Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Gặp PGS bị nghi vấn 'ra giá' 200 triệu lấy bằng tiến sĩ

Gặp PGS bị nghi vấn 'ra giá' 200 triệu lấy bằng tiến sĩ
Nghi vấn về việc một vị Phó Giáo sư (PGS), Trưởng bộ môn Y học Cộng đồng, Trường ĐH Y dược (ĐH Thái Nguyên) nhận lời giúp đỡ một người chuyên buôn gỗ lấy bằng tiến sĩ y khoa danh giá với “chi phí bồi dưỡng” 200 triệu đồng đang gây xôn xao dư luận. Trên thực tế, người buôn gỗ đó thực chất là phóng viên nhập vai của một tờ báo. Vậy ông PGS này nói gì về nghi vấn trên?
Ảnh minh họa: Đất Việt 
Ông Đàm Khải Hoàn: Cái sai của tôi là tôi không nhận, không đòi, nhưng cũng không phản đối; những thứ không làm được nhưng vẫn nhận, không suy nghĩ kỹ mà nói một cách chủ quan trong khi còn cả một hệ thống.
Có thông tin cho rằng, ông đồng ý “giúp đỡ” một người buôn gỗ lấy bằng tiến sĩ (TS) y khoa, thực hư câu chuyện này như thế nào?
- Ông Đàm Khải Hoàn: Tháng 8/2012 có một anh đến nhà gặp tôi và nói là có một người giới thiệu cho tìm đến tôi để hỏi thủ tục học tham gia nghiên cứu sinh (NCS) tại trường.
Tôi vừa đi liên hoan về cũng “bốc” và ở khoa tôi được giao nhiệm vụ phụ trách mảng của khoa, học viên ít và tôi muốn khoa có được học viên.
Vì sao ông lại đi giúp một người buôn gỗ lấy bằng TS y khoa? Việc này nghe có vẻ nực cười?
Thực ra, trong ngành y, không phải ai cũng đi tiêm, có loại đào tạo y tế công cộng có thể bắt đầu từ cử nhân y tế công cộng học 4 năm, thậm chí, không phải học về y mà học Ngoại ngữ, học Toán, học Văn… vẫn có thể được học cao học y tế công cộng, ở Mỹ cũng đào tạo như thế. Sau khi học y tế công cộng xong thì đủ điều kiện xét tuyển có thể học NCS y tế công cộng.
Anh ấy nói mình đi buôn gỗ nhưng muốn học tử tế cho rạng rỡ dòng họ. Anh ấy cũng nói đã học cử nhân y tế công cộng 4 năm tại ĐH Y Hà Nội và 2 năm thạc sĩ y tế công cộng.
Xét cho cùng, các quy định anh ấy đều đáp ứng và tôi nghĩ anh ấy muốn cầu thị, học để mở mặt với dòng họ thì tìm cách giúp đỡ anh ấy. Sau này, một bài báo đã làm nổi bật chuyện buôn gỗ để người ta hiểu sai.
Vậy thực hư chuyện anh hứa “chạy hội đồng” là thế nào?
Hội đồng là hội đồng xét tuyển đủ điều kiện thì được làm NCS, chứ không phải hội đồng bảo vệ luận án TS, không phải giúp ra được một TS. Anh nhà báo này hiểu việc ra được TS đơn giản quá, anh ấy suy ra ghê quá.
Nhưng ông đã hứa viết hộ bài trên tạp chí khoa học chuyên ngành cơ mà. Chả nhẽ ông không vụ lợi gì và chuyện nhờ mua gỗ thì sao?
Muốn đủ đầu vào thì phải có 2 bài báo. Tôi có bàn với anh ấy lên Thái Nguyên làm và sẽ tổ chức để anh ấy tham gia điều tra cộng đồng, lấy số liệu, có thể phải nhờ anh em hỗ trợ thêm để lấy thông tin, sau đó viết bài báo để có đủ điều kiện vào học.
Sau đó, anh ấy nói phải đi Lào buôn gỗ nên tôi đã nói: Chỉ làm bài báo để nộp đủ thủ tục thì không có gì ghê gớm, có thể để anh em tổ chức điều tra giúp. Anh ấy nói về tiền bạc, về việc cho tôi cái này, cái kia…
Mọi việc cứ như một vở kịch đã xây dựng sẵn và một người như tôi chưa quen với việc này cứ đi vào. Anh ấy nói đi buôn gỗ, mình đang cần sửa nhà thì tôi cũng nhờ anh ấy mua luôn.
Anh ấy hỏi tài khoản tôi cũng cho, vì thực ra việc đi điều tra lấy số liệu cũng tốn dăm bảy triệu đồng chi phí cho đi điều tra, trả cho cộng đồng…
Khi tôi đưa tài khoản, anh ấy mới nói anh ấy là nhà báo, đã quay video… Tôi bực mình nói: Anh đã lừa tôi.
Vậy sao bài báo không được đăng từ năm đó?
Năm đó trường kỷ niệm 45 năm thành lập, nên nhà trường đã mời anh nhà báo tới trường đối chất với tôi và yêu cầu tôi trình bày sự việc.
Tôi đã khẳng định không nhận một đồng nào cả mà đó chỉ là chuyện “chém gió”.
Trong toàn bộ câu chuyện có gì liên quan đến tiền hay quà là đều do anh nhà báo đề nghị (anh ấy cũng công nhận việc này). Anh ấy đã không hiểu làm NCS khó hơn nhiều.
Thật khó tin ông không sai gì?
- Cái sai của tôi là tôi không nhận, không đòi, nhưng cũng không phản đối; những thứ không làm được nhưng vẫn nhận, không suy nghĩ kỹ mà nói một cách chủ quan trong khi còn cả một hệ thống.
Thú thực, tôi chỉ muốn làm sao cho khoa có học viên. Nếu có thêm trò thì tôi được dạy và được nhà trường trả thù lao, chứ không phải cầu mong được cho tiền hay mua bán.
Năm trước, nhà trường cũng kết luận tôi sai ở khâu phát ngôn, không lường được ở khả năng của mình mà cứ hứa. Dù chưa làm gì để vi phạm kỷ luật như kết luận của trường, nhưng tôi cũng bị phê bình ở chi bộ, không được đảng viên hoàn thành nhiệm vụ; mất lao động tiên tiến.
Hiện nay, còn 1 năm nữa tôi về hưu, nhưng nhà trường đã đề nghị tôi bàn giao công việc, nghỉ để viết giải trình sự việc.
Hứa giúp người ta qua được đầu vào, sao anh dám liều như vậy?
- Ở mảng NCS, trường mới đào tạo được chục người trong 10 năm trở lại đây. Xét hồ sơ theo tiêu chuẩn, đủ bài báo, đủ ngoại ngữ sẽ xét, còn những thứ không hệ trọng thì có thể bỏ qua và còn dạy tiếp.
Từ lúc xét đến giờ, chưa ai bị trượt cả và nay cũng ra làm giáo viên ở nhà trường hết. Đầu vào nếu có người yếu một tý thì mình có thể dạy sau này.
Anh này thì đủ điều kiện, mặt mày sáng láng, ăn nói hoạt bát nên tôi nghĩ có thể đào tạo được. Anh ấy hỏi có mất đến hàng tỷ không, tôi cũng đã nói: Học viên phải tham gia làm nhiều, chứ không phải đi thuê đi mướn hết được.
Tham gia đào tạo như thế ông thường nhận được quà gì?
- Học viên cho tôi những thứ mà họ cảm thấy quý, ví dụ, chai rượu, gói quà, gói thuốc, dịp lễ tết thì có người đưa tôi phong bì, thường là 100-200 nghìn đồng, anh nào giám đốc hay làm ăn được thì đưa phong bì 1 triệu đồng, nói là cám ơn thầy và dặn thầy thích ăn gì thì thầy mua vì em không biết mua quà gì.
(TheoHồ Thu- Tiền Phong)
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/193309/gap-pgs-bi-nghi-van--ra-gia--200-trieu-lay-bang-tien-si.html

Ý kiến bạn đọc (25)

Nguyen van Luan4 giờ trước
Đào tạo tiến sĩ kiểu này thì không ngạc nhiên là VN có hàng chục ngàn tiến sĩ mà chả ra quái gì cả.
Nho4 giờ trước
Nghe ông PGS này trả lời vừa thấy ghét, vừa thấy hài hài, thật thật vì có từ "chém gió". Có lẽ nhận thức của ông này nó là như thế. Thực tế bài giả người muốn làm NCS quá độc. Cũng cần nhiều kiểu cách như thế này mới lật mặt được tệ nạn này, chứ cứ nói khơi khơi thì chỉ có câu "chúng tôi làm đúng quy trình, chứng cứ đâu?". 
Quang4 giờ trước
Chuyện thường ở huyện...nhà báo bị mơ nên mới thắc mắc và mới biết chuyện này...hỏi bất cứ người làm nghiên cứu sinh xịn và đểu ở VN thì biết...xã hội này cái gì chẳngh phải chạy...
Giang4 giờ trước
Đây là bệnh trầm kha của xã hội. Hầu hết các cơ quan công quyền đều có những hiện tượng này.
Thanh4 giờ trước
Trong xã hội ta chuyện này bình thường như cân đường hộp sữa
Lưu Ly4 giờ trước
Hiện tượng mua bán này chẳng riêng gì Trường ĐH Y-Dược Thái Nguyên đâu. Bế tắc, bế tắc.....
vantruongnguyen3 giờ trước
Cảm ơn bài viết .Đọc xong trẻ lại gần chục tuổi.
