'Vùng sâu vùng xa'
Truyện ngắn của Ma Văn Kháng
Minh họa: Tuấn Anh
- Nào chị Liêu, nghỉ tay một tí đi. Để em đào tiếp cho!Dứt lời, chưa để chị Liêu bíu bờ hố leo lên, Phin đã chống tay, tụt xuống. Cái hố đào tìm củ mài đã sâu tới ngang bụng và rộng bằng miệng cái chảo gang cỡ đại. Ngồi trên miệng hố, mặt chị Liêu đỏ rần rần. Khom lưng, Phin nín hơi, lao lưỡi thuổng. Cái củ mài này mày còn trốn ở tận đâu, dưới chín tầng đất sâu? Mày còn làm hao tổn bao nhiêu sức lực nữa của hai chị em Phin, hả củ mài?
Người khôn của khó. Miếng ăn trên rừng trốn lẩn ở dưới đất càng lúc càng khó kiếm khó tìm. Năm ngoái cũng gặp lúc hạn hán như thế này, ông Pảo thầy mo đi đào củ mài. Đào mãi! Đuổi theo cái dây củ mài sâu tới bụng, tới ngực, rồi ngoắt ngoéo, hun hút, như đường tới âm ti địa ngục mà vẫn chưa bắt được. Đào mãi, tới lúc mệt lả, ông Pảo ngồi trong hố sâu thiếp đi một giấc, thì chợt tỉnh vì nghe thấy tiếng người rì rầm ở ngay dưới chân mình.
Húi, thì ra đã đào qua chín lớp địa tầng, tới cõi giới bên âm và gặp các cụ tổ ở dưới đó. Ông Pảo bảo: Rõ là tôi nghe thấy tiếng các cụ tổ hát. Hát rất to. Hát rằng: Kính thưa cùng khách lạ phương xa. Gốc rượu ở đâu đến, men rượu ở đâu ra... Thì ra các cụ hát bài đố khách trong đám cưới người Tày ta. Rõ là như thế. Vì sau đó còn nghe thấy khách hát đối đáp lại. Đối đáp rành rẽ, rằng thì là gốc rượu men rượu xưa vốn ở bên xứ Thái, rằng thì là từ đời vua Thần nông, đã có thứ rượu thơm mùi hoa mộc, hoa ngâu...
Ông Pảo nói, ai mà không tin! Ông Pảo là bậc đại trí, đại minh ở Phiềng La này. Phiềng La ở cao lưng trời, nơi đất không ba thước bằng, năm không ba ngày nắng. Phiềng La ba chục nóc nhà dân Tày họ Nông là đám cư dân chưa đăng ký tạm trú. Hôm qua là hôm nay. Hôm nay cũng là ngày mai. Ngày nào cũng như ngày nào. Bao nhiêu năm nay ở Phiềng La vẫn là thế. Là ốm đau thì đều nhờ vào tay ông Pảo. Ông Pảo là thầy cúng kiêm cả thầy thuốc. Ông là bộ óc của Phiềng La.
Miệng ông Pảo là miệng người già có thuốc. Năm qua trời ra tai. Suốt ba tháng mùa đông trời rét đậm rét hại. Sang xuân, tới hè, suốt sáu tháng liền không một hạt mưa. Mương máng khô rang. Nương đồi không còn một thứ cây nào mọc nổi. Ông Pảo bảo: Ông trời coi người như cỏ rác. Nhưng đất phải chịu ông thôi. Vậy là lại cúng gà cúng lợn. Vậy là khắp thôn chỗ nào cũng cắm cờ giấy trắng cầu xin. Và tất cả lại dắt díu nhau lên rừng, kiếm củ mài.
- Em Phin à. Nghỉ tay đi cho chị thay.
- Em chưa mệt mà.
Ngẩng dậy, Phin đưa tay quệt mồ hôi trán. Chị Liêu đưa cho Phin ống nước. Phin lắc đầu. Cái hố đã sâu đến ngực Phin. Lại đang gặp phải lớp đất gan gà. Lưỡi thuổng lao xuống, bật lên, ê cả tay. Nhưng Phin vẫn phải cố. Đất có chín tầng. Cái củ mài mày còn lẩn trốn ở tận đẩu tận đâu cũng phải tìm bằng được! Miếng ăn ở dưới đất, không đổ mồ hôi sao có được!
- Phin ơi!
- Chị Liêu, có chuyện gì thế?
- Em có nghe thấy tiếng con gì nó vừa kêu không?
Phin buông tay thuổng, thở dồn một hồi, nín lặng rồi tự dưng bíu vào bờ hố, leo lên. Chiều đang buông. Núi đồi xanh xao trơ trống. Vòm trời thấp tè, nặng như đá tảng. Tiếng con bìm bịp vừa rộ lên điểm nhịp. Kịp kịp kịp kịp... Thì vẫn là con bìm bịp có bộ lông đuôi dài lê thê, làm tổ ở các bụi giàng giàng, sắn dây quen thuộc. Thì vẫn là tiếng kêu nhịp đôi dồn dập như thường khi mà lúc này nghe sao thấy như than van rền rĩ. Và đất trời sao bỗng trở nên hoang vắng thế.
Hoang vắng quá! Hoang vắng cả trên cặp mắt hai mí, trên gương mặt tròn đẹp như mặt trăng rằm của chị Liêu. Chị Liêu hai mươi. Phin mười tám. Hai chị em là hai cái mặt trăng rằm ở Phiềng La. Bất giác, Phin đưa tay lên sờ mặt mình. Chẳng lẽ, hai con mắt Phin cũng bơ vơ và gương mặt Phin cũng xa vắng như mắt, như mặt chị Liêu. Như quang cảnh núi đồi quạnh quẽ xung quanh hai chị em ư?
Xung quanh hai chị em lúc này đang là mùa thu. Vạt cây bồ đề rụng lá, giương những cành trơ tua tủa trên nền trời. Phất phơ đây đó vài ba khóm cờ lau trắng bạc. Chân núi uốn lượn những đường nét phô ra, khép lại như họa tiết của một cây bút tài hoa nhưng mông quạnh, hắt hiu. Hắt hiu quá, buồn tẻ quá cả bóng hình cây sa mộc đơn côi nổi những mấu mắt xù xì khắc khổ bên bờ con suối cạn dòng.
- Kịp kịp... Kịp kịp...
Tiếng con bìm bịp nhịp đôi lại vừa rộ lên chìm nổi giữa khoảng đất trời trống không, trong cảm giác đơn côi đang tan hòa vào khung cảnh núi đồi quạnh hiu lúc chiều tà.
- Phin à. Phin có nhớ tết vừa rồi không?
- Chị Liêu!
Phin bỗng kêu to và giật tay chị gái. Mặt chị Liêu ngơ ngơ như đang trong cõi hoang mê. Sao bỗng dưng chị Liêu lại nói đến cái tết? Bất giác, Phin đưa mắt nhìn quanh rồi cũng giống như chị Liêu, sao tự dưng thấy trống trải quá.
Trời mùa thu sập tối rất nhanh. Hai chị em nhìn nhau, rồi không ai bảo ai, cả hai vội thu dọn cuốc thuổng, bỏ dây củ mài đó, vội vã trở về làng.
***
Chính là vào lúc vội vã thu dọn để trở về làng vì trời đã quá tối và cảm giác thức tỉnh xa lạ, hai chị em Liêu và Phin bỗng nhận ra có hai người đàn ông từ một búi lau gần đó đi ra.
Hai người đàn ông cùng trạc bốn mươi tuổi, đều cao lớn và giống nhau ở làn da mặt tối màu, mái tóc đen như quạ, vẻ dãi dầu từng trải thấm nhiễm trên cả làn vải xám của bộ áo quần dầy dặn, có rất nhiều túi to túi nhỏ. Khác nhau chăng là một người như đeo một bộ râu quai nón. Còn người kia thì bộ ria vểnh gia thêm một nét lãng tử trên khuôn mặt dài linh lợi.
Cùng đội mũ vải rộng vành, cùng đi ủng da màu đỏ gạch, mỗi người sau lưng đeo một chiếc ba lô to kềnh, trên vai lại còn một bao vải bạt nặng. Đến đúng cái hố củ mài của hai chị em Liêu, Phin, hai người liền dừng lại và tụt hai cái bao vải căng phồng trên vai xuống.
- Chào hai cô em.
Người râu quai nón nói. Người đeo bộ ria vểnh bỏ mũ quạt, nheo mắt:
- Chào hai bông hoa rừng.
Phin chống cái thuổng xuống đất. Chị Liêu kéo cái bao dao ra trước bụng.
- Thoong cân du tạn hờ ma?
Chị Liêu hất hàm. Phin cất tiếng dõng dạc:
- Hai người từ đâu đến? Các ông là ai?
Không ngờ, cả hai người đàn ông cùng toét miệng cười. Người ria vểnh dừng tay quạt, thở thào thào, chúm môi đầy vẻ tự tin:
- Chào thoong noọng! Chào hai em. Các anh là cán bộ địa chất.
- Địa chất?
- Ừ, cau là cán bộ địa chất? Có biết địa chất không? Đi tìm apatít, tìm sắt, tìm đồng ở dưới đất ấy mà.
- Mí chắc!
Chị Liêu lắc đầu. Người ria vểnh cầm mũ vải hất gió vào mặt, cười cười:
- Mí chắc là không biết. Đúng không?
Phin hạ giọng:
- Cũng biết nói tiếng Tày à. Thoong noọng là hai em. Cau là tôi đấy.
Người ria vểnh lại cười và nhìn cái ống nước trên vai Phin:
- Biết tí thôi! Có nước hay lẩu đấy?
- Nước thôi. Không phải lẩu, không phải rượu. Có uống không?
Người râu quai nón tiến lên một bước, chìa tay:
- Cám ơn. Kin lẩu thì còn gì bằng!
- Không phải kin lẩu. Kin lẩu là uống rượu.
Người ria vểnh nhe răng:
- Phải rồi! Đây là kin nặm!
- Ừ. Kin nặm! Biết tiếng
Tày đấy.
- Biết chứ. Người địa chất ở rừng núi, sống với bà con dân tộc, biết nhiều thứ tiếng đấy. Kin mí kin, nòn mì nòn, háy ca lăng! Ăn không ăn, ngủ không ngủ, khóc cái gì! Có phải phụ nữ Tày hay mắng con thế không? Đó, còn biết hát đám cưới Tày nữa cơ.
Cả bốn người cùng cất tiếng cười.
Xa cách đã được san lấp.
Người râu quai nón ngó xuống hố củ mài:
- Đào đất tìm cái gì đó, hai cô?
- Củ mài! Có biết củ mài không?
- Biết chứ! Củ mài để ghế cơm ăn phải không? Sâu nhỉ! Để các anh đào giúp một tay không lấy công nhé!
Người ria vểnh sốt sắng. Phin lắc đầu, hồn hậu:
- Không đào nữa. Sắp tối rồi. Các anh có về làng cùng không?
Người râu quai nón xốc cái bao vải bạt lên vai, thở đánh phào:
- Quý hóa quá! Được quý nhân phù trợ rồi. Không thì đêm nay các anh ngủ rừng mất. Về làng đi. Còn xa không, hai em?
***
Đường là đường mòn. Lại gập ghềnh rắn lượn. Có chỗ đặt bàn chân trước rồi lại phải nhìn trước nhìn sau tìm chỗ để nhấc bàn chân sau. Ngựa đi còn không nổi. Nơi này được gọi là vùng sâu vùng xa Phiềng La. Muốn lên vùng sâu vùng xa này, từ huyện lỵ, từ tỉnh lộ số 34, phải đi bộ hai ngày đường. Phải lội qua mười con suối lớn. Phải leo qua mười ngọn núi cao.
Vùng sâu vùng xa này là cái ngõ hẻm bị lãng quên, là cái hạt bị con chim tha đánh rơi xuống đất rồi cái hạt tự nẩy mầm mọc thành cây. Báo chí, không. Thông tin, không. Điện đài, không. Thời gian ở đây mang tính ảo, là sự thoáng qua của những kỳ hóa thân mỗi đời người và chẳng có gì để nói với thời gian cả, nên con người ở đây vô tư trong lành như nước suối nơi đầu nguồn. Ở đây, cửa không có khóa đồng khóa sắt. Ở đây, cánh cửa không có then cài. Ở đây, không có trộm cắp, không có lừa đảo. Ở đây, con người chưa vong thân, xa lạ với dối trá, điêu toa. Ở đây, con người tự làm ra cái ăn cái mặc và quyết định tự chế tạo luôn ra con người mình. Con người ở đây là chính mình chứ không phải người khác. Nhưng chính vì là mình nên con người ở đây nhận ra sự đơn côi trong địa vực bị chia cắt hiu quạnh đến triệt để và do vậy luôn luôn nuôi dưỡng xu thế hướng ngoại, tức khát thèm đi tìm kiếm mối giao lưu với người khác ngoài mình. Thành ra người ở đây rất quý chuộng người từ nơi khác đến.
Hai người đàn ông đi rừng được Phin và Liêu đưa về nhà, do vậy dĩ nhiên là được bố đẻ của hai chị em đón tiếp thật thân tình. Và tất nhiên là ông Pảo bậc đại trí đại minh được mời đến. Ông Pảo đến lúc bữa ăn mới bắt đầu. Một bữa ăn thật lạ. Vì tất cả là từ cái túi đeo bên sườn của hai người đàn ông nọ lấy ra. Một cái bánh mì gối cắt thành lát cùng những khoanh giò, thỏi xúc xích và những quả dưa chuột muối chua. Lại có cả chai rượu Tây nút sắt. Toàn những thứ ông Pảo chưa thấy, chưa được ăn qua bao giờ. Và không hiểu có phải cũng là vì thế mà ông Pảo hào hứng hơn bao giờ. Nhìn hai người khách từ phương xa tới, ông Pảo nghĩ rằng đang ở trong một bữa tiệc đám cưới và thế là bậc tổ phụ thông thái và cát tường liền cất tiếng hát:
Ơ này hai người khách lạ đường xa nghe ta hỏi nhé
Gốc rượu ở đâu đến
Men rượu ở đâu ra.
Rồi ông cười ngất khi nghe người ria vểnh hát đối đáp bằng tiếng Tày thật trơn tru. Hát rằng:
Kính thưa các ẹ, các pò, các y, các noọng
Gốc rượu ở nước Thái và các xứ khác
Men rượu ở mãi đất nước Nùng
Đời xưa vua Thần nông truyền lệnh
Phải tìm được thứ men có mùi hoa mộc
Có mùi hoa hồi hoa sói...
Tới đây thì chủ khách đã chẳng còn phân ngôi. Cuộc vui cứ thế nối tiếp cho đến khi kết thúc bữa ăn, hai người khách đứng dậy, người ria vểnh móc từ trong ba lô ra một xấp tiền toàn giấy bạc mệnh giá 20.000 đồng mới cứng, đoạn vòng tay, nhìn chị em Phin, Liêu, nhìn ông Pảo, nói rất ngọt ngào:
- Anh em chúng tôi vô cùng biết ơn sự đón tiếp thịnh tình của bà con. Công việc thăm dò apatít vùng này đã xong, giờ chúng tôi đem tài liệu về xuôi để làm nốt. Không biết nói gì hơn, gọi là chút lòng chân thành...
- A lúi!
Không để người nọ nói hết, Phin đã đứng dậy kêu to. Người nọ cười cười:
- Đây là lòng cám ơn chân thành, thoong noọng thay mặt bà con nhận đi, cho các anh vui.
- Không dám lấy tiền đâu! Lòng tốt chỉ đổi lấy lòng tốt thôi.
Phin xua xua tay, lui ra xa. Lửa bếp bùng lên một ngọn xanh lơ. Người ria vểnh nhìn quanh, thấy ông Pảo và các pò đều lắc lắc đầu, liền tiến đến đặt xấp tiền lên rìa ngai thờ gắn ở vách nhà, hạ giọng:
- Mong các ẹ, các pò, các y, các noọng thông cảm. Đây là tấm lòng của chúng tôi.
Người râu quai nón từ nãy vẫn xòe hai bàn tay dày nặng trên ngọn lửa bếp, lúc này liền đứng dậy cùng người ria vểnh nhìn ông Pảo:
- Sống ở đời, người này phải dựa cậy vào người kia. Chúng tôi còn cần nhiều sự giúp đỡ của bà con đấy, cụ ạ.
Ông Pảo gật gật đầu, hất hất bàn tay.
- Ây dà, sao lại đứng thừng lững cả thế! Ngồi xuống đi. Gì chứ giúp đỡ người địa chất làm việc nhà nước thì núi cao, suối sâu chúng tôi cũng không nề hà đâu.
Người ria vểnh nuốt nước bọt:
- Nhưng mà bà con không nhận tiền chúng tôi biếu tặng thì chúng tôi không dám nhờ vả đâu.
- Ây dà! Gà mái ấp lấy con mình. Con tim mở cho đồng loại thôi mà! Sao lại người đưa chai rượu, kẻ trả chân giò thế!
- Không phải là đầu môi chót lưỡi đâu. Vì thật tình thấy hai em gái xinh tươi, thấy bà con chân tình tiếp đón, chúng tôi rất cảm động.
Người râu quai nón nói, ông Pảo xua tay:
- Thôi, chuyện gì đã qua thì như nước suối cho chảy qua đi. Bây giờ hai cán bộ địa chất còn cần chúng tôi giúp đỡ những gì nữa nào?
Im lặng như bất chợt. Người râu quai nón đánh tia mắt lầm lì ranh mãnh về phía người ria vểnh, vẻ thận trọng và khôn ngoan. Rồi tặc tặc lưỡi, ề à:
- Quả thật, nói ra thì rất ngượng mồm. Vì chúng tôi, hai người trai tráng khỏe mạnh thế này, chẳng lẽ lại cứ đi nhờ cậy mãi bà con.
Ông Pảo chống tay đứng dậy, sảng khoái:
- Ôi dà, vòng vo quanh núi làm gì nữa. Nói thế là chúng tôi hiểu đến chín phần rồi. Từ đây ra đường tỉnh lộ, hai ngày đường lại toàn đường hươu nai cầy cáo đi được thôi. Mà hai cán bộ mang vác từng ấy thứ đồ đoàn thì đi sao nổi. Có đúng không?
***
Sáng tinh mơ hôm sau, bỏ việc đuổi theo dây củ mài đào dở hôm qua, Phin và Liêu vui vẻ lên đường, theo hai người đàn ông xưng danh là cán bộ địa chất, vừa là dẫn đường vừa là mang vác giúp. Hai chị em vừa là hai cá thể vừa là đại diện cho tấm lòng bà con ba chục gia đình người Tày ở Phiềng La hẻo lánh, những con người thấu hiểu đến tận cùng nỗi cô đơn vì bị chia cách, luôn sống trong nỗi luyến nhớ và khát khao được chia sẻ với người khác.
Hai chị em Phin và Liêu đi hết ngày đầu tiên. Ở nhà, bố đẻ hai chị em nói: Tối nay chắc cả đoàn ngủ lại ở Bản Qua. Bản Qua có người họ Nông, chắc là tìm được nơi ăn nghỉ. Ngày thứ hai qua, ở nhà, ông Pảo nói: Chắc là đoàn sẽ tá túc ở bản Na Lin. Ở đấy có ông trưởng bản họ Vi, người rất tốt bụng.
Hai chị em Phin và Liêu đi cùng hai người đàn ông được một ngày, người Phiềng La đếm một ngày. Được hai ngày, đếm hai ngày. Tới ngày thứ tư, thì cả bản bắt đầu đợi chờ.
Nhưng đêm thứ tư qua đi, bố Phìn và Liêu mang bộ mặt lo âu sang nhà ông Pảo. Ông Pảo nói: Tôi cũng đang thấy nóng lòng đây. Nhưng thôi cứ chờ. Chờ! Ừ, thì còn biết làm gì hơn là chờ. Chờ! Chờ! Chờ!
Năm ngày qua. Bảy ngày qua. Rồi mười ngày qua. Đã tới lúc lòng bố hai chị em Phìn và Liêu như có lửa cháy. Đã tới lúc ông Pảo vò đầu bứt tóc, luôn miệng kêu than: “Thế là thế nào?”. Rồi giết con gà, lấy đôi chân nó ra bói. Và tới ngày thứ mười thì may mắn. Trời, Phật còn rủ lòng thương, có người đi lên núi đào củ mài, từ trên cao đã nhìn thấy bóng hai chị em Phin và Liêu nhỏ như hai cái chấm màu chàm từ xa. Và mọi người trong bản lập tức cùng chạy tới, vây quanh.
Hai chị em Liêu và Phin đã trở về sau hơn mười ngày xa vắng.
Cả hai mặt mày nhợt nhạt, thất sắc vì mệt nhọc, và hình như còn buồn bã, vì thất vọng, vì xấu hổ.
Bố Phìn và Liêu mặt tái xanh, nhìn hai con, xót xa và run rẩy:
- Hai người đàn ông có xúc phạm các con không?
Thấy cả hai đều lắc đầu, pò liền nắm vai chị Liêu, lắc mạnh, hai con mắt lác xệch hai nơi:
- Nói bằng thật đi các con!
Chị Liêu sụt sịt:
- Con nói thật đấy. Hai người ấy còn đưa chúng con đi chợ huyện. Họ mua cho con và em Phin áo lông, giày vải đế cao để mặc tết!
- Thế áo ấy, giày ấy đâu cả rồi!
Tới đây thì không nhịn được nữa, Phin níu tay cha, khóc òa:
- Chúng con bị lừa rồi. Chúng con vứt xuống suối tất cả rồi. Trong những cái bao vải bạt và ba lô của họ toàn tờ giấy bạc giả. Các chú công an đã bắt họ, nhưng thả chúng con. Các chú nói, chúng con không có tội.
Trời! Ông Pảo ôm đầu, loạng choạng. Nào ai có thể ngờ. Người được dân Phiềng La mở rộng con tim yêu thương lại hóa ra là kẻ lừa đảo. Danh xưng hóa ra một trò bịp bợm, một cái cạm bẫy. Lòng tốt đã bị phản bội. Sự vô tư thuần khiết đã không được bảo toàn. Và chao ôi, như thế cũng tức là niềm tin tưởng đã đồng nghĩa với sự nhẹ dạ cả tin, dại khờ.
Người khóc vì xót đau là Phin. Nắm tay bậc đại trí đại minh, rưng rưng Phin nói trong tiếng khóc:
- Bác Pảo ơi! Chúng con chỉ bị các chú công an giữ lại để làm chứng thôi. Chúng con được các chú tha tội. Các chú bảo, cái giá của sự sống là kinh nghiệm từng trải với sự thật. Sự trong sáng của các em là nơi đầu nguồn của nhân cách, đừng nên vì sự lợi dụng của kẻ xấu mà tủi hổ.
Không! Phin, chẳng ai giải tỏa được cơn nhiễu tâm của tất cả mọi người, của bậc đại trí đại minh! Ông Pảo ôm mặt, mếu máo: “Hầy! Kỳ đã chết giả mà ta tưởng nó chết thật. Thật là chưa quên cái dại đã già mất rồi. Nhưng mà các con các cháu hãy nhớ làm lòng đi, đừng để cái chất phác hóa thành khù khờ, dại dột để mọi người cười chê. Lòng tốt không được đánh đồng với sự khờ khạo, xuẩn ngốc, các con cháu à!”.
Truyện ngắn của Ma Văn Kháng
Ông Pảo nói, ai mà không tin! Ông Pảo là bậc đại trí, đại minh ở Phiềng La này. Phiềng La ở cao lưng trời, nơi đất không ba thước bằng, năm không ba ngày nắng. Phiềng La ba chục nóc nhà dân Tày họ Nông là đám cư dân chưa đăng ký tạm trú. Hôm qua là hôm nay. Hôm nay cũng là ngày mai. Ngày nào cũng như ngày nào. Bao nhiêu năm nay ở Phiềng La vẫn là thế. Là ốm đau thì đều nhờ vào tay ông Pảo. Ông Pảo là thầy cúng kiêm cả thầy thuốc. Ông là bộ óc của Phiềng La.
Miệng ông Pảo là miệng người già có thuốc. Năm qua trời ra tai. Suốt ba tháng mùa đông trời rét đậm rét hại. Sang xuân, tới hè, suốt sáu tháng liền không một hạt mưa. Mương máng khô rang. Nương đồi không còn một thứ cây nào mọc nổi. Ông Pảo bảo: Ông trời coi người như cỏ rác. Nhưng đất phải chịu ông thôi. Vậy là lại cúng gà cúng lợn. Vậy là khắp thôn chỗ nào cũng cắm cờ giấy trắng cầu xin. Và tất cả lại dắt díu nhau lên rừng, kiếm củ mài.
- Em Phin à. Nghỉ tay đi cho chị thay.
- Em chưa mệt mà.
Ngẩng dậy, Phin đưa tay quệt mồ hôi trán. Chị Liêu đưa cho Phin ống nước. Phin lắc đầu. Cái hố đã sâu đến ngực Phin. Lại đang gặp phải lớp đất gan gà. Lưỡi thuổng lao xuống, bật lên, ê cả tay. Nhưng Phin vẫn phải cố. Đất có chín tầng. Cái củ mài mày còn lẩn trốn ở tận đẩu tận đâu cũng phải tìm bằng được! Miếng ăn ở dưới đất, không đổ mồ hôi sao có được!
- Phin ơi!
- Chị Liêu, có chuyện gì thế?
- Em có nghe thấy tiếng con gì nó vừa kêu không?
Phin buông tay thuổng, thở dồn một hồi, nín lặng rồi tự dưng bíu vào bờ hố, leo lên. Chiều đang buông. Núi đồi xanh xao trơ trống. Vòm trời thấp tè, nặng như đá tảng. Tiếng con bìm bịp vừa rộ lên điểm nhịp. Kịp kịp kịp kịp... Thì vẫn là con bìm bịp có bộ lông đuôi dài lê thê, làm tổ ở các bụi giàng giàng, sắn dây quen thuộc. Thì vẫn là tiếng kêu nhịp đôi dồn dập như thường khi mà lúc này nghe sao thấy như than van rền rĩ. Và đất trời sao bỗng trở nên hoang vắng thế.
Hoang vắng quá! Hoang vắng cả trên cặp mắt hai mí, trên gương mặt tròn đẹp như mặt trăng rằm của chị Liêu. Chị Liêu hai mươi. Phin mười tám. Hai chị em là hai cái mặt trăng rằm ở Phiềng La. Bất giác, Phin đưa tay lên sờ mặt mình. Chẳng lẽ, hai con mắt Phin cũng bơ vơ và gương mặt Phin cũng xa vắng như mắt, như mặt chị Liêu. Như quang cảnh núi đồi quạnh quẽ xung quanh hai chị em ư?
Xung quanh hai chị em lúc này đang là mùa thu. Vạt cây bồ đề rụng lá, giương những cành trơ tua tủa trên nền trời. Phất phơ đây đó vài ba khóm cờ lau trắng bạc. Chân núi uốn lượn những đường nét phô ra, khép lại như họa tiết của một cây bút tài hoa nhưng mông quạnh, hắt hiu. Hắt hiu quá, buồn tẻ quá cả bóng hình cây sa mộc đơn côi nổi những mấu mắt xù xì khắc khổ bên bờ con suối cạn dòng.
- Kịp kịp... Kịp kịp...
Tiếng con bìm bịp nhịp đôi lại vừa rộ lên chìm nổi giữa khoảng đất trời trống không, trong cảm giác đơn côi đang tan hòa vào khung cảnh núi đồi quạnh hiu lúc chiều tà.
- Phin à. Phin có nhớ tết vừa rồi không?
- Chị Liêu!
Phin bỗng kêu to và giật tay chị gái. Mặt chị Liêu ngơ ngơ như đang trong cõi hoang mê. Sao bỗng dưng chị Liêu lại nói đến cái tết? Bất giác, Phin đưa mắt nhìn quanh rồi cũng giống như chị Liêu, sao tự dưng thấy trống trải quá.
Trời mùa thu sập tối rất nhanh. Hai chị em nhìn nhau, rồi không ai bảo ai, cả hai vội thu dọn cuốc thuổng, bỏ dây củ mài đó, vội vã trở về làng.
***
Chính là vào lúc vội vã thu dọn để trở về làng vì trời đã quá tối và cảm giác thức tỉnh xa lạ, hai chị em Liêu và Phin bỗng nhận ra có hai người đàn ông từ một búi lau gần đó đi ra.
Hai người đàn ông cùng trạc bốn mươi tuổi, đều cao lớn và giống nhau ở làn da mặt tối màu, mái tóc đen như quạ, vẻ dãi dầu từng trải thấm nhiễm trên cả làn vải xám của bộ áo quần dầy dặn, có rất nhiều túi to túi nhỏ. Khác nhau chăng là một người như đeo một bộ râu quai nón. Còn người kia thì bộ ria vểnh gia thêm một nét lãng tử trên khuôn mặt dài linh lợi.
Cùng đội mũ vải rộng vành, cùng đi ủng da màu đỏ gạch, mỗi người sau lưng đeo một chiếc ba lô to kềnh, trên vai lại còn một bao vải bạt nặng. Đến đúng cái hố củ mài của hai chị em Liêu, Phin, hai người liền dừng lại và tụt hai cái bao vải căng phồng trên vai xuống.
- Chào hai cô em.
Người râu quai nón nói. Người đeo bộ ria vểnh bỏ mũ quạt, nheo mắt:
- Chào hai bông hoa rừng.
Phin chống cái thuổng xuống đất. Chị Liêu kéo cái bao dao ra trước bụng.
- Thoong cân du tạn hờ ma?
Chị Liêu hất hàm. Phin cất tiếng dõng dạc:
- Hai người từ đâu đến? Các ông là ai?
Không ngờ, cả hai người đàn ông cùng toét miệng cười. Người ria vểnh dừng tay quạt, thở thào thào, chúm môi đầy vẻ tự tin:
- Chào thoong noọng! Chào hai em. Các anh là cán bộ địa chất.
- Địa chất?
- Ừ, cau là cán bộ địa chất? Có biết địa chất không? Đi tìm apatít, tìm sắt, tìm đồng ở dưới đất ấy mà.
- Mí chắc!
Chị Liêu lắc đầu. Người ria vểnh cầm mũ vải hất gió vào mặt, cười cười:
- Mí chắc là không biết. Đúng không?
Phin hạ giọng:
- Cũng biết nói tiếng Tày à. Thoong noọng là hai em. Cau là tôi đấy.
Người ria vểnh lại cười và nhìn cái ống nước trên vai Phin:
- Biết tí thôi! Có nước hay lẩu đấy?
- Nước thôi. Không phải lẩu, không phải rượu. Có uống không?
Người râu quai nón tiến lên một bước, chìa tay:
- Cám ơn. Kin lẩu thì còn gì bằng!
- Không phải kin lẩu. Kin lẩu là uống rượu.
Người ria vểnh nhe răng:
- Phải rồi! Đây là kin nặm!
- Ừ. Kin nặm! Biết tiếng
Tày đấy.
- Biết chứ. Người địa chất ở rừng núi, sống với bà con dân tộc, biết nhiều thứ tiếng đấy. Kin mí kin, nòn mì nòn, háy ca lăng! Ăn không ăn, ngủ không ngủ, khóc cái gì! Có phải phụ nữ Tày hay mắng con thế không? Đó, còn biết hát đám cưới Tày nữa cơ.
Cả bốn người cùng cất tiếng cười.
Xa cách đã được san lấp.
Người râu quai nón ngó xuống hố củ mài:
- Đào đất tìm cái gì đó, hai cô?
- Củ mài! Có biết củ mài không?
- Biết chứ! Củ mài để ghế cơm ăn phải không? Sâu nhỉ! Để các anh đào giúp một tay không lấy công nhé!
Người ria vểnh sốt sắng. Phin lắc đầu, hồn hậu:
- Không đào nữa. Sắp tối rồi. Các anh có về làng cùng không?
Người râu quai nón xốc cái bao vải bạt lên vai, thở đánh phào:
- Quý hóa quá! Được quý nhân phù trợ rồi. Không thì đêm nay các anh ngủ rừng mất. Về làng đi. Còn xa không, hai em?
***
Đường là đường mòn. Lại gập ghềnh rắn lượn. Có chỗ đặt bàn chân trước rồi lại phải nhìn trước nhìn sau tìm chỗ để nhấc bàn chân sau. Ngựa đi còn không nổi. Nơi này được gọi là vùng sâu vùng xa Phiềng La. Muốn lên vùng sâu vùng xa này, từ huyện lỵ, từ tỉnh lộ số 34, phải đi bộ hai ngày đường. Phải lội qua mười con suối lớn. Phải leo qua mười ngọn núi cao.
Vùng sâu vùng xa này là cái ngõ hẻm bị lãng quên, là cái hạt bị con chim tha đánh rơi xuống đất rồi cái hạt tự nẩy mầm mọc thành cây. Báo chí, không. Thông tin, không. Điện đài, không. Thời gian ở đây mang tính ảo, là sự thoáng qua của những kỳ hóa thân mỗi đời người và chẳng có gì để nói với thời gian cả, nên con người ở đây vô tư trong lành như nước suối nơi đầu nguồn. Ở đây, cửa không có khóa đồng khóa sắt. Ở đây, cánh cửa không có then cài. Ở đây, không có trộm cắp, không có lừa đảo. Ở đây, con người chưa vong thân, xa lạ với dối trá, điêu toa. Ở đây, con người tự làm ra cái ăn cái mặc và quyết định tự chế tạo luôn ra con người mình. Con người ở đây là chính mình chứ không phải người khác. Nhưng chính vì là mình nên con người ở đây nhận ra sự đơn côi trong địa vực bị chia cắt hiu quạnh đến triệt để và do vậy luôn luôn nuôi dưỡng xu thế hướng ngoại, tức khát thèm đi tìm kiếm mối giao lưu với người khác ngoài mình. Thành ra người ở đây rất quý chuộng người từ nơi khác đến.
Hai người đàn ông đi rừng được Phin và Liêu đưa về nhà, do vậy dĩ nhiên là được bố đẻ của hai chị em đón tiếp thật thân tình. Và tất nhiên là ông Pảo bậc đại trí đại minh được mời đến. Ông Pảo đến lúc bữa ăn mới bắt đầu. Một bữa ăn thật lạ. Vì tất cả là từ cái túi đeo bên sườn của hai người đàn ông nọ lấy ra. Một cái bánh mì gối cắt thành lát cùng những khoanh giò, thỏi xúc xích và những quả dưa chuột muối chua. Lại có cả chai rượu Tây nút sắt. Toàn những thứ ông Pảo chưa thấy, chưa được ăn qua bao giờ. Và không hiểu có phải cũng là vì thế mà ông Pảo hào hứng hơn bao giờ. Nhìn hai người khách từ phương xa tới, ông Pảo nghĩ rằng đang ở trong một bữa tiệc đám cưới và thế là bậc tổ phụ thông thái và cát tường liền cất tiếng hát:
Ơ này hai người khách lạ đường xa nghe ta hỏi nhé
Gốc rượu ở đâu đến
Men rượu ở đâu ra.
Rồi ông cười ngất khi nghe người ria vểnh hát đối đáp bằng tiếng Tày thật trơn tru. Hát rằng:
Kính thưa các ẹ, các pò, các y, các noọng
Gốc rượu ở nước Thái và các xứ khác
Men rượu ở mãi đất nước Nùng
Đời xưa vua Thần nông truyền lệnh
Phải tìm được thứ men có mùi hoa mộc
Có mùi hoa hồi hoa sói...
Tới đây thì chủ khách đã chẳng còn phân ngôi. Cuộc vui cứ thế nối tiếp cho đến khi kết thúc bữa ăn, hai người khách đứng dậy, người ria vểnh móc từ trong ba lô ra một xấp tiền toàn giấy bạc mệnh giá 20.000 đồng mới cứng, đoạn vòng tay, nhìn chị em Phin, Liêu, nhìn ông Pảo, nói rất ngọt ngào:
- Anh em chúng tôi vô cùng biết ơn sự đón tiếp thịnh tình của bà con. Công việc thăm dò apatít vùng này đã xong, giờ chúng tôi đem tài liệu về xuôi để làm nốt. Không biết nói gì hơn, gọi là chút lòng chân thành...
- A lúi!
Không để người nọ nói hết, Phin đã đứng dậy kêu to. Người nọ cười cười:
- Đây là lòng cám ơn chân thành, thoong noọng thay mặt bà con nhận đi, cho các anh vui.
- Không dám lấy tiền đâu! Lòng tốt chỉ đổi lấy lòng tốt thôi.
Phin xua xua tay, lui ra xa. Lửa bếp bùng lên một ngọn xanh lơ. Người ria vểnh nhìn quanh, thấy ông Pảo và các pò đều lắc lắc đầu, liền tiến đến đặt xấp tiền lên rìa ngai thờ gắn ở vách nhà, hạ giọng:
- Mong các ẹ, các pò, các y, các noọng thông cảm. Đây là tấm lòng của chúng tôi.
Người râu quai nón từ nãy vẫn xòe hai bàn tay dày nặng trên ngọn lửa bếp, lúc này liền đứng dậy cùng người ria vểnh nhìn ông Pảo:
- Sống ở đời, người này phải dựa cậy vào người kia. Chúng tôi còn cần nhiều sự giúp đỡ của bà con đấy, cụ ạ.
Ông Pảo gật gật đầu, hất hất bàn tay.
- Ây dà, sao lại đứng thừng lững cả thế! Ngồi xuống đi. Gì chứ giúp đỡ người địa chất làm việc nhà nước thì núi cao, suối sâu chúng tôi cũng không nề hà đâu.
Người ria vểnh nuốt nước bọt:
- Nhưng mà bà con không nhận tiền chúng tôi biếu tặng thì chúng tôi không dám nhờ vả đâu.
- Ây dà! Gà mái ấp lấy con mình. Con tim mở cho đồng loại thôi mà! Sao lại người đưa chai rượu, kẻ trả chân giò thế!
- Không phải là đầu môi chót lưỡi đâu. Vì thật tình thấy hai em gái xinh tươi, thấy bà con chân tình tiếp đón, chúng tôi rất cảm động.
Người râu quai nón nói, ông Pảo xua tay:
- Thôi, chuyện gì đã qua thì như nước suối cho chảy qua đi. Bây giờ hai cán bộ địa chất còn cần chúng tôi giúp đỡ những gì nữa nào?
Im lặng như bất chợt. Người râu quai nón đánh tia mắt lầm lì ranh mãnh về phía người ria vểnh, vẻ thận trọng và khôn ngoan. Rồi tặc tặc lưỡi, ề à:
- Quả thật, nói ra thì rất ngượng mồm. Vì chúng tôi, hai người trai tráng khỏe mạnh thế này, chẳng lẽ lại cứ đi nhờ cậy mãi bà con.
Ông Pảo chống tay đứng dậy, sảng khoái:
- Ôi dà, vòng vo quanh núi làm gì nữa. Nói thế là chúng tôi hiểu đến chín phần rồi. Từ đây ra đường tỉnh lộ, hai ngày đường lại toàn đường hươu nai cầy cáo đi được thôi. Mà hai cán bộ mang vác từng ấy thứ đồ đoàn thì đi sao nổi. Có đúng không?
***
Sáng tinh mơ hôm sau, bỏ việc đuổi theo dây củ mài đào dở hôm qua, Phin và Liêu vui vẻ lên đường, theo hai người đàn ông xưng danh là cán bộ địa chất, vừa là dẫn đường vừa là mang vác giúp. Hai chị em vừa là hai cá thể vừa là đại diện cho tấm lòng bà con ba chục gia đình người Tày ở Phiềng La hẻo lánh, những con người thấu hiểu đến tận cùng nỗi cô đơn vì bị chia cách, luôn sống trong nỗi luyến nhớ và khát khao được chia sẻ với người khác.
Hai chị em Phin và Liêu đi hết ngày đầu tiên. Ở nhà, bố đẻ hai chị em nói: Tối nay chắc cả đoàn ngủ lại ở Bản Qua. Bản Qua có người họ Nông, chắc là tìm được nơi ăn nghỉ. Ngày thứ hai qua, ở nhà, ông Pảo nói: Chắc là đoàn sẽ tá túc ở bản Na Lin. Ở đấy có ông trưởng bản họ Vi, người rất tốt bụng.
Hai chị em Phin và Liêu đi cùng hai người đàn ông được một ngày, người Phiềng La đếm một ngày. Được hai ngày, đếm hai ngày. Tới ngày thứ tư, thì cả bản bắt đầu đợi chờ.
Nhưng đêm thứ tư qua đi, bố Phìn và Liêu mang bộ mặt lo âu sang nhà ông Pảo. Ông Pảo nói: Tôi cũng đang thấy nóng lòng đây. Nhưng thôi cứ chờ. Chờ! Ừ, thì còn biết làm gì hơn là chờ. Chờ! Chờ! Chờ!
Năm ngày qua. Bảy ngày qua. Rồi mười ngày qua. Đã tới lúc lòng bố hai chị em Phìn và Liêu như có lửa cháy. Đã tới lúc ông Pảo vò đầu bứt tóc, luôn miệng kêu than: “Thế là thế nào?”. Rồi giết con gà, lấy đôi chân nó ra bói. Và tới ngày thứ mười thì may mắn. Trời, Phật còn rủ lòng thương, có người đi lên núi đào củ mài, từ trên cao đã nhìn thấy bóng hai chị em Phin và Liêu nhỏ như hai cái chấm màu chàm từ xa. Và mọi người trong bản lập tức cùng chạy tới, vây quanh.
Hai chị em Liêu và Phin đã trở về sau hơn mười ngày xa vắng.
Cả hai mặt mày nhợt nhạt, thất sắc vì mệt nhọc, và hình như còn buồn bã, vì thất vọng, vì xấu hổ.
Bố Phìn và Liêu mặt tái xanh, nhìn hai con, xót xa và run rẩy:
- Hai người đàn ông có xúc phạm các con không?
Thấy cả hai đều lắc đầu, pò liền nắm vai chị Liêu, lắc mạnh, hai con mắt lác xệch hai nơi:
- Nói bằng thật đi các con!
Chị Liêu sụt sịt:
- Con nói thật đấy. Hai người ấy còn đưa chúng con đi chợ huyện. Họ mua cho con và em Phin áo lông, giày vải đế cao để mặc tết!
- Thế áo ấy, giày ấy đâu cả rồi!
Tới đây thì không nhịn được nữa, Phin níu tay cha, khóc òa:
- Chúng con bị lừa rồi. Chúng con vứt xuống suối tất cả rồi. Trong những cái bao vải bạt và ba lô của họ toàn tờ giấy bạc giả. Các chú công an đã bắt họ, nhưng thả chúng con. Các chú nói, chúng con không có tội.
Trời! Ông Pảo ôm đầu, loạng choạng. Nào ai có thể ngờ. Người được dân Phiềng La mở rộng con tim yêu thương lại hóa ra là kẻ lừa đảo. Danh xưng hóa ra một trò bịp bợm, một cái cạm bẫy. Lòng tốt đã bị phản bội. Sự vô tư thuần khiết đã không được bảo toàn. Và chao ôi, như thế cũng tức là niềm tin tưởng đã đồng nghĩa với sự nhẹ dạ cả tin, dại khờ.
Người khóc vì xót đau là Phin. Nắm tay bậc đại trí đại minh, rưng rưng Phin nói trong tiếng khóc:
- Bác Pảo ơi! Chúng con chỉ bị các chú công an giữ lại để làm chứng thôi. Chúng con được các chú tha tội. Các chú bảo, cái giá của sự sống là kinh nghiệm từng trải với sự thật. Sự trong sáng của các em là nơi đầu nguồn của nhân cách, đừng nên vì sự lợi dụng của kẻ xấu mà tủi hổ.
Không! Phin, chẳng ai giải tỏa được cơn nhiễu tâm của tất cả mọi người, của bậc đại trí đại minh! Ông Pảo ôm mặt, mếu máo: “Hầy! Kỳ đã chết giả mà ta tưởng nó chết thật. Thật là chưa quên cái dại đã già mất rồi. Nhưng mà các con các cháu hãy nhớ làm lòng đi, đừng để cái chất phác hóa thành khù khờ, dại dột để mọi người cười chê. Lòng tốt không được đánh đồng với sự khờ khạo, xuẩn ngốc, các con cháu à!”.
Truyện ngắn của Ma Văn Kháng
Tôi thích đọc . I love to read: Củ mài là gì ?
toithichdoc.blogspot.com/2013/11/cu-mai-la-gi.html23-11-2013 - Bộ trưởng Vinh nói tới củ mài, mình nghĩ đó là vì trước khi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng là lãnh đạo ở Lào Cai, một trong những tỉnh ...Tôi thích đọc . I love to read: Sự tích củ mài
toithichdoc.blogspot.com/2013/11/su-tich-cu-mai.html23-11-2013 - Đó là củ mài. Người ta nói rằng vợ chồng nghèo khổ ấy đã hoá ra củ màiđề cứu những con người cùng cảnh ngộ như mình. Còn lũ con của ...Tôi thích đọc . I love to read: Kinh tế củ mài ăn xuông
toithichdoc.blogspot.com/2013/11/kinh-te-cu-mai-xuong.html23-11-2013 - Nhiều thứ lộn xộn, mệt mỏi lắm, nên tôi nói với các đồng chí là nếu chúng ta không đổi mới thì chúng sẽ chết thôi, chúng ta sẽ củ mài ăn xuông ...Xót xa xem đồng bào mình sống nhờ củ mài - Tôi thích đọc - Blogger
toithichdoc.blogspot.com/.../xot-xa-xem-ong-bao-minh-song-nho-cu-ma...25-04-2013 - Ban ngày họ đào củ nâu, củ mài, hái quả ăn, tối tìm hang đá hay túp lều trú ngụ ... Không có cơm ăn, trẻ em phải lên rừng đào củ mài về.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét