Cho tôi thêm đũa nữa đi
Houston Chronicle - Thomas Friedman - HÀ NỘI, Việt Nam – Vì một trở ngại trong việc sắp xếp lịch làm việc, tôi đã đi thăm hai thành phố Kiev và Hà Nội trong vòng hai tuần qua, và bằng một cách hết sức tình cờ, một số sự kiện đã trở nên tỏ tường đối với tôi. Ukraine là một quốc gia hạng trung ở sát một con gấu khổng lồ, và Việt Nam là một quốc gia hạng trung nằm sát một con hổ khổng lồ.
Thomas Friedman, Bình Bút Nhật Báo New York Times
Trong khi Ukraine phải đối phó với một nước Nga trên đà xuống dốc, tuy vẫn muốn tìm kiếm niềm tự hào tại những nơi chốn sai lầm – như là tại Crimea – thì Việt Nam đang phải tranh đấu tìm cách đối phó với một nước Trung Quốc đang lên, và cũng đang tìm kiếm dầu khí tại các nơi chốn sai lầm – như là tại vùng lãnh hải của Việt Nam.Thái độ của nước Nga đối với Ukraine dường như là “hãy cưới anh đi, nếu không anh sẽ giết em.” Trong khi thái độ của Trung Quốc đối với Việt Nam thì có thể biểu thị bằng một biến thể của một câu nói trong kịch bản phim mang tựa đề “sẽ có đổ máu”: “Anh có một cái ông hút dài cho nên anh sẽ hút cái ly kem sữa của anh và cả ly của em luôn.”
Trong khi đó, Hoa Kỳ đang cố tìm kiếm cách hỗ trợ cả Ukraine lẫn Việt Nam trong cuộc tranh đấu của hai nước chống lại nước láng giềng khổng lồ của họ mà không để bị liên lụy trong những cuộc tranh chấp đó.
Cả hai cuộc tranh chấp nói trên nói lên cho chúng ta rất nhiều điều về thế giới hậu Chiến Tranh Lạnh. Cả hai chiều hướng can thiệp của Nga tại Ukraine và Trung Quốc vào vùng biển của Việt Nam đã không dựa trên chủ thuyết hay một tham vọng toàn cầu. Cả hai tiêu biểu cho một ý chí giành quyền lực tại địa phương, được thúc đẩy bởi chủ nghĩa dân tộc và sự tranh giành tài nguyên.
Một điểm tương đồng khác là cả hai nước Nga và Trung Quốc vẫn chưa can dự vào một cuộc xâm lấn xuyên lãnh thổ của hai nước láng giềng của họ, mà chỉ chọn lựa hành vi gây hấn đằng sau những vùng ngoại vi. Nga thì dùng những “người áo xanh tí hon” tại Ukraine – những tay súng thân Nga với căn cước rất mù mờ - và Trung Quốc thì dàn trận một hạm đội 70 tầu dân sự với một số tầu chiến trong vùng biển Nam Hải. Họ đã kéo một giàn khoan dầu nước sâu khổng lồ tới một vùng cách duyên hải Việt Nam 130 hải lý – không những nằm trong thềm lục địa của Việt Nam, mà còn ở gần quần đảo Hoàng Sa, là nơi mà Trung Quốc giành chủ quyền, và vì vậy Trung Quốc tự cho phép mình kiểm soát một đường vòng cung đại dương rộng lớn quanh đó.
Hệ thống truyền hình Việt Nam đã trình chiếu một phần diễn lại cuộc đụng độ giữa hai nước: Khi mà một tầu tuần tra hải quân Việt Nam thách thức một tàu lớn hơn của Trung Quốc, và đã bị tầu Trung Quốc húc vào làm cho sáu thủy thủ bị thương. Sau đó, một tầu Trung Quốc khác đã dùng vòi rồng với áp suất cao để phun nước đuổi các tầu Việt Nam. Sự kiện này là một diễn biến lớn tại Việt Nam.
Trong cả hai trường hợp, Nga và Trung Quốc đã vận dụng những chiến thuật đủ mạnh để đạt được mục đích của họ, tuy cũng đã điều chỉnh để không kích động phản ứng mạnh của cộng đồng thế giới.
Tuy nhiên, thời điểm do Trung Quốc chọn lựa, ngay sau khi Tổng thống Obama thăm viếng khu vực này – khi mà ông đã chỉ trích những đòi hỏi lãnh hải quá đáng của Trung Quốc – đã trở thành một vòi súng nước bắn vào mặt ông.
“Sự kiện đó đã trở thành một diễn biến làm chấn động dư luận toàn vùng.” Ông Hà Huy Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Ngoại giao Quốc hội Việt Nam đã nói với tôi như trên. Tuy nhiên Việt Nam có ít chọn lựa để phản ứng. Trung Quốc “là một cường quốc đang nổi lên. Câu hỏi đặt ra là chúng tôi sẽ phải phản ứng ra sao?” Ông Thông đặt câu hỏi đó. “Đó không phải chỉ là một vi phạm lãnh thổ của chúng tôi, mà còn là một vi phạm luật quốc tế.”
Phương cách duy nhất để ngăn chặn một cường quốc khu vực có hành động uy hiếp một nước láng giềng là thiết lập một liên minh gồm tất cả các nước láng giềng. Tuy nhiên một liên minh như vậy khó thành hình khi mà nguy cơ chỉ nhắm vào một nước duy nhất, và tầm mức mối nguy cơ này lại quá thấp, và khi mà nước chủ động (Nga và Trung Quốc) lại nắm giữ một số lượng hoạt động thương mại lớn lao với toàn Á châu như trong trường hợp Trung Quốc, và một lượng khí đốt lớn lao như Nga đối với Ukraine và Âu Châu.
“Việt Nam chúng tôi có một ngạn ngữ theo đó ‘rất dễ để bẻ một đôi đũa, nhưng rất khó để bẻ được một bó đũa.’
Cho đến khi nào có thể thiết lập được một liên minh như nói trên, thì Việt Nam – do một sự trớ trêu của lịch sử - ở vào thế phải nhìn về hướng Hoa Kỳ để tìm sự bảo vệ đối với kẻ thù lịch sử là Trung Quốc.
Khi tôi đến viếng thăm cơ sở trường Đại học Thương mại FPT, ông Lê Duy Anh, một nhà thuyết giảng tại trường này đã nhận xét với tôi rằng mỗi khi Trung Quốc có một động thái gì với Việt Nam, thì người dân lại đến Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội để biểu tình.
Do đó, người Mỹ có thể nghĩ rằng chúng ta mất hết ảnh hưởng trên thế giới, nhưng trên thực tế, có rất nhiều người bên ngoài mong muốn thấy “sụ hiện diện của chúng ta” hơn bao giờ hết.
Điều đó còn chính xác hơn nữa đối với những người sống trong vùng giáp biên với Nga và Trung Quốc, là những người ở nửa trong nửa ngoài so với hệ thống toàn cầu hiện tại – vốn thụ hưởng những lợi ích của nền mậu dịch và đầu tư toàn cầu, nhưng lại theo chiều hướng xét lại khi đề cập đến những luật chơi chung ở trên sân nhà.
Chúng ta có thể không còn chú tâm đến thế giới, nhưng đa phần thế giới vẫn còn để ý đến chúng ta - và họ thường hay nói: “Các anh Yankee hãy lại đây” nhiều hơn là “Các anh Yankee hãy đi về đi.”
Chúng ta sẽ không tham chiến trong cả hai trường hợp. Và cả Nga lẫn Trung Quốc đều có những quyền lợi và đòi hỏi đáng được xét đến. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn thuyết phục được Mặc Tư Khoa hay Bắc Kinh tìm cách giải quyết tranh chấp trong hòa bình, và tránh vận dụng đường lối đơn phương, thì hiển nhiên chúng ta cần phải có thêm nhiều chiếc đũa trong bó đũa của chúng ta. Chính vì thế cho nên, ngày nay, khả năng thiết lập liên minh của Hoa Kỳ đóng vị thế quan yếu ngang bằng với việc Hoa Kỳ hành xử quyền lực của mình.
Thomas Friedman là một bỉnh bút của báo New York Times đã đã ba lần nhận giải thưởng Pulitzer Prize.
http://www.ngay-nay.com/docbaoban.php
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét