Chủ tịch Quốc hội: Cách tính GDP của ta rất lơ mơ!
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, GDP là con số thống kê quan trọng nhất của đất nước nhưng cách tính hiện nay lại rất lơ mơ, không chính xác, không biết thế nào mà lần. Nhận định trên được Chủ tịch Quốc hội nêu ra vào chiều 11/3, khi Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật thống kê sửa đổi.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (Ảnh minh họa)
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, dự thảo Luật Thống kê (sửa đổi) quy định lịch công bố thông tin thống kê là căn cứ để minh bạch hóa việc công bố, phổ biến thông tin thống kê, đồng thời đây cũng là cam kết của cơ quan thống kê trong việc cung cấp kịp thời các thông tin thống kê và giúp cho tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê chính thức chủ động tiếp cận, sử dụng.Thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho rằng, cần quy định rõ các nguyên tắc, phương thức công bố thông tin thống kê nhằm tạo sự minh bạch, thuận lợi trong việc tiếp cận, sử dụng thông tin thống kê chính thức đối với các tổ chức, cá nhân.
Vấn đề được đại biểu nêu là: Quy định nào đảm bảo tính chính xác của thông tin thống kê? Về việc này, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, luật sửa đổi lần này sẽ khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu bằng việc làm rõ trách nhiệm và hệ thống chỉ tiêu giao cho Tổng cục thống kê chịu trách nhiệm.
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh: Luật thống kê sửa đổi lần này sẽ khắc phục tình trạng chênh lệch số liệu (Ảnh: ND)
Ở khía cạnh khác, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý nêu vấn đề: Luật thống kê năm 2003 có nói đến thống kê chính thức và thống kê không chính thức. Tuy nhiên Luật này mới chỉ nói đến thống kê chính thức.
Vậy nếu không quy định thống kê không chính thức thì ai quản lý? Nghĩa là vấn đề này đang bị bỏ rơi. Đại biểu dẫn dụ, các tổ chức đưa lên thống kê về số người xem chương trình truyền hình thực tế nhằm mục đích lôi kéo quảng cáo. Vậy ai chịu trách nhiệm trước các công bố thống kê này? Đại biểu đề nghị luật sửa đổi phải khắc phục được tình trạng này.
Về hệ thống tổ chức thống kê, dự thảo Luật quy định Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thống kê. Tuy nhiên, vấn đề này hiện nay đang có 3 luồng ý kiến khác nhau. Đa số ý kiến Thường trực Ủy ban kinh tế đề nghị quy định cơ quan thống kê Trung ương thuộc Chính phủ để bảo đảm tính minh bạch, khách quan trong hoạt động thống kê, góp phần nâng cao chất lượng thông tin thống kê.
Bên cạnh đó cũng có ý kiến đề nghị quy định cơ quan Thống kê trung ương do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Còn một số ý kiến tán thành với quy định của dự thảo Luật, cơ bản kế thừa quy định của Luật thống kê hiện hành.
Theo Bộ trưởng Vinh, có ý kiến đề nghị nên tách ra khỏi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Một là giao cho Chính phủ, hai là cơ quan khác. Nhưng nếu giao cho Chính phủ thì Bộ Kế hoạch & Đầu tư gần hơn, còn giao cho cơ quan khác thì Chính phủ vẫn quyết định, như vậy là như nhau.
Về việc này, theo ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, cơ quan thống kê nằm ở đâu không quan trọng mà quan trọng là công khai minh bạch chia sẻ thông tin thì tính độc lập sẽ cao.
Còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá luật này không minh bạch khi gần 100% điều khoản giao cho Thủ tướng và Chính phủ quy định.
"Vậy người công bố chỉ tiêu quốc gia là ai? Ngay ví dụ như cách tính GDP của ta rất lơ mơ, không biết thế nào mà lần", Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi.
Theo Chủ tịch Quốc hội, GDP là con số thống kê quan trọng nhất của đất nước nhưng cũng không chính xác. Vậy Luật lần này khắc phục thế nào? Vì chỉ tiêu không minh bạch mới dẫn đến tính không chính xác.
"Chỉ tiêu không chính xác thì sao lãnh đạo đất nước được? Phải công khai minh bạch chỉ tiêu quốc gia. Luật phải quy định chỉ tiêu quốc gia vào thẳng trong Luật, quy định từ chỉ tiêu cho đến cách tính cho rõ ràng, và chịu trách nhiệm rõ ràng chứ không phải giao hết cho Thủ tướng, Chính phủ quy định” – Chủ tịch Quốc hội đề nghị.
Thành Nam
http://infonet.vn/chu-tich-quoc-hoi-cach-tinh-gdp-cua-ta-rat-lo-mo-post159777.info
Nhận xét của Lại Trần Mai:
Lưu ý Tổng cục Thống
kê vừa tính lại số liệu GDP cho tất cả các năm từ 2005 đến nay. Tốc độ tăng
trưởng hàng năm theo số mới giảm 1-1,3% so với số cũ, tức là rất lớn. Ví dụ năm 2006 số công bố trước tăng trưởng 8,44% thì số
mới chỉ là 7,13%... Từ đây các số liệu GDP thành phần (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, đầu tư, tích lũy, tiêu dùng, xuất nhập khẩu...) cũng thay đổi.
Thêm
nữa, TCTK chỉ mới tính lại đến năm 2005,
còn những năm trước 2005 thì coi như không có số liệu. Do đó không thể dùng mô
hình toán để phân tích chi tiết hơn được. Một số chỉ tiêu khác liên
quan cũng thay đổi...
Vì vậy sử dụng thông tin từ những con số
ở VN cần thận trọng. Theo dõi xu thế tiến triển đáng tin cậy hơn là theo dõi
con số cụ thể.
Đặc
biệt, từ nay dường
như Tổng cục Thống
kê sẽ chính thức dùng "tốc độ tăng giá
bình quân năm" làm chỉ tiêu lạm phát năm thay cho "mặt bằng giá
tháng 12 năm nay so với mặt bằng giá tháng 12 năm trước"...
Đáng
buồn nhất hiện nay là phần lớn các chỉ tiêu thống kê ở nước ta giống của quốc
tế về tên gọi, nhưng không giống về bản chất, về nội dung, nên thực chất không
thể so sánh quốc tế hay sử dụng trong các mô hình tóan kinh tế. Thứ hai là phần
lớn số liệu không chính xác, thậm chí sai rất lớn, và được sửa đổi khá thường
xuyên, tùy tiện; điển hình là việc TCTK thường xuyên tính lại giá trị các chỉ
tiêu của những năm cũ rồi âm thầm sử dụng. Nếu số liệu cứ thế này thì chính
sách kinh tế không thể đúng được.
Muốn tính đủ G-D-P
Trả lờiXóaCộng dồn các loại cho phê lòi kèn
Nhân 1,3 trình lên**
Báo cáo Quốc hội chẳng tên nào ngờ
Thằng Tây bảo ta lờ mờ
Mình hỏi kiểu tính chúng ngơ ngác nhìn!
Bỏ sót- chính bằng -số gian*
Vậy là chính xác toàn phần gia tăng!
*Theo BuiTrinh-con BuiPhung (2001), thì số GDP bỏ sót do gian lận thiếu dữ liệu chính bằng số tâng lên của Bộ phận tính toán và cao hứng của các sếp.
Vụ trưởng TH ngành TK (TS TranKimDen) nói " tao có quyền tăng giảm 0.5% GDP, và dưới 1 triệu tấn lương thực".
**> 0.3 chính là khu vực phi kết cẩu của các nền kinh tế chuyển đổi!