Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Tòa quốc tế Hague phán quyết đường lưỡi bò "vô giá trị"

Philippines thắng Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc: 
Tòa quốc tế Hague phán quyết đường 9 đoạn lưỡi bò của TQ là "vô giá trị"
VRNs ( 19.03.2015) - Phiên xử kéo dài 3 tháng, vào ngày 10/3/2015 Các thẩm phán của TÒA ÁN QUỐC TẾ HAGUE, trong đó có Thẩm phán Thomas A. Mensah (Chủ tịch), thẩm phán Jean-Pierre Cot, thẩm phán Stanislaw Pawlak, Giáo sư Alfred HA Soons, và Thẩm phán Rüdige, đã đưa ra PHÁN QUYẾT về Bản Đồ 9 đoạn mà Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông (Biển Đông), hay còn được gọi là Biển Tây Philippines là VÔ GIÁ TRỊ đối với LUẬT LỆ Quốc Tế.
Bản án này rất quan trọng vì đã chứng minh rằng hành vi hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông là bất hợp pháp. Trung Quốc đã vượt quá giới hạn của nước này để đơn phương đưa ra bản đồ gây tranh cãi cho các nước trong vùng. Quyết định của TÒA ÁN HAGUE đã gây tổn hại danh tiếng của Trung Quốc về cách ứng xử trong khu vực, đồng thời ảnh hưởng xấu với quốc tế về tính chất tiêu cực của nước nầy.

Việc không tuân thủ phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế sẽ làm cho Cộng Đồng Quốc Tế thấy rằng Trung Quốc đang tiếp tục hành động như một quốc gia hiếu chiến.
Trong bản án mà Philippines đưa ra trước Hội Đồng Thẩm Phán, lên án Trung Quốc là một kẻ bắt nạt các nước láng giềng, Trung Quốc tìm cách cưỡng chiếm các nguồn tài nguyên của họ.

Tòa án cho biết hành động của Trung Quốc không những là khiêu khích mà có thái độ gây nguy hiểm cho Hòa Bình trong khu vực.

Sau khi Trung Quốc tranh lấn đảo Scarborough Shoal, thì Philippines đã không có cách nào khác và đã kiện Trung Quốc thông qua trọng tài quốc tế.

Dĩ nhiên, điều này không chỉ là một trận đấu tại tòa án giữa Trung Quốc và Philippines, nhưng quan trọng hơn là một thách thức đối với Luật của Liên Hợp Quốc, Luật Biển (UNCLOS) được xây dựng vào năm 1982 mà Trung Quốc đã KHÔNG tuân thủ.

Quyết định của tòa án mang ý nghĩa là bây giờ Hành Động TUYÊN BỐ ĐƠN PHƯƠNG của TRUNG QUỐC KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ luật pháp QUỐC TẾ, các nước láng giềng trong khu vực Biển Đông có đầy đủ quyền hạn để theo đuổi và bảo vệ lợi ích của họ trên Biển Đông.


BS Võ Đình Hữu

 Tấm bản đồ dọc phi pháp của Trung Quốc - Ảnh: Hoàn Cầu thời báo

Tấm bản đồ dọc phi pháp của Trung Quốc – Ảnh: Hoàn Cầu thời báo
Bài trên đây đăng ngày 19.03.2015 trên mạng “Dòng Chúa CứuThế” [1] “PHILLIPINES THẮNG TRUNG QUỐC TẠI LIÊN HIỆP QUỐC: Toà Án Quốc Tế Hague Phán Quyết Đường Lưỡi Bò 9 Đoạn Của Trung Quốc Vô Giá Trị”, tường trình bởi BS Võ Đình Hữu.
Chú thích, tham khảo thêm:
Đường chín đoạn, còn gọi là đường ‘lưỡi bò’ mà Trung Quốc dựng lên, chiếm khoảng 80% diện tích Biển Đông. Đường chín đoạn bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông là quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa, quần đảo Đông Sa và bãi Macclesfield với khoảng 75% diện tích mặt nước của biển Đông, chỉ còn lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam, tức mỗi nước được diện tích trung bình 5%.
Chỉ một ngày sau khi Trung Quốc trình tấm bản đồ 9 đường gián đoạn trên Biển Đông lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, 07 tháng 5 năm 2009, Việt Nam, Malaysia và tiếp theo là Indonesia đã phản đối, bác bỏ.[2] Ngày 5 tháng 4 năm 2011, Philippines gửi thư ngoại giao lên Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, theo đó tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc là “không có căn cứ theo luật quốc tế”[3].
Bản thân Trung Quốc cũng không thống nhất với chính họ về việc này.
Bài báo trích dẫn dưới đây của BBC tiếng Việt [4] tựa đề ‘Nói trắng ra VN phản đối đường lưỡi bò’, đăng ngày 30 tháng 7, 2013, lập trường của Việt Nam đã được tái khẳng định kể từ 4 năm về trước, trước cử tọa quốc tế về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc: Trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ, Chủ tịch Trương Tấn Sang tái khẳng định lập trường phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, thể hiện qua đường chín đoạn.
Chủ tịch Sang là lãnh đạo cấp cao đầu tiên của nhà nước Việt Nam được mời thuyết trình tại viện CSIS (Center for Strategic and International Studies).
Phát biểu tại cuộc tọa đàm ở Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và các vấn đề Quốc tế (CSIS: Center for Strategic and International Studies) chiều thứ Năm 25/7, ông Sang nói: “Chúng tôi không thấy có nền tảng pháp lý hay cơ sở khoa học nào cho tuyên bố [chủ quyền của Trung Quốc] và do vậy chính sách nhất quán của Việt Nam là phản đối kế hoạch đường chín đoạn của Trung Quốc”.
Đây là một trong những lần ít ỏi mà lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam trực tiếp phát biểu một cách thẳng thắn trước cử tọa quốc tế về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Tin bổ túc:
Trong nửa đầu năm 2014, sau một thời gian kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam, ngày 25 tháng 6 năm 2014, báo chí Trung Quốc đã công bố bản đồ dọc có đường lưỡi bò nhưng lần này bổ sung thêm một đoạn thành Đường Mười Đoạn [5]
Tấm bản đồ Dọc ngang nhiên thể hiện cả đường lưỡi bò phi lý liếm gần trọn biển Đông, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của VN và bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Philippines. Nếu chiểu theo bản đồ này thì chiều rộng của TQ là 5.200 km, còn chiều dài lên tới 5.500 km vì được cộng thêm phần nằm trong đường lưỡi bò, một điều hết sức vô lý và ngang ngược.

[1] http://www.chuacuuthe.com/2015/03/toa-an-quoc-te-hague-phan-quyetduong-luoi-bo-9-doan-cua-trung-quoc-vo-gia-tri/
[2]“Đại sử ký tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông”, Tiếng Việt. Quỹ Nghiên cứu Biển Đông. 11 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2012.
[3] “Philippines phản đối Trung Quốc lên LHQ”. BBC Tiếng Việt, 14 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2012.
[4] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/07/130730_truong_tan_sang_csis
[5] Sự tích đường lưỡi bò hoang đường của Trung Quốc, http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/183429/su-tich–duong-luoi-bo–hoang-duong-cua-tq.html

http://vietdaikynguyen.com/v3/44204-toa-quoc-te-hague-phan-quyet-duong-luoi-bo-9-doan-trung-quoc-tuyen-bo-la-vo-gia-tri/

1 nhận xét: