Khi chính phủ không còn tiền để đầu tư
Chưa bao giờ công luận lại quan tâm đến hiệu quả đồng vốn vay của Việt Nam như hiện nay, bởi tiền vay dành cho đầu tư phát triển thì quá thấp, trong khi vốn vay về lại dùng để trả nợ quá cao. Nghịch lý trên vẫn tồn tại nhiều năm qua, vì sao? Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng mới đây nói: “2015 xơi hết rồi thì 2016 lấy gì mà đầu tư phát triển, tôi thấy ngân sách xấu lắm rồi, thứ nhất, thu được đồng nào đem xài hết, thứ hai là hãm đầu tư và thứ ba là cứ vay thêm ào ào, như thế thứ nhất là không phát triển được đất nước, hai là trả nợ không được thì đến ngày là sụp chứ còn gì?”
Nạn kẹt xe trong giờ cao điểm ở Hà Nội do đường phố
quá chật hẹp. Ảnh chụp hôm 21/10/2014. AFP photo
Nợ công tăng quá nhanh
Tại kỳ họp quốc hội thứ 8 đang diễn ra, một trong những nỗi lo được các cử tri tập trung bàn thảo là nợ công, hiệu quả đồng vốn vay và khả năng trả nợ của Chính phủ. Không phải ngẫu nhiên, ngay trong diễn văn khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thừa nhận “nợ công của Việt Nam tăng nhanh” để khẳng định sự khó khăn mà chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt trong thời gian sắp tới trước hết là sức ép trả lãi, trả nợ, sau đó là những hệ lụy vì đầu tư phát triển không đủ tiền. Thậm chí, đại diện của Ủy tài chính – ngân sách Quốc hội Trần Quang Chiểu không ngần ngại chỉ ra nhiệm vụ quan trọng của năm 2015 là “tập trung vào trả nợ.”
Rõ ràng nếu nhiệm vụ quan trọng chỉ là “tập trung” vào “trả nợ” thì làm sao Việt Nam có thể thực thi được những dự án đầu tư phát triển, những kế hoạch tăng trưởng hay các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang tiến gần. Không những vậy, các khoản nợ công của Việt Nam lại đang bị đánh giá là có độ rủi ro cao hơn các nước trong khu vực.
Phân tích về điều này, T.S Lê Xuân Nghĩa đưa ra 3 nguyên nhân cơ bản: thứ nhất, hiệu quả của đầu tư từ nợ công rất thấp, thứ hai, tỷ lệ trả nợ hàng năm trên tổng thu ngân sách rất cao chiếm 25% và thứ ba, kỳ hạn bình quân các khoản vay của Việt Nam rất ngắn, dẫn đến lãi phải trả cao hơn. Được biết, trong phiên họp chiều 20/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết Chính phủ đề nghị giữ mức bội chi ngân sách năm 2014 bằng 5,3% GDP để có được 224.000 tỉ đồng nhằm trả nợ ngân sách nhà nước.
Trong một lần trả lời phỏng vấn với chúng tôi gần đây về gánh nặng nợ công, T.S Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế độc lập từ Hà Nội không khỏi băn khoăn:
Hiện nay mỗi người dân Việt Nam phải chịu 900 USD/ đầu người nợ công; với thu nhập quốc dân tương đối bé với ngân sách thâm hụt rất lớn tình hình kinh tế vô cùng khó khăn; nợ công có xu hướng gia tăng, năng suất không có hiệu quả. Cho nên đó chính là những băn khoăn những khó khăn lớn nhất. Vấn đề ở đây không phải là biểu hiện của con số mà khả năng trả nợ cũng như tốc độ nợ có xu hướng tăng quá nhanh. Đây chính là sự lo lắng và cũng là sự bất cập của vấn đề nợ công hiện nay.
Những khoản nợ mà T.S Ngô Trí Long gọi bằng cái tên “lo lắng” và “bất cập ấy” nếu qui đổi ra con số sẽ khiến người ta quá bất ngờ, bởi đồng hồ nợ công do tạp chí Times công bố, tổng nợ công của VN vào ngày 1/10/2014 là gần 85 tỉ đô la, mỗi người dân Việt phải gánh hơn 930 đô la.
Tuy nhiên, điều đáng nói không phải chỉ ở số nợ mà Việt Nam đang oằn lưng gánh, mà lại chính là ở khả năng Chính phủ sẽ trả nợ thế nào trong thời gian sắp tới. Bản thân chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng từng nhấn mạnh “Quốc hội nhận thấy an ninh về nợ công bị đe dọa do cơ cấu của nợ công, do nguồn để trả nợ công thiếu cân đối, do bội chi và vay thêm để trả nợ công.” Không “đe dọa” sao được khi ngân sách Nhà nước có “cơ cấu rất xấu” chiếm tới 72% là các khoản chi thường xuyên, trong khi đó, chưa đầy 30% còn lại là để trả nợ và đầu tư phát triển.
Không đủ khả năng trả nợ
Nhận xét về mối nguy hại này, T.S Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương phân tích:
Chi thường xuyên của ngân sách chiếm đến 72% tổng số chi, như vậy, chỉ còn lại 28%, mà 25% sẽ phải chi để trả nợ, như vậy, chỉ còn 3% để đầu tư, đây là điều hết sức đáng lo ngại, nếu như vậy, nền kinh tế Việt Nam sẽ không thể công nghiệp hóa được và Việt Nam sẽ phải có những biện pháp để giảm những khoản chi thường xuyên.
Con số chỉ còn 3% dành cho đầu tư phát triển mà T.S Lê Đăng Doanh vừa cảnh báo hẳn đã phản ánh đúng thực trạng những gì mà đại biểu Trần Du Lịch của đoàn đại biểu TPHCM ngán ngẩm khi nhìn vào bức tranh ảm đạm của nền kinh tế Việt Nam, ông phát biểu: “kinh tế vẫn quá yếu, như người đi cà rề, cà rề, khỏe không ra khỏe, bệnh không ra bệnh, đọc tất cả báo cáo thì không thấy có quyết sách gì đột phá.”
Đột phá sao được khi mà “nhiều chính sách ra đời không thực hiện được chỉ vì không có tiền,” đó là nhận xét của bộ trưởng bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh khi đề nghị “Việt Nam cần chính sách mới để phát triển.” Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng “chưa bao giờ tiền dành cho đầu tư phát triển tại Việt Nam lại ở mức thấp như vậy, chỉ ở khoảng 17% tổng chi”, ông chỉ ra 3 nguyên tắc trụ cột của kinh tế trong chi ngân sách đang bị vi phạm, đó là: tăng chi ở VN cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động, tốc độ tăng cho chi an sinh xã hội cao hơn tốc độ tăng thu ngân sách và cuối cùng, tốc độ tăng chi thường xuyên cao hơn tốc độ tăng chi cho đầu tư phát triển.
Ngưỡng an toàn của nợ công là 65% GDP mà Quốc hội VN đề ra, theo tính toán, đến hết 2015 nợ công dự báo sẽ lên đến 64%, nhưng thực chất con số này còn cao hơn rất nhiều nếu bao gồm cả các khoản nợ của doanh nghiệp Nhà nước mà Chính phủ đứng ra bảo lãnh:
Đáng lo ngại là số nợ công mà bộ Tài Chính công bố lại không gồm nợ của doanh nghiệp Nhà nước, mà nợ của doanh nghiệp Nhà nước không trả được cũng phải do Nhà nước trả, nghĩa là cũng sẽ trở thành nợ công, đây là một tình huống rất phức tạp, nếu tính cả số nợ của doanh nghiệp Nhà nước cộng vào thì số nợ công của Việt Nam hiện nay đã lên đến mức trên 105% của GDP và đó là một tỉ lệ quá cao.
Nếu đơn giản sử dụng con số chính thức được công bố là 65% thì nghĩa là trong tương lai gần Việt Nam không còn đủ khả năng trả nợ, chứ đừng nói đến đầu tư phát triển.
Chúng tôi xin được trích nguyên văn phát biểu của chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng mới đây để làm lời kết: “2015 xơi hết rồi thì 2016 lấy gì mà đầu tư phát triển, tôi thấy ngân sách xấu lắm rồi, thứ nhất, thu được đồng nào đem xài hết, thứ hai là hãm đầu tư và thứ ba là cứ vay thêm ào ào, như thế thứ nhất là không phát triển được đất nước, hai là trả nợ không được thì đến ngày là sụp chứ còn gì?”
Tại kỳ họp quốc hội thứ 8 đang diễn ra, một trong những nỗi lo được các cử tri tập trung bàn thảo là nợ công, hiệu quả đồng vốn vay và khả năng trả nợ của Chính phủ. Không phải ngẫu nhiên, ngay trong diễn văn khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thừa nhận “nợ công của Việt Nam tăng nhanh” để khẳng định sự khó khăn mà chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt trong thời gian sắp tới trước hết là sức ép trả lãi, trả nợ, sau đó là những hệ lụy vì đầu tư phát triển không đủ tiền. Thậm chí, đại diện của Ủy tài chính – ngân sách Quốc hội Trần Quang Chiểu không ngần ngại chỉ ra nhiệm vụ quan trọng của năm 2015 là “tập trung vào trả nợ.”
Rõ ràng nếu nhiệm vụ quan trọng chỉ là “tập trung” vào “trả nợ” thì làm sao Việt Nam có thể thực thi được những dự án đầu tư phát triển, những kế hoạch tăng trưởng hay các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang tiến gần. Không những vậy, các khoản nợ công của Việt Nam lại đang bị đánh giá là có độ rủi ro cao hơn các nước trong khu vực.
Phân tích về điều này, T.S Lê Xuân Nghĩa đưa ra 3 nguyên nhân cơ bản: thứ nhất, hiệu quả của đầu tư từ nợ công rất thấp, thứ hai, tỷ lệ trả nợ hàng năm trên tổng thu ngân sách rất cao chiếm 25% và thứ ba, kỳ hạn bình quân các khoản vay của Việt Nam rất ngắn, dẫn đến lãi phải trả cao hơn. Được biết, trong phiên họp chiều 20/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết Chính phủ đề nghị giữ mức bội chi ngân sách năm 2014 bằng 5,3% GDP để có được 224.000 tỉ đồng nhằm trả nợ ngân sách nhà nước.
Trong một lần trả lời phỏng vấn với chúng tôi gần đây về gánh nặng nợ công, T.S Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế độc lập từ Hà Nội không khỏi băn khoăn:
Hiện nay mỗi người dân Việt Nam phải chịu 900 USD/ đầu người nợ công; với thu nhập quốc dân tương đối bé với ngân sách thâm hụt rất lớn tình hình kinh tế vô cùng khó khăn; nợ công có xu hướng gia tăng, năng suất không có hiệu quả. Cho nên đó chính là những băn khoăn những khó khăn lớn nhất. Vấn đề ở đây không phải là biểu hiện của con số mà khả năng trả nợ cũng như tốc độ nợ có xu hướng tăng quá nhanh. Đây chính là sự lo lắng và cũng là sự bất cập của vấn đề nợ công hiện nay.
Những khoản nợ mà T.S Ngô Trí Long gọi bằng cái tên “lo lắng” và “bất cập ấy” nếu qui đổi ra con số sẽ khiến người ta quá bất ngờ, bởi đồng hồ nợ công do tạp chí Times công bố, tổng nợ công của VN vào ngày 1/10/2014 là gần 85 tỉ đô la, mỗi người dân Việt phải gánh hơn 930 đô la.
Tuy nhiên, điều đáng nói không phải chỉ ở số nợ mà Việt Nam đang oằn lưng gánh, mà lại chính là ở khả năng Chính phủ sẽ trả nợ thế nào trong thời gian sắp tới. Bản thân chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng từng nhấn mạnh “Quốc hội nhận thấy an ninh về nợ công bị đe dọa do cơ cấu của nợ công, do nguồn để trả nợ công thiếu cân đối, do bội chi và vay thêm để trả nợ công.” Không “đe dọa” sao được khi ngân sách Nhà nước có “cơ cấu rất xấu” chiếm tới 72% là các khoản chi thường xuyên, trong khi đó, chưa đầy 30% còn lại là để trả nợ và đầu tư phát triển.
Không đủ khả năng trả nợ
Nhận xét về mối nguy hại này, T.S Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương phân tích:
Chi thường xuyên của ngân sách chiếm đến 72% tổng số chi, như vậy, chỉ còn lại 28%, mà 25% sẽ phải chi để trả nợ, như vậy, chỉ còn 3% để đầu tư, đây là điều hết sức đáng lo ngại, nếu như vậy, nền kinh tế Việt Nam sẽ không thể công nghiệp hóa được và Việt Nam sẽ phải có những biện pháp để giảm những khoản chi thường xuyên.
Con số chỉ còn 3% dành cho đầu tư phát triển mà T.S Lê Đăng Doanh vừa cảnh báo hẳn đã phản ánh đúng thực trạng những gì mà đại biểu Trần Du Lịch của đoàn đại biểu TPHCM ngán ngẩm khi nhìn vào bức tranh ảm đạm của nền kinh tế Việt Nam, ông phát biểu: “kinh tế vẫn quá yếu, như người đi cà rề, cà rề, khỏe không ra khỏe, bệnh không ra bệnh, đọc tất cả báo cáo thì không thấy có quyết sách gì đột phá.”
Đột phá sao được khi mà “nhiều chính sách ra đời không thực hiện được chỉ vì không có tiền,” đó là nhận xét của bộ trưởng bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh khi đề nghị “Việt Nam cần chính sách mới để phát triển.” Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng “chưa bao giờ tiền dành cho đầu tư phát triển tại Việt Nam lại ở mức thấp như vậy, chỉ ở khoảng 17% tổng chi”, ông chỉ ra 3 nguyên tắc trụ cột của kinh tế trong chi ngân sách đang bị vi phạm, đó là: tăng chi ở VN cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động, tốc độ tăng cho chi an sinh xã hội cao hơn tốc độ tăng thu ngân sách và cuối cùng, tốc độ tăng chi thường xuyên cao hơn tốc độ tăng chi cho đầu tư phát triển.
Ngưỡng an toàn của nợ công là 65% GDP mà Quốc hội VN đề ra, theo tính toán, đến hết 2015 nợ công dự báo sẽ lên đến 64%, nhưng thực chất con số này còn cao hơn rất nhiều nếu bao gồm cả các khoản nợ của doanh nghiệp Nhà nước mà Chính phủ đứng ra bảo lãnh:
Đáng lo ngại là số nợ công mà bộ Tài Chính công bố lại không gồm nợ của doanh nghiệp Nhà nước, mà nợ của doanh nghiệp Nhà nước không trả được cũng phải do Nhà nước trả, nghĩa là cũng sẽ trở thành nợ công, đây là một tình huống rất phức tạp, nếu tính cả số nợ của doanh nghiệp Nhà nước cộng vào thì số nợ công của Việt Nam hiện nay đã lên đến mức trên 105% của GDP và đó là một tỉ lệ quá cao.
Nếu đơn giản sử dụng con số chính thức được công bố là 65% thì nghĩa là trong tương lai gần Việt Nam không còn đủ khả năng trả nợ, chứ đừng nói đến đầu tư phát triển.
Chúng tôi xin được trích nguyên văn phát biểu của chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng mới đây để làm lời kết: “2015 xơi hết rồi thì 2016 lấy gì mà đầu tư phát triển, tôi thấy ngân sách xấu lắm rồi, thứ nhất, thu được đồng nào đem xài hết, thứ hai là hãm đầu tư và thứ ba là cứ vay thêm ào ào, như thế thứ nhất là không phát triển được đất nước, hai là trả nợ không được thì đến ngày là sụp chứ còn gì?”
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2014-10-24
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/public-invest-bcome-impossible-mission-vh-10242014105345.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét