Tháp truyền hình Việt Nam dự kiến cao 636m
Với độ cao này, công trình vừa được Thủ tướng chấp thuận chủ trương xây dựng sẽ thuộc loại cao nhất trong số tháp truyền hình đã được xây dựng trên thế giới. "Khi nói chuyện về việc xây dựng tháp truyền hình, Thủ tướng nói tháp truyền hình sẽ phải cao nhất khu vực. Tôi đã hỏi Thủ tướng là cao nhất khu vực Đông Nam Á hay châu Á? Đông Nam Á thì đương nhiên sẽ là cao nhất rồi. Thủ tướng nói: Cao nhất châu Á”, ông Trần Bình Minh nói.Tháp truyền hình Việt Nam dự kiến sẽ
cao hơn tháp Sky Tree ở Tokyo (Nhật Bản).
Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Tập đoàn BRG ngày vừa ký thỏa thuận hợp tác đầu tư xây dựng Tháp truyền hình Việt Nam. Nguồn tin của VnExpress cho biết sau khi ký kết, 3 bên sẽ góp vốn thành lập một công ty cổ phần để chịu trách nhiệm, tiến tới lập dự án tiền khả thi, chọn nhà thầu thi công...Phần vốn góp của VTV sẽ được lấy từ nguồn huy động, cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc đài, trong khi SCIC và BRG sẽ góp từ vốn kinh doanh.
BRG là tập đoàn tư nhân chuyên đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực sân golf và tài chính - ngân hàng, trong đó có SeABank.
VTV dẫn lại lời phát biểu của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam Trần Bình Minh cho hay độ cao của tháp sẽ là 636m, hơn cả tháp cao nhất châu Á hiện nay là Sky Tree ở Tokyo - Nhật Bản (634m) và tháp truyền hình Quảng Châu - Trung Quốc (600m).
"Khi nói chuyện về việc xây dựng tháp truyền hình, Thủ tướng nói tháp truyền hình sẽ phải cao nhất khu vực. Tôi đã hỏi Thủ tướng là cao nhất khu vực Đông Nam Á hay châu Á? Đông Nam Á thì đương nhiên sẽ là cao nhất rồi. Thủ tướng nói: Cao nhất châu Á”, ông Trần Bình Minh nói.
Trước đó, Thủ tướng đã đồng ý về chủ trương nghiên cứu, hợp tác đầu tư dự án Tháp truyền hình Việt Nam. Công trình dự kiến được xây dựng trên khu đất hơn 14 ha tại khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây. Đây được đánh giá là dự án tầm cỡ quốc tế, có tính chất đặc thù nên cần có cơ chế đặc biệt do Thủ tướng quyết định về vốn, hình thức giao đất và phương thức chọn nhà thầu. Dự án cũng được áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật.
Tập đoàn BRG được lựa chọn sau khi Thủ tướng cho phép Đài Truyền hình Việt Nam chọn thêm đối tác là doanh nghiệp tư nhân có năng lực tài chính và kinh doanh, góp vốn cùng tham gia dự án.
Kỳ Duyên
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/thap-truyen-hinh-viet-nam-du-kien-cao-636m-3156279.html
Việt Nam định xây tháp truyền hình cao hàng đầu thế giới
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý cho VTV và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) lập công ty cổ phần để đầu tư dự án Tháp Truyền hình Việt Nam.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng về chủ trương nghiên cứu, hợp tác đầu tư dự án Tháp Truyền hình Việt Nam. Công trình dự kiến được xây dựng trên khu đất hơn 14 ha tại khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây. Trước đó, dự án này từng được nhắc tới khi Hà Nội tiến hành quy hoạch 4 khu đô thị mới năm 2002 và được Thủ tướng chấp thuận theo đề nghị của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) vào cuối năm 2014.
Tokyo Skytree của Nhật Bản hiện là tháp
truyền hình cao nhất thế giới với chiều cao 634m.
Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, do đây là dự án có tầm cỡ quốc tế và thuộc loại cao nhất trên thế giới, có tính chất đặc thù, nên trong quá trình chuẩn bị cũng như thực hiện đầu tư, cần có cơ chế đặc biệt do Thủ tướng quyết định về vốn, hình thức giao đất và phương thức chọn nhà thầu. Dự án cũng được áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, Thủ tướng đồng ý cho VTV phối hợp với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) lập công ty cổ phần để đầu tư dự án, sau khi đã làm rõ hiệu quả. Đài Truyền hình Việt Nam sẽ chọn thêm đối tác là doanh nghiệp tư nhân có năng lực tài chính và kinh doanh, góp vốn tham gia công ty cổ phần để khai thác khi dự án đi vào hoạt động.
Cũng theo kết luận, phần vốn góp của VTV trong công ty nêu trên được lấy từ nguồn huy động, cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc đài; trong khi SCIC sẽ góp từ vốn kinh doanh. Khi dự án có hiệu quả, 2 bên được phép bán cổ phần để thu hồi vốn.
Theo Chính phủ, đây là một công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực truyền hình tại Việt Nam, đem lại những ảnh hưởng to lớn với du lịch, đầu tư và xã hội, cũng như là điểm nhấn về kiến trúc cho Hà Nội.
Trong thời gian tới, Đài Truyền hình Việt Nam được yêu cầu cùng đơn vị tư vấn khẩn trương xây dựng dự án tiền khả thi, trong đó làm rõ phương án huy động vốn, thời gian thu hồi và hiệu quả dự án...
Kỳ Duyên
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/bat-dong-san/viet-nam-dinh-xay-thap-truyen-hinh-cao-hang-dau-the-gioi-3152462.html
phải cao nhất khu vực để làm gì thưa ông. ông lại mắc cái bệnh thành tích và hình thức dởm rồi? chúng tôi là những người dân chúng tôi không cần những cái nhất đó
Trả lờiXóaCao nhất thế giới để vỗ ngược ta đây chứ làm gì, cứ tưởng người ta phục mình nhưng lại bị họ cười vào mũi cho . đã nghèo lại còn thích chơi trội
Trả lờiXóa