Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Đàn ông thật sự thích gì ở phụ nữ?

Mình nghĩ chẳng có ai là hoàn hảo cả, cần phải nhìn vào mặt tốt của nhau, giúp nhau khắc phục cái yếu được bao nhiêu thì được, còn lại thì chấp nhận và vui thích, tươi cười với nửa kia của mình và cùng nhau hưởng thụ cuộc sống. Do đó đối với mình, vị tha là đức tính quan trọng nhất ở người phụ nữ. Xem giải thích thế nào là vị tha ở cuối bài.
Đàn ông thật sự thích gì ở phụ nữ?
Phụ nữ thường bị ám ảnh rằng đàn ông thích những người ăn mặc sành điệu và có thân hình chuẩn, trong khi đó, đàn ông chỉ thích giao tiếp với những người tự tin vào bản thân của mình.
Phụ nữ nghĩ đàn ông thích: một người hoàn hảo. Đàn ông thật sự thích người đang vui thích với cuộc sống
Các bạn nam của nhà báo chỉ vào một nhóm các cô gái đang làm dáng tự chụp hình. Họ hoàn hảo đến từng chi tiết từ tóc cho đến làn da, môi mắt được trang điểm kỹ càng. Chắc chắn họ sẽ có những tấm hình tuyệt đẹp để đăng lên mạng xã hội. Tuy nhiên, các chàng trai sẽ rất e dè khi phải tiếp xúc với cô nàng này. Họ thích những cô gái vui vẻ hưởng thụ cuộc sống đang diễn ra, thay vì chỉ lo lắng về làn môi mái tóc, khổ sở cố giữ dáng vẻ mình cho thật hoàn hảo.

Tiến sĩ Bainbridge nói: “Giữ cho dáng vẻ hoàn hảo sẽ giúp cho phụ nữ tự tin trong giao tiếp, và điều này sẽ thu hút sự chú ý của đàn ông, nhưng điều đáng ngạc nhiên là đàn ông có khả năng nhận biết đâu là nhan sắc sắp đặt hay giả tạo. Có thể họ vẫn thích thú giao tiếp, nhưng bên trong họ vẫn nhận biết điều giả tạo này. Sâu thẳm, họ tự biết người phụ nữ nào họ muốn đi bên cạnh trong suốt cuộc đời”.
Phụ nữ cho rằng đàn ông thích: người ốm. Đàn ông thật sự thích: những người nhìn khỏe mạnh
Không có một tiêu chuẩn nhất định về thân hình của phụ nữ thích hợp với mọi đàn ông. Có người mảnh dẻ, có người có nhiều đường cong. Điều cơ bản là đàn ông thích những người có dáng vẻ khỏe mạnh. Điều thú vị là trong số những người bạn nam của cô nhà báo nói trên, không ai đặt tiêu chuẩn chân dài cho sự hấp dẫn của phụ nữ.
Tiến sĩ Bainbridge kết luận: “Thật ra độ dài và cỡ chân ít quan trọng hơn chúng ta nghĩ. Theo sinh học, đàn ông nhìn vào sự thẳng thớm của đôi chân. Nếu đôi chân của bạn khỏe mạnh và thẳng, điều đó chứng tỏ bạn có sức khỏe và gen tốt”.
Phụ nữ cho rằng đàn ông thích: Ngực to. Đàn ông thật sự thích: Sự cân đối
Cho xem hình một cựu người mẫu mới làm to ngực, hầu hết các bạn nam của nhà báo đều thích hình ảnh của cô khi chưa làm ngực, và thú vị là hầu hết họ đều quan tâm đến hông hơn là ngực.
Tiến sĩ Bainbridge nói: “Hầu hết phụ nữ đều phàn nàn rằng bạn đời của họ không để ý khi họ giảm cân. Thật sự là đàn ông quan tâm đến sự cân đối hơn là kích cỡ. Đàn ông chú ý đến sự tỉ lệ cân đối giữa eo và hông, mà tỉ lệ này không thay đổi mấy khi bạn tăng hay giảm cân”.
Phụ nữ nghĩ đàn ông thích: thời trang. Đàn ông thật sự thích: Cá tính
Phụ nữ thường chạy theo thời trang, thật ra đàn ông thích những người cảm thấy thoải mái và tự tin trong bộ trang phục của họ, có có một phong cách riêng biệt, tạo nên cá tính riêng cho họ, và không nhất thiết phải thay đổi xoành xoạch để theo kịp các sàn diễn thời trang.
Tiến sĩ Bainbridge kết luận: “Bộ não của đàn ông có trước khi thời trang xuất hiện. Mặc dù sành điệu chứng tỏ sự giàu có và địa vị giữa những người phụ nữ, những điều này lại ít quan trọng với đàn ông. Trong khi đó, họ chỉ quan tâm đến những điều ẩn sau lớp trang phục”.

Phụ nữ nghĩ đàn ông thích: Một cái bĩu môi. Đàn ông chỉ thích: Một nụ cười
Có một người nổi tiếng mà mọi người cả hai giới đều yêu thích tại Anh, đó là Chery Fernandez-Versini. Phụ nữ thích có thân hình cực chuẩn, mái tóc uốn chải kỹ lưỡng và tủ quần áo đồ sộ của cô. Trong khi đó, nam giới khi được hỏi, câu trả lời chỉ đơn giản là: “Cô ấy hay cười, mọi lúc mọi nơi”.

Tiến sĩ Bainbridge kết luận: “Một số nhà sinh học cho rằng con người đã tiến hóa, sự hài hước là một cách để diễn tả sự thông minh của con người. Sự thành công của nhân loại chúng ta là dựa vào sự thông minh, và vì thế mọi người chúng ta đều thích chia sẻ gien thông minh của những người như vậy. Giao tiếp và tận hưởng nụ cười của ai đó là đã đạt được mục tiêu trên”.
Nhà báo nữ kết luận: nền công nghiệp làm đẹp, cửa hiệu thời trang, phòng tập thể hình đã làm phụ nữ ảo tưởng rằng những điều trên sẽ giúp chúng ta thu hút hơn. Nhưng thực tế là chúng ta chỉ cần cười, sống khỏe mạnh và tự tin vào bản thân, xem ra những điều này lại ít tốn kém hơn nhiều.
(Theo Telegraph)

Vị tha là gì?

Vị tha là là biết bỏ qua lỗi lầm, mở lòng với những người có lỗi, lầm đường để họ có cơ hội sửa chữa, làm lại từ đầu, là biết yêu thương, trân trọng một cách vô điều kiện, không toan tính cho bản thân.

Vị tha là thế.

Vị tha khác với lòng thương hại. Vị tha là không toan tính, không so đo, càng không có chuyện lấy nó ra làm cái cớ để coi thường, để hạ thấp người khác, nhất là khi đã coi người đó là một nửa của mình.

Người ta trân trọng và dành lòng vị tha của mình cho những người có lỗi, cho cái sai biết quay đầu lại là bờ.

Chứ, vị tha không phải là thứ để ai đó bố thí cho những người bệnh tật, kém may mắn hơn người khác, để lấy đó làm cái cớ coi thường họ, muốn nói sao thì nói, muốn cư xử sao thì làm, càng không phải cái cớ để ai đó có tư cách chà đạp lên sự chân thành, tình cảm và những người thân yêu nhất của họ.

Đời chả ai hoàn hảo, chả ai sinh ra lại không mong muốn một cơ thể khỏe mạnh, một mái nhà êm ấm, một sự nghiệp ổn định cả. Nhưng lẽ đời đâu phải cái gì cũng như mình mong muốn, có những khiếm khuyết sinh ra không do chủ ý của người đó, mà chỉ có thể trách số phận đã từng không công bằng với họ mà thôi. Vậy chỉ có thể nói rằng họ kém may mắn, họ là nạn nhân chứ ko thể nói họ là người có lỗi, họ sai trái, để rồi vênh mặt, vứt toẹt cái gọi là “vị tha” vào mặt họ được. Người ta vị tha cho cái xấu, cái chưa tốt, chứ ai lại vị tha cho cái hiểm nghèo, cho vết thương lòng của người khác. Thật nực cười, nói vậy chẳng hóa ra, thiếu may mắn cũng là cái tội của người khác. Nếu vậy thì tôi thấy khinh rẻ cái gọi là “vị tha” đó đấy. Xin lỗi nhé, tôi cảm thấy đặt chữ vị tha trong dấu ngoặc kép mỉa mia kia vẫn là quá tử tế đấy, phải nói thẳng ra đó chỉ là lòng-thương-hại-rẻ-tiền thôi. Cái thứ tầm thường đó không xứng đáng đứng cạnh hai chữ “tình yêu”, càng quá mạt hạ để đứng cạnh những gì cao quý như hôn nhân, trách nhiệm, gia đình đấy.

Mà này nhé, nếu ngay từ đầu đã cảm thấy yêu thương là cái gì đó quá xa xỉ thì đừng nhận lời, cũng đừng tự ép bản thân lao đầu vào nhé, đời này không thừa tình cảm nhưng cũng không đến mức để người ta phải ngửa tay cầu cạnh người khác đâu. Người ta yêu nhau, sống với nhau bằng tình cảm cao quý, vô điều kiện, bằng trách nhiệm chứ chả ai sống được với nhau hết đời bằng lòng thương hại đâu.

Nói thật nhé, hôm nay khi ai đó cao giọng khoe mẽ cái “vị tha cao quý” của bản thân, tôi đã suýt bật cười thành tiếng đó. Đời thật lắm kẻ không biết mình là ai, lại càng lắm kẻ não phẳng, ngu ngơ đáng sợ. Cũng phải thôi, các cụ vẫn chẳng nói rằng thùng rỗng thì kêu to đấy sao, càng là những hạng dốt nát, thiển cận lại càng to mồm, càng sủa khỏe mà, mà sủa càng to thì cái tai nó lại càng lãng đi, càng không nghe rõ tiếng người nữa.

Bố đã nói một câu quá chuẩn: “Đã là một GIA ĐÌNH, ngoài tình yêu, người ta còn phải biết sống có trách nhiệm, biết đặt việc trọng đại, việc chung, việc hiếu nghĩa, biết trên biết dưới lên trên chuyện cá nhân vụn vặt còn nếu thích “vì mình, cho mình thôi”, không thích “phức tạp” như thế thì … chuyện lại “đơn giản theo cách khác luôn đấy.”


Vị tha hay Chủ nghĩa Vị tha

Vị tha hay Chủ nghĩa Vị tha là nguyên lý hay hành động quan tâm tới lợi ích của người khác. Đây là một đức hạnh truyền thống ở nhiều nền văn hóa và là một khía cạnh nền tảng của rất nhiều truyền thống tôn giáo, mặc dù khái niệm "người khác" ở đây có thể khác nhau giữa các nền văn hóa và tôn giáo. Chủ nghĩa vị tha là sự đối nghịch của tính ích kỷ.

Vị tha có thể được phân biệt với nghĩa vụ và lòng trung thành. Vị tha là động cơ cung cấp một thứ gì đó có giá trị cho một ai mà không phải là bản thân mình, trong khi đó nghĩa vụ tập trung vào bổn phận tinh thần đối với một cá nhân cụ thể nào đó (ví dụ một vị chúa, một vị vua) hay với một tập thể (ví dụ chính phủ). Chủ nghĩa vị tha thuần túy là sự hy sinh một điều gì cho ai đó mà không phải là bản thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được nhận bồi thường hay lợi ích, dù là trực tiếp, hay gián tiếp (ví dụ được ghi nhận cho hành vi ban ơn).

Hiện vẫn có nhiều tranh cãi liên quan tới việc liệu chủ nghĩa vị tha thực sự có tồn tại hay không. Thuyết vị kỷ tâm lý cho rằng không có hành động chia sẻ, giúp đỡ hay hy sinh nào có thể được coi là vị tha hoàn toàn, bởi người thực hiện sẽ nhận được phần thưởng về bản chất chính là sự hài lòng cá nhân. Tuy nhiên, tính hợp lý của lý luận này còn phụ thuộc vào việc liệu có thể coi những phần thưởng về bản chất như sự hài lòng là một "lợi ích" hay không.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét