuoc-lon-.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét