TS. Võ Trí Thành: Đừng mơ tín dụng tăng "sốc", lãi suất giảm sâu
TS. Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, cơ hội kinh doanh năm nay đã sáng sủa hơn, nhưng lãi suất sẽ khó giảm sâu vì dư địa để giảm là rất ít. Nhận định này được TS. Võ Trí Thành đưa ra tại hội thảo “Bức tranh kinh tế dành cho doanh nghiệp trong và sau năm 2015” ngày 28/3 tại Hà Nội.
Tỷ giá “nhấp nhổm” tăng, lãi suất sẽ khó hạ
Ngoài cơ hội kinh doanh đang gợi mở thì điều các doanh nghiệp quan tâm hiện nay là liệu lãi suất cho vay có giảm tiếp, khi lãi vay khá cao ảnh hưởng tới sản xuất, đầu tư của doanh nghiệp. Chia sẻ với lo lắng của doanh nghiệp, TS. Võ Trí Thành cho rằng, lãi suất có giảm được hay không phải xét trong mối tương quan với lạm phát và chính sách tỷ giá.
“Trên thực tế các ngân hàng đã và đang cố gắng giảm lãi suất huy động đầu vào để giảm lãi vay đầu ra cho doanh nghiệp nhưng dư địa giảm là vô cùng ít”- TS. Thành phân tích.
Thứ 2 là áp lực của tỷ giá giữa VND/USD đang trong xu hướng tăng cao, cũng gây áp lực khó giảm thêm lãi suất sâu hơn. Vài năm trở lại đây, giá trị đồng VND tương đối ổn định một phần do NHNN cam kết bình ổn tỷ giá ở mức điều chỉnh 2%. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, trước sức ép của đồng USD tăng giá thì chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá đang gặp khó khăn nhất định.
Bình luận về sức ép tăng giá đồng USD vừa qua, ông Thành cho rằng, để giữ đồng VND có lợi hơn so với đồng USD, NHNN vẫn chưa điều chỉnh tiếp tỷ giá. Cùng với đó, quyết định chưa tăng lãi suất đồng USD trong ngắn hạn của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) phát đi trong tháng 3/2015 cũng là điều kiện để NHNN quyết định “giữ tỷ giá ổn định lúc này có lợi hơn nhiều”.
Nhưng FED hoãn tăng lãi suất USD, chứ không có nghĩa là sẽ không tăng. Và trong mọi dự đoán, có thể đợt tăng lãi suất này sẽ diễn ra vào tháng 6 hoặc chậm nhất là tháng 9 tới. Trong chừng mực đó, sức ép đồng USD lên giá sẽ lớn hơn và chắc chắn NHNN sẽ phải cân nhắc điều chỉnh tỷ giá thêm 1% dư địa còn lại trong năm nay.
Điều NHNN muốn làm là hạ lãi suất cho vay trung và dài hạn xuống thêm 1-1,5%/năm trong năm nay để tạo điều kiện đầu tư cho doanh nghiệp, nhưng lời hứa của Thống đốc Bình có vẻ đang bị lung lay. Theo phân tích của Phó Viện trưởng CIEM, dư địa giảm lãi suất thêm theo lời hứa của “tư lệnh” ngành ngân hàng rất khó, vì năm nay dự kiến Chính phủ sẽ phát hành một lượng lớn trái phiếu Chính phủ, và lãi suất sẽ phải đủ cao để hấp dẫn các ngân hàng thương mại – đối tượng mua tới 90% trái phiếu.
“Và nếu điều chỉnh tỷ giá thêm thì cơ hội giảm lãi suất gần như rất ít”- ông quả quyết.
Ngoài cơ hội kinh doanh đang gợi mở thì điều các doanh nghiệp quan tâm hiện nay là liệu lãi suất cho vay có giảm tiếp, khi lãi vay khá cao ảnh hưởng tới sản xuất, đầu tư của doanh nghiệp. Chia sẻ với lo lắng của doanh nghiệp, TS. Võ Trí Thành cho rằng, lãi suất có giảm được hay không phải xét trong mối tương quan với lạm phát và chính sách tỷ giá.
Xét về lạm phát, kỳ vọng lạm phát hiện chỉ 4% trong khi mức lãi suất “trần” theo quy định của NHNN (Ngân hàng Nhà nước) là 5,5%. Đồng nghĩa, về kỹ thuật ngân hàng có thể giảm lãi suất thêm chút nữa.
“Trên thực tế các ngân hàng đã và đang cố gắng giảm lãi suất huy động đầu vào để giảm lãi vay đầu ra cho doanh nghiệp nhưng dư địa giảm là vô cùng ít”- TS. Thành phân tích.
Thứ 2 là áp lực của tỷ giá giữa VND/USD đang trong xu hướng tăng cao, cũng gây áp lực khó giảm thêm lãi suất sâu hơn. Vài năm trở lại đây, giá trị đồng VND tương đối ổn định một phần do NHNN cam kết bình ổn tỷ giá ở mức điều chỉnh 2%. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, trước sức ép của đồng USD tăng giá thì chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá đang gặp khó khăn nhất định.
Bình luận về sức ép tăng giá đồng USD vừa qua, ông Thành cho rằng, để giữ đồng VND có lợi hơn so với đồng USD, NHNN vẫn chưa điều chỉnh tiếp tỷ giá. Cùng với đó, quyết định chưa tăng lãi suất đồng USD trong ngắn hạn của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) phát đi trong tháng 3/2015 cũng là điều kiện để NHNN quyết định “giữ tỷ giá ổn định lúc này có lợi hơn nhiều”.
Nhưng FED hoãn tăng lãi suất USD, chứ không có nghĩa là sẽ không tăng. Và trong mọi dự đoán, có thể đợt tăng lãi suất này sẽ diễn ra vào tháng 6 hoặc chậm nhất là tháng 9 tới. Trong chừng mực đó, sức ép đồng USD lên giá sẽ lớn hơn và chắc chắn NHNN sẽ phải cân nhắc điều chỉnh tỷ giá thêm 1% dư địa còn lại trong năm nay.
Điều NHNN muốn làm là hạ lãi suất cho vay trung và dài hạn xuống thêm 1-1,5%/năm trong năm nay để tạo điều kiện đầu tư cho doanh nghiệp, nhưng lời hứa của Thống đốc Bình có vẻ đang bị lung lay. Theo phân tích của Phó Viện trưởng CIEM, dư địa giảm lãi suất thêm theo lời hứa của “tư lệnh” ngành ngân hàng rất khó, vì năm nay dự kiến Chính phủ sẽ phát hành một lượng lớn trái phiếu Chính phủ, và lãi suất sẽ phải đủ cao để hấp dẫn các ngân hàng thương mại – đối tượng mua tới 90% trái phiếu.
“Và nếu điều chỉnh tỷ giá thêm thì cơ hội giảm lãi suất gần như rất ít”- ông quả quyết.
Tín dụng hết tăng “nóng”
Theo Phó Viện trưởng CIEM, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2015 đã sáng sủa hơn, nhìn từ 2 khía cạnh là cầu tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng GDP. Nếu 4 năm trước tăng trưởng tiêu dùng chỉ loanh quanh mức 5%, thì riêng quý I năm nay, tổng cầu tiêu dùng của cả nước đã tăng tới 9%. “Chưa có quý nào trong 4 năm qua cầu tiêu dùng lại tăng đột biến như quý này”- ông nhận xét. Cầu tiêu dùng tăng chứng tỏ kinh tế đã “sáng hơn chút rồi”.
Ở khía cạnh tốc độ tăng trưởng GDP, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, riêng quý I/2015 GDP cả nước tăng 6,03%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ 2 năm trở lại đây. Với đà tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, tốc độ tăng GDP cả năm 2015 được dự đoán sẽ đạt mức 6,5%.
Cơ hội kinh doanh khởi sắc, nhưng ổn định kinh tế vĩ mô vẫn sẽ là mục tiêu hàng đầu mà Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước theo đuổi trong dài hạn. Vì thế, sẽ không còn chuyện tín dụng tăng trưởng tới 30-50% như trước. “Đừng có mơ tăng trưởng tín dụng tới 30-50%/năm như trước”- ông Thành nói.
Chưa kể, lạm phát trong tháng 4 chắc chắn sẽ tăng lên, vì giá dầu thô tăng không được tính vào chu kỳ lạm phát tháng 3 vừa qua. Tuy vậy, dự báo lạm phát cả năm nay cũng chỉ loanh mức 4%/năm. “Điều này hàm ý đừng đầu cơ nhiều quá”- Phó Viện trưởng CIEM bình luận.
Trường Giang
http://infonet.vn/ts-vo-tri-thanh-dung-mo-tin-dung-tang-soc-lai-suat-giam-sau-post161011.info
Chuyên với chẳng gia
Trả lờiXóa