Nguyen Thiet3 giờ trước
Phóng viên viết kịch bản kiêm đạo diễn và diễn viên ... "lừa" Ô Khải, Ông Khải có quyền viết văn (tưởng tượng) ... và "lừa" lại tay Phóng viên đó, Ông chưa nhận gỗ, nhận tiền; giả sử Ông nhận tiền rồi báo công an phục bắt quả tang khéo tay Phóng viên sẽ bị bắt về tội đưa hối lộ và lừa đảo ???
Hoàng Hải Đăng3 giờ trước
Chuyện "Master - Dr giấy" bây giờ quá nhiều. Để biết có giả không thì nhìn vào chất lượng đào tạo. Một thạc sĩ, tiến sĩ mà nửa câu tiếng Anh còn chả biết. Lớp cao học của tôi, các anh chị trung tuổi (toàn trưởng, phó phòng nội vụ các tỉnh) đi học cao học mà tiếng Anh không biết chút gì vậy mà thi đỗ đầu vào 50 điểm tiếng Anh, thi qua đầu ra B1. Tới lúc viết luận văn thì toàn đi thuê viết. Vậy hỏi đâu ra chất lượng, hỏi đâu ra không có chạy chọt, lót tiền. 
Hồ Trang3 giờ trước
Phan nói rất đúng, chừng nào hết cái bọn tiêu cực như ông Đàm Khải Hoàn
Nguyễn Doãn Lộc4 giờ trước
Nói gì đi nữa thì đây không phải là người "thầy", có ăn, có học. mà là con người rất thường thôi. xử lý của trường với hai loại này phải khác nhau, nếu muốn đất nước phát triển tốt thì không thể đánh đồng "Đại ngôn, hứa hão" bình thường được.
Văn Tiến Sỹ3 giờ trước
Tôi cũng biết vài đứa em đang lọ mọ lên tận Thái Nguyên làm NCS
Dân Nhậu3 giờ trước
Hoan hô TS Khải Hoàn phản ánh sự thật. Còn các đồng chí chưa bị lộ. Hãy thử hỏi sao thạc sỹ, tiến sỹ ở Việt Nam nhiều thế mà chất lượng sản phẩm của thạc sỹ, tiến sỹ có thấy đâu???
Bình Dương3 giờ trước
Chẳng phải chỉ có ĐH YD Thái nguyên mới có chuyện này đâu, trường nào học viên, đặc biệt là cánh quan chức đi học để lấy bằng nhằm thăng tiến đều phải chi bộn tiền để hoàn thành và bảo vệ luận văn. Loại học giả nhưng bằng thật ...
Trần Thọ Quảng3 giờ trước
Rất buồn cho cái ngành gọi là " Giáo dục"
nguyen the khanh2 giờ trước
Tay nha báo này quá cao thủ
Mai co hg4 giờ trước
Ở chỗ mình còn có 3 vị chỉ học trung cấp chuyên nghiệp mà nay lên chủ tịch huyện, trưởng phòng cấp huyện chẳng thấy đi tu nghiệp ở đâu cả (kể cả trong nước) thế mà cả 3 vị đó hiện nay đều có "bằng thạc sỹ" do 1 trường Đại học tại Vương quốc Bỉ cấp đấy
truonq dieu thai4 giờ trước
Con gái tôi đi học tiến sĩ ở nước ngoài đã phải bỏ công việc, tập trung cho nghiên cứu. Phải mất hơn 3 năm mới đỗ loại ưu. Ở Việt Nam, lấy bằng tiến sĩ sao mà dễ vậy? Vừa học, vừa làm. Tác phẩm nghiên cứu không có tính ứng dụng, chép đi chép lại của người khác. Nhiều tiến sĩ không ở trong ngành giáo dục, trách làm sao thế hệ sau này dốt nát. 
Trần Tuấn4 giờ trước
Nếu đúng như vậy thì việc này từ tháng 8 năm 2012 cơ không phải 2014. Nói đi thì cũng phải nói lại vị PGS này cũng bị nhà báo gài "bẫy" thôi. Cũng chỉ là câu chuyện qua lại giữa hai người, chứ anh lái gỗ đã làm NCS đâu, đã bảo vệ đề cương đâu, đã lấy bằng tiến sĩ đâu. Nếu anh lái gỗ bảo vệ đề cương trượt thì sao do Hội đồng nghiêm túc. Vị PGS này chết ở cái "miệng" thôi. Nếu ghi âm kiểu này thì nhiều vô tội vạ, đặc biệt là bia rượu rồi. 
Hiền Dương4 giờ trước
thường thôi ...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét