Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Vợ Dương Chí Dũng "đòi" lại 2 chung cư chồng mua cho bồ

Vợ Dương Chí Dũng "đòi" lại 2 chung cư chồng mua cho bồ
(Dân trí) - Theo bà Phương, bà đã đưa hơn 10 tỷ đồng cho chồng để mua 2 căn hộ được cho là chồng đã mua cho bồ nhí. Khoản tiền này bà mượn của ông Vũ Tiến Sơn (CA Hải Phòng, cấp dưới của cựu Đại tá Dương Tự Trọng).
Đại diện Bộ Tài hính khẳng định, việc xử lý của Hải quan Vân Phong đối với ụ nổi 83M hoàn toàn đúng. 17h37’, HĐXX quyết định dừng buổi làm việc. 8h sáng mai (23/4), tòa tiếp tục làm việc.
 
17h20’, Đại diện Bộ Tài Chính trình bày, đến dự tòa với tư cách một giám định viên (1 trong 5 giám định viên được xác định nhưng chỉ duy nhất ông nhận được giấy mời của tòa). Giám định biên bản báo cáo khảo sát của Lê Văn Dương, ông này khẳng định, đối chiếu với điều kiện nhập khẩu ụ nổi 43 tuổi này, đối chiếu với Điều 11 của luật Hàng hải về kết cấu nổi trên biển thì chấp nhận đây đúng là 1 tàu biển.

Tuy nhiên, việc nhập khẩu và đăng ký (tàu quá 15 tuổi) thì trách nhiệm thuộc chủ đầu tư là Vinalines và cho thông quan thì thuộc trách nhiệm của Hải quan. Điều kiện nhập khẩu với doanh nghiệp rõ ràng không thỏa mãn. Còn Hải quan có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hàng hóa thì cần biết hàng hóa đó tên là gì. Phần này pháp luật có quy định đầy đủ.
 
Theo công ước HS, ụ nổi thuộc nhóm 89059010. Căn cứ vào đó, nhóm giám định viên đặt vấn đề, mã số của tàu biển và ụ nổi lại khác nhau.

Về tính pháp lý, theo luật Hàng hải, ụ nổi coi như tàu. Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của luật cũng quy định, trường hợp Việt Nam có ký công ước mà nội dung khác luật thì tuân theo công ước HS. Vì vậy, nguyên tắc của Hải quan áp dụng quy định ụ nổi không phải là tàu thì hoàn toàn chính xác.
 
Việc áp mã hàng hóa, tính thuế của nhóm cán bộ chi cục Hải quan được đại diện Bộ tài chính khẳng định hoàn toàn đúng luật. Kết luận giám định cho rằng Hải quan không sai, chỉ đưa ra một khuyến cáo, luật Hàng hải coi đây là tàu, một khi văn bản chưa đồng nhất thế, Hải quan đáng ra nên có văn bản hỏi Bộ quản lý chuyên ngành (Bộ GTVT) sau khi cho thông quan thì hoàn toàn đầy đủ trách nhiệm.
 
Đại diện Bộ Tài Chính cũng đề cập đến công văn của Thứ trưởng GTVT trả lời cũng khẳng định ụ nổi không phải là tàu. Ông này khẳng định xin chịu trách nhiệm trước các cơ quan chức năng, tòa án về kết luận giám định của mình. 
 
“Như vậy trong nội địa, đối với doanh nghiệp thì buộc phải áp dụng quy định về ụ nổi như tàu biển. Nhưng đối với công việc của Hải quan lại khác.” – đại diện Bộ Tài Chính chốt lại.
 
17h17’, Trở lại quy trình đầu tư dự án của Vinalines, đại diện Bộ GTVT xác định, TCty này quyết định mua ụ nổi trước khi dự án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển được cập nhật vào quy hoạch. Thời điểm đó ngành hàng hải tăng trưởng nóng nên ông này cho rằng Vinalines nôn nóng trong việc đầu tư.
 
17h13’, Đại diện của Bộ GTVT trình bày, đến giờ Bộ vẫn khẳng định ụ nổi này không phải tàu biển. Bộ GTVT là cơ quan soạn thảo luật Giao thông hàng hải 2005.
 
