Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Quan hệ Mỹ-Việt làm lu mờ “Cuộc tranh luận lớn” trong nước

Sự tái lập tình hữu nghị giữa Hoa Kỳ với VN làm lu mờ “Cuộc tranh luận lớn” trong nước
Đứng giữa Việt Nam hiện nay và một tương lai thịnh vượng hơn là một loạt các quyết định chính trị quan trọng về phát triển cơ chế của đất nước. Mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ lad điều đáng hoan nghênh và có thể hỗ trợ Việt Nam trong việc giải quyết những thách thức về cơ chế. Nhưng cuối cùng là người Việt Nam phải cùng nhau quyết định.

Phó thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng John Kerry bắt tay ở Washington, DC, ngày 02 Tháng 10, năm 2014 Nguồn: photostream flickr của Bộ Ngoại giao, Chính phủ Mỹ.

Chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Washington trong tuần này đánh dấu một sự kiện quan trọng trong một tiến trình lớn hơn để làm ấm lên mối quan hệ giữa chính phủ Mỹ và Việt Nam. Cuộc đàm phán đi sau nhiều tháng thảo luận cấp cao giữa các đại diện khác nhau của hai bên trước tình hình Trung Quốc muốn áp đặt chủ quyền vô căn cứ, bất hợp pháp trên vùng biển phía nam Trung Quốc và nhằm thay đổi hiện trạng bằng các biện pháp cưỡng chế khác nhau.

Trước những mối đe dọa đó – đối với chủ quyền của Việt Nam và an ninh khu vực – người ta đã chú ý rất nhiều và trực tiếp đến việc sắp nới lỏng lệnh cấm vận của Washington về việc bán vũ khí gây chết người cho Hà Nội. Ngoài việc chuyển giao các thiết bị quân sự và công nghệ và ý nghĩa biểu tượng không nhỏ của nó, dỡ bỏ lệnh cấm vận còn là điềm báo trước một hợp tác quân sự-với-quân sự chặt chẽ hơn.

Tuy nhiên, cuộc hội đàm giữa giới lãnh đạo của hai quốc gia mở rộng vượt ra ngoài lĩnh vực quân sự. Gần bốn mươi năm đã trôi qua từ (khi chấm dứt) cuộc chiến thê thảm, Hoa Kỳ và Việt Nam chia sẻ nhiều lợi ích từ việc mở rộng thương mại và đầu tư, giáo dục, và không kém, nhu cầu quản lý những gì mà giới chức ngoại giao Việt Nam đã mô tả như “chủ nghĩa đơn phương không được kiểm soát” của Bắc Kinh.

Về mặt quốc tế, cảnh tượng quan hệ nồng ấm giữa Hà Nội và Washington đã nhận được sự chú ý đáng kể. Những gì có lẽ khố hiểu hơn cho giới quan sát nước ngoài là những phát triển đáng kinh ngạc và phức tạp gần đây trong nền chính trị trong nước của Việt Nam. Những phát triển này, mặc dù khó hiểu hết được, dù sao cũng đáng được chú ý. Giới lãnh đạo và người dân Việt Nam hiện nay tham gia vào một cuộc tranh luận lớn về hướng đi của đất nước.

Những vấn đề của Việt Nam hiện nay là rất lớn và đa dạng. Trong số những vấn đề cấp bách đó là “làm thế nào để đối phó với Trung Quốc bây giờ” là vấn đề rõ ràng và khó chữa nhất. Thật thú vị hơn nhiều, và trong nhiều khía cạnh, quan trọng hơn, là cuộc tranh luận râm ran ở Việt Nam quan tâm đến tiến trình phát triển cơ chế và chính trị của đất nước. Có một cảm giác ngày càng tăng, tổ chức của nước này và chính trị – và không phải bất cứ quyền lực nước ngoài – là những yếu tố quan trọng làm suy yếu hoạt động kinh tế của đất nước, làm chậm lại việc cải thiện đời sống, tăng cường sự bất bình đẳng về thu nhập, cơ hội và quyền công dân.

Việt Nam vẫn là một chính thể độc tài. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những cuộc tranh luận về dân chủ và (ở một mức độ thấp hơn) nhân quyền tuy chậm nhưng đang chắc chắn trở thành những chủ đề thường xuyên của những cuộc tranh luận chính trị căng thẳng nhưng dần dần tự do hóa tại Việt Nam. Nhiều người trong số những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho việc đổi mới cơ chế và chính trị cơ bản là những đảng viên (đảng CSVN) lâu năm, với nhiều chục năm phục vụ (đảng) đã che chở họ khỏi bị đàn áp.

Tiếng nói khác đòi thay đổi là những tiếng nói trong xã hội dân sự ngày càng tự tin ở Việt Nam, mặc dù đang chịu những làn sóng đàn áp, đã trở thành một lực lượng mạnh mẽ trong nền chính trị của Việt Nam. Cuối cùng, nhưng không phải ít, hàng triệu người Việt Nam ở nước ngoài – gồm cả người tị nạn từ trước và người di cư rất gần đây – cùng với đồng hương của quan tâm chờ xem Việt Nam thoát khỏi cưn bệnh tự tạo và gia nhập hàng ngũ của các xã hội cởi mở và dân chủ ở Đông Á.

Chúng ta nên hiểu Việt Nam như thế nào trong bối cảnh ly rượu sâm banh cụng nhau ở Washington? Việt Nam vẫn là một nước có tiềm năng kinh tế lớn. Nền kinh tế của Việt Nam có thể và cần được vận hành tốt hơn nhiều so với tình trạng hiện nay, đây là một điều hầu như mọi người Việt Nam đều biết. Người dân Việt Nam đã nhìn thấy những cải tiến rất quan trọng trong đời sống của họ, nhưng những cải tiến đó đã đến từ một nền tảng rất thấp, và những cải tiến đó vẫn bất bình đẳng giữa các nhóm thu nhập, và đang tiến hành quá chậm vì những ràng buộc cơ chế khác nhau gây ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ từ giáo dục, chăm sóc sức khỏe, và các cơ hội kinh tế.

Đứng giữa Việt Nam hiện nay và một tương lai thịnh vượng hơn là một loạt các quyết định chính trị quan trọng về phát triển cơ chế của đất nước. Mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ lad điều đáng hoan nghênh và có thể hỗ trợ Việt Nam trong việc giải quyết những thách thức về cơ chế. Nhưng cuối cùng là người Việt Nam phải cùng nhau quyết định.

Jonathan London
Trà Mi lược dịch

Tiến sĩ Jonathan D. London là một giáo sư và là thành viên cốt lõi của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Thành phố Hồng Kông. TheoJonathan London bằng twitter qua @ jdlondon1.
Nguồn: Historic U.S.-Vietnam Rapprochement Overshadows “Grand Debate” in Vietnam. By Jonathan London. CogitASIA, Center for Strategic and International Studies (CSIS). Oct. 3, 2014.

© 2014 DCVOnline

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét