Cây trồng tại Nguyễn Chí Thanh: chuyên gia tái khẳng định giống mỡ
Sau khi sở Xây dựng Hà Nội cam đoan loại cây trồng tại đường Nguyễn Chí Thanh là vàng tâm có giá trị nằm trong sách đỏ, các chuyên gia tiếp tục phản bác. Ảnh: Giống cây mỡ vốn để phủ đồi trọc nay được thêm nhiệm vụ phủ xanh những con đường trơ trọi vốn trước khi um tùm những cây xánh thích hợp với thổ nhưỡng Hà Nội bấy lâu.Trong văn bản trả lời gửi báo chí hôm 24/3, Sở Xây dựng Hà Nội vẫn khẳng định Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh được trồng bằng cây vàng tâm. Đây là cây có giá trị, nằm trong sách đỏ, cần phải bảo tồn và phát triển. Cây cao trung bình 25 - 30m, đường kính thân cây 70 - 80cm. Vỏ cây có màu xám trắng, thịt vàng nhạt, dày khoảng 1cm. Trên thực tế cây vàng tâm đã được trồng xanh tươi ở một vài nơi trên đường phố Hà Nội.
Các đơn vị cung ứng cây là các đơn vị có loài cây phù hợp với quy định của Thành phố về chủng loại, chất lượng cây. Sở Xây dựng có trách nhiệm nghiệm thu đảm bảo theo đúng quy định.
Trước đó, khi việc chặt hạ cây xanh tại Nguyễn Chí Thanh được tiến hành thì Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cũng cho biết Sở đã đề xuất thay thế toàn bộ cây trên đường Nguyễn Chí Thanh bằng cây vàng tâm và được thành phố chấp thuận. Việc chặt hạ, dịch chuyển để thay thế cây sau đó bị dư luận phản ứng dữ dội và thành phố đã yêu cầu dừng.
Nhiều ý kiến cho rằng cây trồng mới ở phố Nguyễn Chí Thanh không phải vàng tâm. Lãnh đạo Hà Nội cho hay sẽ mời nhà khoa học thẩm định và công bố kết luận.
Trước câu trả lời của Sở Xây dựng Hà Nội nhiều chuyên gia thực vật đã lên tiếng khẳng định loại cây trồng tại Nguyễn Chí Thanh chỉ là cây mỡ, không có nhiều giá trị về kinh tế.
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hiệp, Giám đốc Trung tâm bảo tồn thực vật Việt Nam khẳng định theo tài liệu chính thức trong Sách Đỏ thì cây trồng mới ở đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ sau khi thu mẫu và quan sát các cây.
Theo Sách Đỏ Việt Nam 2007, vàng tâm có tên khoa học Manglietia Dandyi là loại cây gỗ quý có mùi thơm không bị mối mọt, dùng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ gia dụng, làm đồ mỹ nghệ. Đây là loài bị đe dọa tuyệt chủng do số lượng ngày càng ít. Còn cây mỡ được trồng phổ biến ở các vùng cao như Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang... Gỗ của chúng thường cung cấp nguyên liệu làm giấy, không có giá trị như vàng tâm.
Cùng ý kiến với Tiến sĩ Hiệp, Giáo sư Lê Đình Khả, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Giống và công nghệ sinh học lâm nghiệp cũng khẳng định: "ngay cả 4 cây mới trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ chứ không phải vàng tâm như mô tả trong Sách Đỏ".
Một cán bộ của Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật cũng cho biết thêm vì cây vàng tâm và mỡ cùng một họ nên có điểm tương tự nhau. Nhưng vàng tâm là loài gỗ cực tốt và quý hiếm, trong khi mỡ được trồng rất nhiều và chủ yếu được dùng để phủ xanh đồi núi trọc, lấy nguyên liệu làm giấy, lõi nhỏ và ít, giá trị không có gì đặc biệt, tương đương như cây keo và bạch đàn. Theo đó, Tiến sĩ Hiệp cho rằng Hà Nội hãy trả lời cây vàng tâm có tên khoa học là gì thì mới thuyết phục, nếu không hãy mời các nhà khoa học vào cuộc.
Trước đó vào ngày 23/3, tại hội thảo “Từ đề án cải tạo, thay thế 6.700 cây xanh nhìn lại quy hoạch cây xanh Hà Nội” các chuyên gia cũng khẳng định cây trồng tại Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ và dù là cây mỡ hay vàng tâm thì hai loài cây này cũng không phù hợp để trồng làm cây xanh tại Hà Nội.
Theo VnExpress
Trước câu trả lời của Sở Xây dựng Hà Nội nhiều chuyên gia thực vật đã lên tiếng khẳng định loại cây trồng tại Nguyễn Chí Thanh chỉ là cây mỡ, không có nhiều giá trị về kinh tế.
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hiệp, Giám đốc Trung tâm bảo tồn thực vật Việt Nam khẳng định theo tài liệu chính thức trong Sách Đỏ thì cây trồng mới ở đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ sau khi thu mẫu và quan sát các cây.
Theo Sách Đỏ Việt Nam 2007, vàng tâm có tên khoa học Manglietia Dandyi là loại cây gỗ quý có mùi thơm không bị mối mọt, dùng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ gia dụng, làm đồ mỹ nghệ. Đây là loài bị đe dọa tuyệt chủng do số lượng ngày càng ít. Còn cây mỡ được trồng phổ biến ở các vùng cao như Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang... Gỗ của chúng thường cung cấp nguyên liệu làm giấy, không có giá trị như vàng tâm.
Cùng ý kiến với Tiến sĩ Hiệp, Giáo sư Lê Đình Khả, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Giống và công nghệ sinh học lâm nghiệp cũng khẳng định: "ngay cả 4 cây mới trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ chứ không phải vàng tâm như mô tả trong Sách Đỏ".
Một cán bộ của Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật cũng cho biết thêm vì cây vàng tâm và mỡ cùng một họ nên có điểm tương tự nhau. Nhưng vàng tâm là loài gỗ cực tốt và quý hiếm, trong khi mỡ được trồng rất nhiều và chủ yếu được dùng để phủ xanh đồi núi trọc, lấy nguyên liệu làm giấy, lõi nhỏ và ít, giá trị không có gì đặc biệt, tương đương như cây keo và bạch đàn. Theo đó, Tiến sĩ Hiệp cho rằng Hà Nội hãy trả lời cây vàng tâm có tên khoa học là gì thì mới thuyết phục, nếu không hãy mời các nhà khoa học vào cuộc.
Trước đó vào ngày 23/3, tại hội thảo “Từ đề án cải tạo, thay thế 6.700 cây xanh nhìn lại quy hoạch cây xanh Hà Nội” các chuyên gia cũng khẳng định cây trồng tại Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ và dù là cây mỡ hay vàng tâm thì hai loài cây này cũng không phù hợp để trồng làm cây xanh tại Hà Nội.
Theo VnExpress
http://songmoi.vn/xa-hoi-thoi-su/cay-trong-tai-nguyen-chi-thanh-chuyen-gia-tai-khang-dinh-giong-mo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét