Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

19 câu nói đáng nhớ của Tổng Thống Mỹ John F. Kennedy

19 câu nói đáng nhớ của Tổng Thống Mỹ John F. Kennedy
John Fitzgerald Kennedy (29 tháng 5 năm 1917 – 22 tháng 11 năm 1963), thường được gọi là Jack Kennedy hayJFK, là tổng thống thứ 35 của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ, tại nhiệm từ năm 1961 đến năm 1963. Sự kiện Kennedy bị ám sát vào ngày 22 tháng 11 năm 1963 là một bước ngoặt trong dòng lịch sử Hoa Kỳ vào thập niên 1960, khi khắp thế giới thương tiếc ông và các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia đã đi theo quan tài đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng.
Là chính khách trẻ tuổi nhất từng đắc cử tổng thống Hoa Kỳ[1] (Theodore Roosevelt, ở tuổi 42, là chính trị gia trẻ tuổi nhất từng phục vụ trong cương vị tổng thống: vì là phó tổng thống đương chức, Roosevelt kế nhiệm tổng thống William McKinley bị ám sát vào tháng 9 năm 1901), Kennedy cũng là tổng thống trẻ tuổi nhất đã qua đời – ông sống được 46 năm và 177 ngày.

Kennedy là tín hữu Công giáo Rôma, duy nhất trở thành ông chủ toà Nhà Trắng và là Tổng thống đạt giải Pulitzer duy nhất của Hoa Kỳ.[2] Ông cũng là ứng cử viên cuối cùng thuộc đảng Dân chủ đến từ một tiểu bang miền Bắc giành được thắng lợi trong một cuộc tuyển cử tổng thống, là tổng thống đầu tiên sinh ra trong thế kỷ 20, và cho đến nay ông là tổng thống sau cùng qua đời khi đương chức.

Các sự kiện chính trong nhiệm kỳ tổng thống của Kennedy gồm có: vụ khủng hoảng hỏa tiễn Cuba, xây dựng Bức tường Berlin, cuộc chạy đua thám hiểm không gian, giai đoạn đầu của Chiến tranh Việt NamPhong trào Dân quyền. Ngày nay, ông được xếp hạng cao trong các cuộc thăm dò về uy tín của các tổng thống, nhưng Kennedy qua đời khi các dự định chính trị của ông đang còn dang dở.[3] Người kế nhiệm ông, Lyndon B. Johnson, đã hoàn tất tốt các chính sách về dân quyền khởi xướng bởi Kennedy.
Dưới đây là 19 câu nói đáng nhớ của ông:

1. “Hãy tha thứ cho địch thủ, nhưng đừng bao giờ quên tên họ.”

2. “Cái giá để trả cho tự do luôn luôn đắt, nhưng người Mỹ đã luôn trả giá. Và có một lối mà chúng ta sẽ không bao giờ chọn, đó là đầu hàng và khuất phục.”

3. “Hãy để tất cả các quốc gia biết rằng, dù họ chúc chúng ta an lành hay điều xấu, rằng chúng ta sẽ trả bất cứ giá nào, chịu bất cứ gánh nặng nào, gặp bất cứ gian khổ nào, hỗ trợ bất cứ người bạn nào, chống đối bất cứ địch thủ nào, để đảm bảo sự sống còn và thành công của tự do.”

4. “Sự cố gắng và dũng cảm đều không đủ nếu không có mục đích và phương hướng.”

5. “Một con người có thể chết, một quốc gia có thể vươn lên và sụp đổ, nhưng một lý tưởng sẽ sống mãi.”

6. “Các thư viện nên được mở cho tất cả mọi người, trừ những ai muốn kiểm duyệt.”

7. “Nền dân chủ và an ninh quốc phòng không thể nào thay thế được nhau. Cả hai sẽ sụp đổ nếu thiếu đi một.”

8. “Tôi tin vào một nước Mỹ, một nơi nền kinh tế thị trường tự do sẽ nảy nở để các chế độ khác nhìn thấy và khâm phục – một nơi không một doanh nhân nào sẽ thiếu sự cạnh tranh hoặc vốn – và không có sự độc quyền, không có cướp giật, không có một cơ quan chính phủ nào có thể làm anh ấy phải phá sản.”

9. “Chúng ta chọn để đi đến Mặt Trăng trong thập niên này và làm những điều khác, không phải vì nó dễ, mà vì nó khó.”

10. “Tự do có rất nhiều rắc rối và dân chủ không hoàn hảo, nhưng chúng tôi chưa bao giờ phải dựng lên một bức tường để giữ mọi người ở lại, để ngăn chặn họ chạy trốn.”

11. “Tự do không thể nào phân chia được, khi một người bị tù đày, tất cả đều không được tự do. Khi tất cả được tự do, lúc đó chúng ta có thể hướng tới cái ngày mà thành phố (Berlin) này gia nhập chung với Châu Âu trong một thế giới hòa bình và hy vọng.”

12. “Tất cả những người tự do, cho dù đang ở đâu, đều là công dân của thành phố Berlin, và, với tư cách là một người tự do, tôi tự hào với lời nói sau đây “Ich bin ein Berliner” (Tôi là một người Berlin).”

13. “Chúng ta không bao giờ đàm phán trong sự sợ hãi. Nhưng chúng ta cũng đừng bao giờ sợ hãi để đàm phán.”

14. “Chúng ta không thể nào đàm phán với những người cho rằng ‘Những gì của tôi là của tôi và những gì của bạn có thể đàm phán được.'”

15. “Chúng ta cần những người có thể ước mơ những thứ chưa bao giờ có.”

16. “Tất cả hành động đều có cái giá và rủi ro, nhưng nó luôn thấp hơn nếu chúng ta không hành động.”

17. “Một quốc gia nào lo sợ để cho người dân họ xét xử sự thật và giả dối một cách công khai là một quốc gia đang sợ người dân.”

18. “Chiến thắng có hàng ngàn người cha, nhưng thất bại là một đứa trẻ mồ côi.”

19. “Con đường tốt nhất dẫn đến sự phát triển là con đường tự do.”
Dịch: Ku Búa
http://vi.wikipedia.org/wiki/John_F._Kennedy

3 nhận xét:

  1. Còn 1 câu nữa (của Tổng Thống Mỹ John F. Kennedy) rất hay : "Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, hãy hỏi ta đã đóng góp được gì cho tổ quốc".
    Một ông nhạc sĩ VN đã chôm - làm lời bài hát của mình. Xem thêm :
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:B%C3%A0n_tham_kh%E1%BA%A3o/Ask_not_what_your_country

    Trả lờiXóa
  2. Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, hãy hỏi ta đã đóng góp được gì cho tổ quốc".

    http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150320-gi%C3%A1o-dan-ngh%E1%BA%B9-t%C4%A9nh-b%C3%ACnh-vu%E1%BB%8Dt-bien-di-t%E1%BB%8B-n%E1%BA%A1n/

    Trả lờiXóa
  3. Nghệ Tĩnh có lẽ là vùng đất nghèo nhất nhì ở VN, nhưng cũng là vùng đất có nhiều nhân tài, và nhiều người làm … cách mạng. Nhớ có lần tôi đi trong một chuyến xe đò từ Cần Thơ về Rạch Giá, và tôi ngồi gần một chị hành khách người Nghệ - Tĩnh, mà sau này tôi biết là mẹ của cầu thủ Công Vinh, và mẹ chồng của ca sĩ Thuỷ Tiên. Bà đi Rạch Giá thăm gia đình ông bà xuôi gia. Chuyến xe đò thật vui, vì có người hành khách nói giọng trọ trẹ nhưng rất vui tính. Chị mở màn câu chuyện vui bằng cách hỏi mọi người là quê họ có cái gì là đặc sản. Người thì nói nước mắm, chị nọ thì nói hạt tiêu, chú kia thì gạo nàng thơm, anh nọ thì khô cá sặc, v.v. Đến khi mọi người hỏi lại chị khách "trọ trẹ" vậy quê chị có gì là đặc sản, chị phân trần là quê chị nghèo lắm, chứ không phì nhiêu như ở miền Tây, rồi chị trả lời tĩnh queo rằng đặc sản của Nghệ - Tĩnh là làm cách mạng. Ai cũng cười ngặt nghẽo với câu trả lời độc đáo. Nghĩ đi nghĩ lại có lẽ chị ấy nói đúng, chứ không hẳn đùa cho vui, vì rất nhiều nhân vật kiệt xuất của VN xuất phát từ vùng đất này. Có lần tôi đếm số văn nghệ sĩ thời trước thế kỉ 20 thì thấy số người xuất phát từ Thanh Nghệ Tĩnh còn nhiều hơn cả Hà Nội.
    Vậy mà ngày nay, chính những người từ "vùng đất cách mạng" đó lại bỏ quê chạy tuốt sang Úc! Nghe nói một số người khai rằng họ xin tị nạn chính trị, một số thì đi vì bị trù dập vì lí do tôn giáo, hay không sống nổi với chế độ hiện hành. Úc họ nhìn VN như là đất nước hoà bình gần 40 năm nay, vậy thì lí do tị nạn chính trị hay tôn giáo thì rất khó thuyết phục họ.
    Những người này và những loại tội phạm như thế làm hình ảnh cộng đồng người Việt bị xấu đi phần nào trong cái nhìn của người bản xứ.Người Việt đi tù chủ yếu là vì tội phạm liên quan đến cần sa, ma tuý. Cứ 3 tù nhân gốc Việt thì 2 người dính dáng vào cần sa, ma tuý. Đây là tỉ lệ cao nhất nước Úc.

    Trả lờiXóa