Theo đó tàu biển phải là tàu, là vật thể nổi di động trên biển. Ụ nổi có điều kiện đủ với quy định về tàu biển, đúng là một cấu trúc nổi nhưng không có điều kiện đủ đối với tàu biển là tự di động được. Ụ nổi này muốn di chuyển phải dùng tàu kéo.
 
Tuy nhiên, tòa vặn lại “luật chỉ quy định tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di động được” chứ không phải “tự di động được” như cách hiểu của Bộ GTVT. Đại diện Bộ này xác nhận quy định này là chưa rõ ràng.
 
17h9’, Một người thân khác là em vợ của Trần Hải Sơn được tòa thẩm vấn. Anh này khai một lần được Sơn nhờ tài khoản (tại ngân hàng ACB Hà Nội) để nhận tiền do Trần Hải Hà chuyển và rút ra đưa Sơn (2 tỷ đồng).
 
17h1’, Em rể Trần Hải Sơn được yêu cầu trả lời các câu hỏi của tòa về lần đưa Sơn về quê Mai Văn Phúc ở An Hồng, An Dương đưa tiền. 
Trần Hải Huyền xác minh lần chồng đưa anh trai “về quê bác Phúc” này vì có một chi tiết làm bà Huyền nhớ là chồng kể lại: “Hôm nay bác Phúc đi một chiếc Lexus (tối màu) đẹp lắm”.
 
Một lần khác, người này đón Sơn từ khách sạn Hoa Hồng (Hà Nội) qua nhà Phúc ở làng Quốc tế Thăng Long rồi ra sân bay vào TPHCM. Người em rể này không biết việc Sơn có đưa tiền cho Phúc hay không trong lần đó.
 
16h51’, Nhân chứng Trần Hải Huyền khẳng định nhận được 10 tỷ đồng do Hà chuyển, sau đó đã chuyển trả lại Hà 3 tỷ, còn lại 7 tỷ đồng.
Theo sao kê ngân hàng, riêng khỏan lãi của số tiền này cũng tới 135 triệu đồng.
 
Lần chuẩn bị 5 tỷ đồng để Sơn mang sang nhà mẹ vợ Dũng, Huyền trình bày có cả phần tiền rút, cả tiền có sẵn trong nhà nhưng toàn bộ số tiền đúng là của Sơn. Một vài lần dồn chưa đủ tiền, Huyền cũng đi vay thêm cho đủ với yêu cầu của Sơn.
 
16h45’, Bà Trần Phú Hà (giám đốc công ty Phú Hà, em gái Trần Hải Sơn) trả lời tòa. Bà Hà cho biết, khoản tiền 1,666 triệu USD được phía công ty AP chuyển tiền về trọn trong 1 lần (nhận bằng tiền VNĐ). Số tiền này Hà rút dần theo yêu cầu của Sơn. Hà đã chuyển cho em gái Huyền tại Hải Phòng 7 tỷ đồng. 
 
Lần Sơn yêu cầu chuẩn bị cho 5 tỷ đồng để Sơn mang cho Dũng tại khách sạn Victory tại TPHCM, bà Hà khai phải rút làm nhiều lần, thậm chí có nhiều tiền lẻ, Sơn còn yêu cầu đi đổi lại thành tiền mệnh giá 500.000 đồng.
 
Người thân của bị cáo Dũng, Phúc trình bày tại tòa
Người thân của bị cáo Dũng, Phúc trình bày tại tòa
 
16h42’, Tòa gọi vợ Mai Văn Phúc. Bà Ngô Thị Vân đưa ra yêu cầu giữ lại ngôi nhà tại Hạ Long, Quảng Ninh do nguồn tiền mua từ năm 1983 do bà Vân bỏ tiền mua. Ngôi nhà hiện tại đang ở Thụy Khuê nhà nước chuẩn bị lấy đất, không có sổ đỏ.
 
Người thân của Dũng, Phúc trình bày tại tòa
16h38’, Bà Phạm Thị Mai Phương – vợ bị cáo Dương Chí Dũng được yêu cầu đứng dậy. Bà Phương kháng cáo yêu cầu hủy quyết định kê biên 3 căn nhà của Dương Chí Dũng.
 
Lý do đưa ra, bà Phương nói, 2 căn hộ cho chị T. đứng lên là do Dương Chí Dũng lấy tiền của vợ (tiền bà Phương vay người khác, cần phải giả). Còn căn nhà 2 vợ chồng ở là do tiền chung 2 vợ chồng, tiền bố mẹ bà Phương cho và cũng một phần do bà tự kinh doanh có tiền mua, phần tiền của Dương Chí Dũng trong đó không nhiều.
 
Tiền mua 2 căn hộ bà Phương nói đưa cho chồng hơn 10 tỷ đồng. Khoản này bà Phương mượn của ông Vũ Tiến Sơn (CA Hải Phòng, cấp dưới của cựu Đại tá Dương Tự Trọng, bị cáo trong vụ đưa Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài).
 
16h29’, Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam được yêu cầu trả lời thẩm vấn. Ông này cho rằng, biên bản báo cáo giám định của đăng kiểm viên Lê Văn Dương không sai. Kết luận đề xuất của Dương trong văn bản này cũng đúng.
 
Phía Đăng kiểm Nga cũng cho rằng, tại thời điểm đó ụ nổi bị ngừng đăng kiểm nhưng nếu được sửa chữa, bảo dưỡng thì vẫn có thể tái đăng kiểm – đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cung cấp thông tin.  
 
“Trong khi anh Dương thừa nhận mình làm chưa đúng thì căn cứ gì để Cục Đăng kiểm khẳng định việc làm của anh Dương lại đúng?” – tòa truy. Đại diện Cục đăng kiểm lý giải, mẫu tờ báo cáo Dương viết là theo mẫu B10 là về tàu biển chứ không phải ụ nổi.
 
Dù ụ nổi nằm trong quy phạm về tàu biển trong pháp luật 2003 nhưng Cục Đăng kiểm vẫn khẳng định, ụ không phải là tàu.
 
Đại diện Cục đăng kiểm cũng khẳng định Lê Văn Dương là đăng kiểm viên bậc cao, có kinh nghiệm, trình độ (đăng kiểm viên bậc 1). Việc làm của Dương đã đúng theo quy chuẩn Việt Nam 2004. 
Về quy định phải báo cáo về phòng Tàu biển của Cục Đăng kiểm, ông này khẳng định Lê Văn Dương đã thực hiện đúng.
 
16h23’, Tòa hỏi đến đại diện nguyên đơn dân sự - TCty Hàng hải Việt Nam. Đơn vị này không có đơn kháng cáo sau phiên sơ thẩm. Theo bản án sơ thẩm, TCty này là người được thụ hưởng khoản tiền bồi thường hơn 360 triệu đồng của các bị cáo vì những thiệt hại gây ra từ thương vụ ụ nổi 83M. 
 
Người đại diện cho biết dự án này đã được Thủ tướng quyết định cho dừng, tiến hành thanh lý ụ nổi.
Ụ hiện neo đậu tại cảng Gò Dầu (tỉnh Đồng Nai). Chi phí neo đậu đến thời điểm này, bình quân tốn 800 triệu đồng – 1 tỷ đồng/tháng. Vì đây là tang vật vụ án nên ụ nổi này cũng chưa thể bán để thu hồi vốn.
 
Theo tính toán, tổng khoản nợ cho chi phí neo đậu lên đến 23,8 tỷ đồng. Các phương án cho thuê, sửa chữa để khai thác, thậm chí bán sắt vụn cũng không tiến hành được. 
Tuy nhiên, đại diện Vinalines cũng lý giải hiện đang giai đoạn khủng hoảng, khó khăn của ngành vận tải hàng hải nên thị trường không có nhu cầu ụ nổi. Khi tình hình cải thiện, ông này cho rằng sự việc có thể sẽ khác.
 
16h10’, bị cáo Lê Ngọc Triện được phép cho ngồi nghe thẩm vấn vì điều kiện sức khỏe. Triện nhận thức nếu ụ nổi là tàu biển thì phải có giấy phép nhập khẩu, giấy chứng nhận phòng ngừa ô nhiễm môi trường…
 
Lý do xin giảm nhẹ hình phạt vì cho rằng, việc tòa sơ thẩm áp dụng 2 tình tiết định khung tăng nặng khiến mức án của bị cáo quá nặng.
 
Lừng cho rằng, không cần tờ khai hải quan do các bị cáo lập thì Vinalines cũng vẫn lập được tờ ủy nhiệm chi hơn 1,8 triệu USD cho công ty AP ở Singapore. Vậy thì tình tiết cáo buộc này với các bị cáo là hải quan không đúng.

Bị cáo cũng so sánh, là người ngoài Vinalines mà bị buộc phải bồi thường khoản tiền 9 tỷ đồng, cao hơn cả trách nhiệm bồi thường áp dụng cho kế toán trưởng TCty này thì không hợp lý. Bị cáo xin được xem xét giảm trách nhiệm bồi thường.
 
16h02’, Lê Văn Lừng trình bày, từ khi bị bắt đến nay mới ý thức việc làm của mình là sai. Quá trình được giao kiểm tra bước 3 sau khi được Phó Chi cục Huỳnh Hữu Đức chuyển hồ sơ, Lừng nói rằng tiếp nhận thông tin lúc hơn 3h30 chiều, đi tàu ra đến nơi đậu ụ nổi cũng phải hơn 5h chiều mới lên được ụ nổi. Lừng yêu cầu bật đèn lên để kiểm tra.
 
Bị cáo Lê Văn Lừng
Bị cáo Lê Văn Lừng
 
Sau đó về, Lừng báo cáo với Đức là ụ nổi rất cũ, có mùi tanh của sắt gỉ, của biển. Khi đó, Đức nói là cứ viết lại thông tin rồi cho thông quan. 
 
Tuy nhiên, lời khai tại cơ quan điều tra của Lừng lại thể hiện bị cáo phát hiện ụ bị han gỉ nhiều, xuống cấp, hư hỏng, máy phát điện không hoạt động được nhưng vì nghĩ món hàng có thể sửa chữa được để khắc phục ô nhiễm môi trường nên viết hồ sơ cho thông quan. Lừng xác định hành vi của mình là thiếu trách nhiệm trong thi hành công vụ chứ không phải cố ý làm trái. 
 
Lừng trần tình, nếu áp dụng quy định về tàu thì ụ nổi này đã quá tuổi so với quy định của luật nhưng băn khoăn sao các bước thẩm định cấp 1, cấp 2 vẫn cho qua, đến bị cáo là công chức cấp 3 rồi nên cũng “tặc lưỡi” cho qua.
 
Lừng than vì mức án 8 năm tù quá nhiều, bố mẹ thì già, vợ bị ung thư. Khi bị bắt, bị cáo mới đưa vợ đi xạ trị được 1 lần nên cả bị cáo và gia đình đều rất sốc. Bị cáo xin được xem xét giảm án, hoàn cảnh vợ con, gia đình quá khó khăn, cũng không thể chạy vạy hỗ trợ bồi thường được.
 
Cũng vì hoàn cảnh, Lừng xin được xem xét lại trách nhiệm bồi thường 9 tỷ đồng như tòa sơ thẩm phán quyết.
 
15h56’, Đức lập luận, nếu bản thân có động cơ, mục đích thì đã có việc tư lợi, nhận tiền chứ không thể cố sức để một món hàng như ụ nổi 83M được thông quan. Theo bị cáo, chỉ vì nhận thức chưa chuẩn nên dẫn đến sai sót. 
 
Bị cáo cho rằng tòa sơ thẩm buộc bị cáo bồi thường 9 tỷ đồng trong số thiệt hại do thương vụ ụ nổi gây ra là quá nặng nề cho bị cáo vì khâu thông quan là khâu cuối cùng, dù gì ụ nổi cũng đã về đến Việt Nam, đã mua rồi.
 
Đây cũng là lần đầu tiên Chi cục Hải quan Vân Phong tiếp cận với một món hàng “khủng” như là chiếc ụ nổi này.
 
15h38’, chủ tọa phiên tòa yêu cầu lực lượng cảnh sát bảo vệ dẫn giải 2 bị cáo Lê Văn Lừng, Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện vào phòng xử. Tòa đề nghị mở khóa cho các bị cáo nguyên là cán bộ hải quan Vân Phong, Khánh Hòa này trước khi thẩm vấn.
 
Huỳnh Hữu Đức xác nhận bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 8 năm tù về tội cố ý làm trái là đúng người đúng tội. Tuy nhiên, Đức cũng phân giải lại việc đến giờ mới nhận thức ụ nổi không phải là tàu biển.
 
Việc áp mã số ụ nổi, bị cáo này khẳng định xác định đây là loại hàng hóa thông thường, không cần giấy phép của Bộ quản lý chuyên ngành cũng như giấy chứng nhận đảm bảo ô nhiễm môi trường. Vậy nên bị cáo và các đồng phạm đã cho phép thông quan.

Về quy định tuổi thọ của tàu biển, ụ nổi, tòa cho rằng làm hải quan, các bị cáo buộc phải biết điều này...
 
Bị cáo Huỳnh Hữu Đức
Bị cáo Huỳnh Hữu Đức 
 
15h16’, bị cáo Lê Văn Dương đứng trước vành móng ngựa. Bị cáo có thay đổi về yêu cầu kháng cáo, chuyển từ đề nghị minh oan sang việc xin giảm hình phạt.
 
Dương kể, khi được mời tham gia chuyến khảo sát ụ nổi 83M tại Nga, bị cáo đã tham khảo hướng dẫn B10 về tàu biển để áp dụng. Tuy nhiên, bị cáo cũng nhận thức ụ nổi không phải là tàu biển. 
Dương cũng thừa nhận Trần Hải Sơn cũng có “nhờ” xem xét hỗ trợ để Vinalines mua được ụ nổi này.
 
Tuy nhiên, việc tận mắt khảo sát ụ nổi chỉ diễn ra trong một buổi chiều, chỉ kịp kiểm tra xác suất kết cấu thép, hệ thống phao. Dương khẳng định, nếu để bị cáo có ý kiến thì Vinalines sẽ không mua được ụ nổi này vì ụ nổi già, quá tuổi, đã bị đăng kiểm Nga ngừng đăng kiểm. Trên ụ nổi, có 3 máy phát điện thì 2 chiếc đã hỏng hoàn toàn, 1 máy còn lại cũng không hoạt động.
 
Khi về Việt Nam, Dương cũng chỉ có thời gian rất ngắn (1 ngày) để hoàn thành báo cáo giám sát. Khi mail cho Sơn, Khang, 2 người này chỉ chỉnh sửa một số lỗi. Dương cho rằng, báo cáo do mình lập tương đối sát thực tế.

Không hài lòng với lập luận này, vị nữ thẩm phán truy: “Vậy thì bị cáo làm gì có tội. Tòa muốn làm rõ động cơ mục đích của bị cáo khi làm báo cáo khảo sát này. Bị cáo có được cho tiền, lợi ích gì không?”. Dương khẳng định không nhận được lợi ích nào nhưng có nể nang Sơn vì Sơn là bạn của anh trai bị cáo.
 
15h12’, Mai Văn Khang trình bày về việc thay đổi lời khai tại cơ quan điều tra. Trong đoàn khảo sát đi Nga, Khang có tiếp xúc, giao tiếp với ông Goh (bằng tiếng Anh).
 
Lời khai trước đây của Khang là khi đó ông Goh giải thích chiếc ca nô đặt trên đó là để có căn cứ đánh giá hoạt động nâng, hạ của ụ nổi chứ không phải là đang có hoạt động sửa chữa chiếc ca nô đó trên ụ này. 
Các nhận xét của bị cáo Khang thể hiện ụ này rất cũ nát, rất nhiều thiết bị không còn khả năng sử dụng, cảm quan cũng có thể thấy không đủ điều kiện mua, nhập khẩu. Tuy nhiên, trong báo cáo khảo sát sau đó, tất cả các thành viên trong đoàn vẫn thống nhất nhận định ngược lại, ụ đủ điều kiện để mua.
 
14h54’, Tòa cho hỏi bị cáo Mai Văn Khang. Bị cáo vẫn băn khoăn giữa yêu cầu minh oan và giảm tội. Trình bày không rõ luật lắm nên Khang “cầu khẩn”, nếu thấy không minh oan được thì tòa cũng xem xét giảm tội cho bị cáo.
 
Bị cáo Mai Văn Khang
Bị cáo Mai Văn Khang
 
Khang trình bày lại quá trình đi khảo sát tại Nga, có chứng kiến cảnh chiếc ụ nổi chìm xuống để hạ thủy chiếc tàu cá nhỏ (bị cáo Trần Hữu Chiều gọi là chiếc ca-nô). Tuy nhiên, quy trình nổi lên của ụ nổi đoàn cũng không xem đầy đủ mà chỉ được một lúc thì phải về vì thời gian hạn hẹp nhưng vẫn đưa thông tin này vào báo cáo. 
 
Bị cáo vẫn khẳng định vai trò của bản thân trong đoàn chỉ là phiên dịch tiếng Anh.
 
14h37’, Tòa yêu cầu hỏi Trần Hải Sơn. Về việc đưa tiền cho Dương Chí Dũng, tòa đề cập lại chi tiết các bị cáo Dũng, Phúc cho rằng có thể Sơn bị ép cung, mớm cung để “đổ vấy” tội cho cấp trên. Sơn phủ nhận, cho rằng mọi lời khai đều được ghi trung thực.
 
Báo cáo khảo sát ụ nổi, Sơn trình bày, Mai Văn Khang là người lập báo cáo sơ bộ sau đó các thành viên trong đoàn cùng ký nháy vào báo cáo là ụ nổi 83M đủ điều kiện để mua. Còn việc trình đề xuất mua là do Trần Hữu Chiều.
 
Tại Nga, Trần Hữu Chiều chỉ quán triệt anh em trong đoàn là phải làm sao mua được ụ nổi này một cách nhanh gọn (truyền đạt ý kiến của Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc).
 
Thẩm phán chủ tọa dẫn lại một bút lục lời khai của Sơn về việc cùng Trần Hữu Chiều tiếp nhận chỉ đạo này của Dũng tại phòng làm việc của cựu Chủ tịch Vinalines. Sơn gật đầu xác nhận bản cung này.
 
Lời khai đó, chủ tọa phiên tòa nhận định rất phù hợp với lời khai của Dũng, Phúc về việc chỉ đạo mua ụ nổi.
 
14h26’, trình bày về hành vi tham ô, VKS đặt câu hỏi: “Trong vụ việc, nếu chỉ Sơn và Chiều là 2 người giúp việc, ở cấp thấp hơn mà lại được hưởng bồi dưỡng mà bị cáo và Chủ tịch HĐQT Dương Chí Dũng không biết thì có hợp lý không? Các bị cáo có chấp nhận bị cấp dưới… qua mặt vậy không?”.
 
Bị cáo Mai Văn Phúc
Bị cáo Mai Văn Phúc
 
Phúc vẫn khẳng định không biết. VKS công bố một bút lục ghi lời khai của Phúc tại cơ quan điều tra nói về việc bị cáo hỏi Sơn về khoản hoa hồng sau khi TCty quyết định việc mua ụ nổi 83M qua công ty AP.
 
Phúc trình bày, bản thân không biết gì về khoản 1,666 triệu USD nhưng “tự đoán” là việc thỏa thuận này nhất định phải có ý kiến người lãnh đạo cao nhất của TCty, “nếu không phải là bị cáo thì là Dũng, nếu không phải Dũng thì là Phúc” chứ không đâu tự nhiên đối tác lại “chiết khấu” cho ngần ấy tiền khi không có ai đòi hỏi.
 
Bản thân Phúc vẫn khẳng định đã ký khi có đủ các hồ sơ giấy tờ, chứng từ đảm bảo từ Citibank về việc thanh toán tiền mua ụ nổi. Hỏi lại kế toán trưởng Bùi Thị Bích Loan cũng được khẳng định việc thanh toán đầy đủ giấy tờ. Sau khi bị bắt, Phúc mới được cơ quan điều tra thông báo việc thanh toán này có vấn đề.
 
“Việc không kiểm tra nên kết luận cuối cùng giấy tờ thanh toán không đủ, bị cáo nghĩ gì về trách nhiệm của mình?” – chủ tọa phiên tòa đặt câu hỏi. 
Phúc nói bản thân cũng không hiểu được sao cán bộ cấp dưới báo cáo đủ mà cuối cùng lại không đủ, không đủ mà vẫn thanh toán được, mà Citibank cũng vẫn xác nhận chứng từ như vậy là đủ.
 
14h20’, đại diện VKS hỏi thêm Mai Văn Phúc. Phúc trình bày, sau khi về làm Tổng GĐ Vinalines có nhận bàn giao công việc từ người kế nhiệm Dương Chí Dũng nhưng bị cáo cũng nại thêm, 4—5 tháng sau mới bàn giao xong. Khi ký bàn giao có nhiều tài liệu, Phúc chỉ ký chứ không đọc nội dung.
 
14h12’, Trần Hữu Chiều tiếp tục giải trình, bản thân còn không biết giá mua bán của ụ nổi, chỉ thẩm định về mặt kỹ thuật. 
 
Nói về việc được nhận 340 triệu đồng, bị cáo khai, đầu năm 2009, Chiều vay nợ của Sơn 1 tỷ đồng. Khi hỏi vay thì Sơn mang đến 340 triệu đồng đó nói ở ngoài Hà Nội chỉ có bằng này, vào TPHCM sẽ chuyển tiếp.
 
Sau đó Sơn cũng chuyển thêm qua tài khoản cho Chiều cho đủ 1 tỷ đồng. Nhưng sau đó, Sơn có nói lại chỉ phải trả khoản tiền chuyển khoản này, còn 340 triệu trước là “em bồi dưỡng bác”.
 
“Bị cáo cũng xin HĐXX xem xét giảm nhẹ trách nhiệm dân sự (phải buộc bồi thường 43 tỷ đồng). Bị cáo hoạt động trong ngành hàng hải đã mấy chục năm, tham gia Vinalines từ những ngày đầu thành lập. TCty cũng có quy chế về tỷ lệ đền bù nếu làm thất thoát tài sản. Bị cáo xin được xét theo hướng ấy” – bị cáo trình bày.
 
Bị cáo Trần Hữu Chiều
Bị cáo Trần Hữu Chiều
 
14h2’, Tòa xét hỏi đến cựu Phó Tổng GĐ Trần Hữu Chiều. Bị cáo kháng án xin giảm nhẹ hình phạt đối với tội cố ý làm trái.
 
Theo Chiều, dự án xây dựng nhà máy có từ năm 2006, khi đó Chiều chưa được tham gia. Sau đó được ủy quyền của Tổng GĐ Mai Văn Phúc, bị cáo mới bắt đầu “vào cuộc”, làm trưởng đoàn khảo sát đi Nga giám định ụ nổi 83M.

Đáng ra Vinalines đã mua ụ 220 của Nauy nhưng cuộc khảo sát đó Chiều không tham gia. Sau khi xảy ra vụ chìm 2 ụ nổi của Vinashin, Vinalines đổi hướng, nhắm sang ụ nổi 83M.
 
Khi đoàn khảo sát đi Nga về, Chiều khai, có giao dịch với ông Goh qua thư từ, email.

Phủ nhận lời khai của Sơn về việc Chiều tiếp nhận chỉ đạo của Dũng, Phúc về việc cố gắng mua được ụ nổi qua AP, bị cáo cho rằng, chỉ Sơn trực tiếp nhận lệnh. Bị cáo chỉ có 1 buổi báo cáo kết quả khảo sát với các lãnh đạo Vinalines.
 
Việc khảo sát thực tế, Chiều nói có một số chi tiết không đúng với báo cáo khảo sát, ví dụ máy phát điện của ụ nổi không hoạt động nhưng vì lúc khảo sát là ụ đang được lấy điện từ trên bờ xuống nên vẫn vận hành được. Bị cáo phân tích, ụ nổi này hoạt động theo quy chế của tàu biển nhưng bản chất không phải là tàu biển.

Vì vậy, dù ụ đã cũ, quá tuổi nhưng cũng là sản phẩm Việt Nam chưa sản xuất được nên đoàn khảo sát thống nhất kết luận đủ điều kiện mua.
 
Bị cáo Mai Văn Phúc
Bị cáo Mai Văn Phúc 
 
14h, Phiên xử tiếp tục. Tòa yêu cầu Mai Văn Phúc tiến lên trước vành móng ngựa. Phúc kể đã gặp ông Goh một lần tại phòng khách của Tổng Công ty.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét