Phóng sự ảnh về quy trình chế biến cầy tơ trên báo Anh
Một nhà báo Anh đã vô cùng sốc và cảm thấy như đang xem phim kinh dị khi đối mặt với những ánh mắt van xin, sợ hãi của những chú chó trước khi bị làm thịt, tại lò giết mổ chó ở Lĩnh Nam, Hà Nội, Việt Nam.
Phóng viên Simon Parry của Daily Mail thâm nhập
chợ mua bán, giết mổ chó nổi tiếng ở Hà Nội này.
Simon Parry (bên phải) chứng kiến cả quy trình giết mổ chó trong nỗi kinh hoàng, vì đối với người Anh nói riêng và phương Tây nói chung, chó là người bạn tốt nhất của con người, là vật nuôi được cưng chiều, nựng nịu. Vậy mà, anh tận mắt nhìn thấy 2 con chó bị đập chết, cắt tiết, rồi tống vào nồi nước sôi để làm lông.
Quy trình đẫm máu, thách thức thần kinh của người phương Tây diễn ra bên cạnh một hàng thịt chó, chỉ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội chưa đầy 4km.
Thịt chó sẽ được chế biến thành thực phẩm như 7 món nhậu cho một số người dân thích ăn thịt chó ở Việt Nam.
Nhân viên của cửa hàng thịt chó mặc áo màu xanh lá cây cho biết nguồn gốc của các con chó là từ việc mua bán cũng có, mà bị bắt trộm cũng nhiều.
Khi Perry hỏi một chủ nhà hàng xem đâu là những con chó bị đánh cắp, ông ta đã tức giận và xách cổ một con chó trong lồng sắt ra bằng chiếc kẹp kim loại, đập chết một cách không thương tiếc và ném xuống sàn cho nhân viên cắt tiết. Máu của con chó phun đầy ra sàn, gần chân Perry.
Trước nỗi kinh hoàng của nhà báo Anh khi nhân viên bắt đầu làm lông con chó, ông chủ hàng thịt chó gào lên: “Anh đang làm hại đến việc kinh doanh của chúng tôi”.
Simon Parry còn đi vòng vòng quanh 50 sạp bán thịt chó trông hết sức bẩn thỉu trên đường Lĩnh Nam – một khu vực bán thịt chó nổi tiếng ở Hà Nội vào một sáng thứ Tư.
Ở một hàng bán thịt chó khác, hai lồng chó sống được chở bằng xe tải từ các tỉnh đổ hàng về, và những con chó đã được sơ chế treo lủng lẳng trên lối vào. “Không có việc gì liên quan đến anh ở đây. Dừng hỏi han đi vì tôi không muốn nói chuyện với anh. Cũng đừng có mà chụp ảnh gì hết. Anh làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của chúng tôi”, một chủ sạp chó cáu tiết, hét vào mặt Parry.
“Những con chó trong lồng rõ ràng nhận thức được những gì đang xảy ra với đồng loại nên chúng rất sợ hãi. Hầu hết người dân Việt Nam không tận mắt chứng kiến quy trình giết mổ, mà chỉ đơn giản đi đến nhà hàng ăn, hoặc ra chợ mua thịt về. Nếu mọi người thấy điều này, tôi tin rằng nhiều người trong số họ sẽ thôi ăn thịt chó”- Lê Đức Chính, một trong những người vận động bảo vệ quyền động vật, đi cùng Parry, nói.
Nhà hàng thịt chó Nha Hang ở đường Tam Trinh làm thịt 50 con cầy tơ trước mặt thực khách mỗi ngày. Chủ nhân Vu Van Vuong chỉ nhún vai, nói “Đó là điều bình thường ở Hà Nội” khi được hỏi vì sao nuôi chó cưng mà vẫn kinh doanh thịt chó.
“Đó là truyền thống và ăn thịt chó để giải đen”, một doanh nhân tên Đức cho biết đi ăn thịt chó mỗi tháng một lần với các cậu bạn. Tuy nhiên, anh Đức cũng cho hay nhiều ông chủ hàng thịt chó trên Nhật Tân sau khi làm ăn phát đạt, mua nhiều nhà lầu, xe hơi thì giải nghệ. Anh nghe nói họ cảm thấy thất đức vì đã giết quá nhiều chó.
Ước tính, có khoảng 5 triệu con chó bị làm thịt mỗi năm. Hầu hết chó được chở về từ làng Sơn Đông, xã Thành Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ở đó, những con chó đáng thương sẽ bị nhồi thức ăn vào dạ dày trong nhiều ngày để tăng trọng lượng, trước khi bị tống lại vào lồng để chở đến các nhà hàng hoặc cơ sở giết mổ trên Hà Nội, với giá khoảng 100.000 đồng/kg.
Một người kinh doanh thịt chó tên Nguyễn Trọng Minh ở làng Sơn Đông tự… hào vì vừa làm thịt gần 400 con chó trong một ngày. “Hôm qua là một ngày “hên””, ông chủ này cười toe toét và cho biết. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt chó, ngoài số chó mua bán chính thức, hầu hết chó là từ nạn bắt trộm, và cả nhập lậu từ Thái Lan về. Trong ảnh: Một con chó được giải thoát và điều trị tại phòng khám thú y của tổ chức cứu hộ chó Soi ở Phuket, Thái Lan, sau khi suýt bị chuyển qua biên giới về Việt Nam.
Tột nghiệp miền Nam VN bị vạ lây, ý thức và dân trí 3 miền hoàn toàn khác nhau.
Trả lờiXóa