Việt Nam bao giờ “tốt nghiệp” ODA?
(Baodautu.vn) Góp ý với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, đại biểu Quốc hội cho rằng, Chính phủ cần có ý thức “tốt nghiệp “ ODA để giảm thiểu nợ công quốc gia. Theo đại biểu Lê Thị Nga – tỉnh Thái Nguyên, ODA là nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, đến nay, ngoài một tỷ lệ nhỏ hỗ trợ phát triển không hoàn lại thì phần nhiều là cho vay ưu đãi có điều kiện.Đại biểu Lê Thị Nga – tỉnh Thái Nguyên
Đặc biệt, các nước này, nác nước này cũng đặt kế hoạch chấm dứt nhận ODA trong 1 tương lai không xa. Thực tế Hàn Quốc đã giảm tiếp nhận ODA sau 20 năm và hoàn toàn “tốt nghiệp ODA” sau 30 năm.
“Có ý thức tốt nghiệp ODA thì mới luôn quan tâm đến những hạn chế và nâng cao hiệu quả sử dụng nó”, đại biểu Nga nhấn mạnh.
Theo đại biểu Lê Thị Nga, qua hơn 20 năm, Việt Nam đã thu hút khoảng 78 tỷ USD vốn ODA, bình quân vay 3 tỷ USD/năm. Chính phủ đã rất nỗ lực và kết quả nguồn vốn này đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, nhiều chương trình, dự án đạt kết quả tích cực. Nhưng cũng có nhiều dự án phát sinh bất cập, thậm chí vi phạm và tội phạm, thất thoát, lãng phí. Tham nhũng trong nhiều dự án đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình và mất uy tín của Việt Nam với nhà tài trợ.
Điển hình là các vụ PMU 18, vụ Huỳnh Ngọc Sỹ, vụ nghi vấn tiêu cực tại dự án Daniza Đan Mạch năm 2012 hay vụ JTC đường sắt gần đây. Đáng lưu ý là có nhiều cơ chế kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn ODA nhưng những vụ vi phạm lớn lại chỉ được phát hiện do phía nước ngoài!
Phân tích những nguyên nhân dẫn đến thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn ODA, đại biểu Lê Thị Nga phân tích: ODA chủ yếu được điều chỉnh bởi Nghị định 38/2013/NĐ – CP; quyết định của Thủ tướng; hướng dẫn của các bộ, ngành, địa phương và quy định của nhà tài trợ. Các quy định này còn phức tạp, phân tán, hiệu lực pháp lý thấp. Việc đảm bảo công khai, minh bạch trong trách nhiệm giải trình trong Nghị định 38/NĐ - CP mới chỉ mang tính nguyên tắc mà chưa được cụ thể hóa vào quy trình thực hiện giải ngân vốn ODA dẫn đến chưa ngăn chặn được tình trạng xin – cho, cò dự án tiêu cực, tham nhũng... Đáng lưu ý, pháp lý về ODA đã bộc lộ 2 điểm yếu cơ bản nhất là:
(1) Quốc hội – người chịu trách nhiệm cao nhất về nợ công và người dân – chủ thể phải đóng thuế và là người trả nợ cuối cùng gần như đứng ngoài quy trình về ODA. Đề nghị Quốc hội ban hành luật quản lý, sử dụng ODA, trong đó có quy định chặt chẽ về tiêu chí chấp nhận vốn ODA. Công khai, minh bạch toàn bộ số vốn, công khai các dự án và quy trình phân bổ, buộc phản biện độc lập trước khi quyết định đầu tư. Có quy định về quyền của người dân, tổ chức mặt trận, báo chí và hiệp hội chuyên ngành trong việc giám sát việc thực thi nguồn vốn ODA.
(2) Về giám sát của Quốc hội: Với tư cách là một phần của đầu tư công và nợ công, lại tác động đến vị thế và uy tín quốc gia nhưng những năm qua, cả về pháp lý cũng như thực tiễn, trách nhiệm giám sát của Quốc hội về ODA là chưa được coi trọng. Thực tế là hơn 20 năm qua, đã xảy ra không ít vụ việc gây chấn động dư luận nhưng Quốc hội chưa một lần giám sát tối cao về ODA.
Với tư cách là cơ quan của Quốc hội phụ trách về kinh tế và ngân sách nhưng Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cũng chưa một lần giám sát chuyên đề về vấn đề này. Vào các năm 1999 – 2003, ủy ban đối ngoại có 2 lần giám sát. Năm 2006 khi xảy ra vụ PMU18, Ủy ban đối ngoại một lần nữa báo cáo lại các kiến nghị giám sát của lần trước. Đáng tiếc, những kiến nghị rất đúng đắn này cho đến nay chưa được tiếp thu đầy đủ.
“Đây là 1 nguyên nhân không nhỏ góp phần làm cho những sai phạm trong sử dụng ODA chậm được khắc phục, góp phần đẩy nợ công lên sát ngưỡng mất an toàn. Chúng tôi đề nghị Quốc hội giám sát ODA, chỉ ra những khiếm khuyết trong chính sách, những nhóm lợi ích liên quan ở cả trong nước và nước tài trợ; Phân tích những mặt lợi và bất lợi của ODA. Từ đó để có chiến lược sử dụng có chọn lọc theo lộ trình giảm dần tiến đến chấm dứt ODA. Bất cứ quốc gia nào phụ thuộc lâu dài vào thì đó là thất bại của chiến lược phát triển”, đại biểu Nga nói.
Nghiên cứu của quốc tế về ODA đã chỉ ra 3 điểm cơ bản khiến nước tiếp nhận có khả năng chịu bất lợi là:
Một là, nước tài trợ tạo ra và duy trì một nhu cầu viện trợ giả tạo, ví dụ như là tích cực vận động, tư vấn cho nước nhận tài trợ về những dự án chưa cần thiết, không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước nhận.
Hai là, đòi hỏi những điều kiện đảm bảo của các công ty của nước tài trợ tham gia ODA như là điều kiện về tư vấn, thiết kế, nhân công, điều kiện về công nghệ thiết bị vật tư... của nước tài trợ mặc dù nước nhận tài trợ có thể tự cung cấp hoặc mua được với giá thấp hơn.
Ba là xuất khẩu ô nhiễm môi trường sang nước tiếp nhận. Chính vì thế, có nhà nghiên cứu đã cho rằng, ODA là sát thủ về kinh tế hoặc là “bẫy” ODA...
Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock), tính đến ngày 14/10/2014, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 84,607 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 933,41 USD. Như vậy, nợ công chiếm 47,3% GDP, tăng 10,6% so với năm 2013.
Đáng lo ngại ở chỗ theo Đồng hồ nợ công toàn cầu, tính đến 13/6/2014, nợ công của Việt Nam ở mức trên 81,885 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 905,18 USD. Như vậy, sau 4 tháng, tổng nợ công của Việt Nam tăng thêm 2,72 tỷ USD, bình quân nợ theo đầu người tăng 28,23 USD.
Một số đại biểu cho rằng, một vấn đề cần quan tâm khác là tổng số nợ phải trả hàng năm so với tổng thu ngân sách nhà nước. Bởi khủng hoảng nợ công hay không tùy thuộc quan trọng ở chỉ số này, mà theo tiêu chí an toàn nợ công thì tỷ lệ này vượt mức 25% thì bắt đầu giai đoạn báo động và vượt 30% là mất an toàn. Trong khi đó, đến năm 2013, tổng số nợ phải trả hàng năm đã chiếm 22,3% ngân sách. Và với việc phát hành trái phiếu Chính phủ liên tục trong 5 năm gần đây, với kỳ hạn ngắn thì chỉ số này sẽ tăng nhanh trong các năm tới khi đến kỳ trả nợ.
Theo Đại biểu Trần Du Lịch – Đoàn TP. Hồ Chí Minh, nghĩa vụ trả nợ hàng năm đang tăng áp lực đối với việc cân đối nguồn thu trả nợ của ngân sách Trung ương. Áp lực này đã khiến cơ quan điều hành phải thực hiện vay để đảo nợ, với tỷ lệ ngày càng lớn. Theo tính toán, trong năm 2014 nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ là 208.883 tỷ đồng, thì phần cân đối ngân sách chỉ có 118.750 tỷ đồng, phải vay để trả nợ khoảng 90.000 tỷ đồng. Con số này sẽ tăng dần trong các năm sau và trở thành rủi ro đáng lo ngại của nợ công.
Đại biểu Trần Du Lịch cũng nhấn mạnh, một nền tài chính công thực hiện bội chi liên tục trong 10 năm để đầu tư, mà không tạo ra giá trị cao hơn (tính tương đối), hay thể hiện sự thặng dư cho tái sản xuất mở rộng thì nguy cơ mất an toàn thực sự xảy ra.
Nếu áp dụng nguyên tắc này vào thực trạng của nước ta thì đến năm 2016 sẽ phải có thặng dư ngân sách cho đầu tư sau khi chi cho các khoản chi thường xuyên và trả nợ đến hạn. Tuy nhiên, chi - tiêu ngân sách nhà nước của nước ta đang diễn ra tình hình ngược lại, vay đầu tư không mang lại thặng dư cho tài nguyên ngân sách.
Quang Hưng
Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock), tính đến ngày 14/10/2014, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 84,607 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 933,41 USD. Như vậy, nợ công chiếm 47,3% GDP, tăng 10,6% so với năm 2013.
Đáng lo ngại ở chỗ theo Đồng hồ nợ công toàn cầu, tính đến 13/6/2014, nợ công của Việt Nam ở mức trên 81,885 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 905,18 USD. Như vậy, sau 4 tháng, tổng nợ công của Việt Nam tăng thêm 2,72 tỷ USD, bình quân nợ theo đầu người tăng 28,23 USD.
Một số đại biểu cho rằng, một vấn đề cần quan tâm khác là tổng số nợ phải trả hàng năm so với tổng thu ngân sách nhà nước. Bởi khủng hoảng nợ công hay không tùy thuộc quan trọng ở chỉ số này, mà theo tiêu chí an toàn nợ công thì tỷ lệ này vượt mức 25% thì bắt đầu giai đoạn báo động và vượt 30% là mất an toàn. Trong khi đó, đến năm 2013, tổng số nợ phải trả hàng năm đã chiếm 22,3% ngân sách. Và với việc phát hành trái phiếu Chính phủ liên tục trong 5 năm gần đây, với kỳ hạn ngắn thì chỉ số này sẽ tăng nhanh trong các năm tới khi đến kỳ trả nợ.
Theo Đại biểu Trần Du Lịch – Đoàn TP. Hồ Chí Minh, nghĩa vụ trả nợ hàng năm đang tăng áp lực đối với việc cân đối nguồn thu trả nợ của ngân sách Trung ương. Áp lực này đã khiến cơ quan điều hành phải thực hiện vay để đảo nợ, với tỷ lệ ngày càng lớn. Theo tính toán, trong năm 2014 nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ là 208.883 tỷ đồng, thì phần cân đối ngân sách chỉ có 118.750 tỷ đồng, phải vay để trả nợ khoảng 90.000 tỷ đồng. Con số này sẽ tăng dần trong các năm sau và trở thành rủi ro đáng lo ngại của nợ công.
Đại biểu Trần Du Lịch cũng nhấn mạnh, một nền tài chính công thực hiện bội chi liên tục trong 10 năm để đầu tư, mà không tạo ra giá trị cao hơn (tính tương đối), hay thể hiện sự thặng dư cho tái sản xuất mở rộng thì nguy cơ mất an toàn thực sự xảy ra.
Nếu áp dụng nguyên tắc này vào thực trạng của nước ta thì đến năm 2016 sẽ phải có thặng dư ngân sách cho đầu tư sau khi chi cho các khoản chi thường xuyên và trả nợ đến hạn. Tuy nhiên, chi - tiêu ngân sách nhà nước của nước ta đang diễn ra tình hình ngược lại, vay đầu tư không mang lại thặng dư cho tài nguyên ngân sách.
Quang Hưng
http://baodautu.vn/viet-nam-bao-gio-tot-nghiep-oda.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét